Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Tờ Thương báo, nhật báo Hong Kong, mới đây có bài viết nhận định bất luận ứng viên Joe Biden hay Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khóa tới, thì việc Mỹ kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc đã là nhận thức chung giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh đã chủ động thúc đẩy mạnh số hóa đồng nhân dân tệ, phản kích lại sự bá quyền của đồng USD, coi trọng phát triển “nội tuần hoàn”, cũng như kết giao quốc tế rộng rãi, hình thành “tuần hoàn kép”, để “miễn nhiễm” với vòng ảnh hưởng của tình hình bầu cử Mỹ.
* Cứng rắn với Trung Quốc là hằng số
Nếu cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 khiến Tổng thống Trump “hạ đài” và rút khỏi chiếc ghế Tổng thống hiện nay, liệu điều đó có có lợi cho Bắc Kinh hay không? Trong bối cảnh tình hình bầu cử Mỹ hiện nay thay đổi, mối quan hệ Mỹ-Trung đang ở vào thời điểm nhạy cảm nhất. Nếu ông Trump phải rời Nhà Trắng, liệu ông Biden có trở lại quỹ đạo ngoại giao đúng đắn, khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc và thoát ra khỏi sóng gió hiện nay hay không?
Trên thực tế, việc Mỹ ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc đã trở thành nhận thức chung của lưỡng đảng Mỹ. Đảng Dân chủ từ trước đến nay có cảm giác đạo đức mạnh mẽ, màu sắc ý thức hệ rất nặng nề, một khi giành lại được quyền lực thì rất có thể sẽ không ngần ngại tham chiến ở bên ngoài. Nếu như đảng Dân chủ chủ đạo chính sách ngoại giao với Trung Quốc, có lẽ sẽ mang lại cho Bắc Kinh một sức ép mới cực lớn.
Nước Mỹ trong gần hai thập kỷ qua đã làm xói mòn sức mạnh mềm lớn nhất của chính mình. Sức mạnh mềm này bao gồm việc quản lý có trật tự ở trong nước và cách ứng xử nhìn chung có trách nhiệm ở nước ngoài. Một loạt vấn đề đã làm suy giảm uy tín của Mỹ như chiến tranh Iraq, sự quản lý yếu kém của nền kinh tế trong nước, khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc rút khỏi các hiệp định quốc tế mà Washington đã từng khuyến khích và ký kết. Trong khi đó, chính sách “Nước Mỹ trước tiên” được Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy là một học thuyết không thu hút được bất kỳ ai ngoài một nhóm nhỏ dân chúng Mỹ.
Bên cạnh đó, do chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump cũng nhắm vào Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc, khiến các đồng minh quay lưng. Trong bối cảnh này, Bắc Kinh ngược lại có thể tìm kiếm điểm mạnh là liên kết với EU và Nhật, Hàn để đối trọng với Mỹ. Tuy nhiên, nếu ông Biden lên nắm quyền, ông chắc chắn sẽ hàn gắn lại mối quan hệ với EU, Nhật Bản và Hàn Quốc, làm hồi sinh quyền uy đạo đức của Mỹ trên toàn cầu, song đồng thời sẽ gây bất lợi cho Bắc Kinh.
Ngược lại, kể từ khi lên nắm quyền cách đây 4 năm cho đến nay, Tổng thống Trump chưa tham chiến ở bên ngoài, không phải là thái độ của ông chưa đủ cứng rắn mà là ông không sẵn sàng chi tiền cho việc chinh phạt nước ngoài, nhằm tránh gây tổn thất cả về người và của.
Theo các cuộc thăm dò dư luận, ông Biden hiện chỉ dẫn trước 4% so với ông Trump (50% so với 46%). Tổng thống Trump dường như đã trải qua giai đoạn tồi tệ nhất, các cuộc thăm dò gần đây đã tăng nhẹ vài phần trăm. Mặc dù vẫn tụt lại phía sau nhưng “lá bài Trung Quốc” trong tay ông dường như đã giúp chuyển dịch sự chú ý của cử tri một cách hiệu quả, khiến họ không chỉ nhìn thấy nỗi đau từ đại dịch.
Ở mức sâu hơn, nguyên nhân sâu xa của căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ là do hai bên đã bước đến bên rìa của “cái bẫy Thucydides”. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thách thức nước Mỹ vốn “độc bá thiên hạ”, có thể dễ dàng dẫn đến chiến tranh, giống như sự trỗi dậy của Athens trước thế kỷ thứ V sau Công nguyên đã gây chấn động cho Sparta trước đó, kết quả đã dẫn đến một trận chiến đẫm máu phân cao thấp, khiến cả hai đều thất bại, hủy diệt lẫn nhau.
Đây là một bài học từ lịch sử, các nhà sách lược ngoại giao của lưỡng đảng Mỹ đều cảnh giác xem có sa vào một cái bẫy như vậy hay không, và họ cũng phải nghiên cứu để tìm ra những biện pháp khác ngoài chiến tranh, kiềm chế sự trỗi dậy của thế lực Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu ông Biden lên làm “ông chủ” Nhà Trắng, có lẽ ông sẽ không thực hiện các hành động ngoại giao khó hiểu và không còn mang lại cho người ta cảm giác “không thể đoán biết”, mà các tương tác có thể tương đối đúng đắn hơn. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng phải hết sức cảnh giác, bầu không khí chống Trung Quốc trong xã hội Mỹ đã bị kích động, chẳng khác nào mở “chiếc hộp Pandora”, những bóng ma thù hận Trung Quốc đang lượn lờ trên đất Mỹ, khó có thể hóa giải cùng một lúc.
* Bắc Kinh tính kế tự vệ
Các cuộc khảo sát dư luận gần đây cho thấy người dân ở cả Mỹ và Trung Quốc ngày càng coi bên kia là “mối đe dọa”. Hơn nữa, giờ đây có xu hướng rõ ràng ở cả Mỹ và Trung Quốc là các tổ chức xã hội dân sự và giáo dục đang hoạt động trên địa bàn nước kia chỉ là công cụ theo dõi chứ không phải để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và chia sẻ lợi ích.
Trên thực tế, các công ty ủng hộ Đảng Dân chủ cũng được hưởng lợi từ cơn bão trừng phạt của ông Trump đối với các công ty Trung Quốc. Tỷ phú Bill Gates của tập đoàn Microsoft đã đàm phán mua lại TikTok - nền tảng có tổng cộng 1,9 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Điều này đối với Microsoft như là “hổ mọc thêm cánh”.
Trong bối cảnh đó, nếu Tổng thống Trump tái đắc cử, điều đó cũng không hẳn là hoàn toàn không tốt, vì ông Trump vẫn là một vị Tổng thống tính toán lợi ích lên trên hết, ông chỉ sử dụng các nước cờ chống Trung Quốc khi đứng trước khó khăn trong chiến dịch tranh cử. Trong nội bộ Nhà Trắng có một số người chống Trung Quốc như Steve Bannon hay John Bolton đều đã bị ông Trump thải hồi. Vì mục tiêu cuối cùng của Trump là thúc đẩy nền kinh tế Mỹ đi lên, nhưng nếu không có sự trợ giúp của Trung Quốc, mục tiêu này sẽ khó đạt được. Do đó, một khi tái đắc cử liên nhiệm, ông có thể sẽ hàn gắn lại tình bạn cũ với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Mặc dù vậy, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không chọn ký gửi tương lai của Trung Quốc vào ông Trump, càng không thể ôm theo hy vọng rằng ông Biden sẽ lên nhậm chức. Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật tranh thủ không để kinh tế bị Mỹ làm lung lay, nắm bắt trong tay mình mới có thể tự lực tự cường. Đây cũng là kế sách “nội tuần hoàn” mà Bắc Kinh nhấn mạnh, muốn xây dựng nền kinh tế 1,4 tỷ dân, tạo thành hệ thống tự cung tự cấp, ngoài ra gần đây còn thúc đẩy việc số hóa đồng nhân dân tệ, từng bước xóa bỏ dần sự bá chủ của đồng USD, không sợ sự ngạo mạn quyền lực của Mỹ.
Bắc Kinh cũng nhấn mạnh thêm rằng nội tuần hoàn không phải để tự khép kín mình, mà trước tiên cần ổn định bản thân, nhưng cũng coi trọng kết nối với kinh tế quốc tế, đặc biệt là châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và các nước thế giới thứ ba rộng lớn ngoài Mỹ đều có thể đóng vai trò một hệ thống khác. Do đó, Bắc Kinh cũng nhấn mạnh cần phải tạo ra một “chu kỳ tuần hoàn kép”, cùng cải thiện cả bên trong và bên ngoài, bổ sung cho nhau. Ngay cả khi Mỹ hoàn toàn phân ly, xa rời Trung Quốc, Trung Quốc vẫn có thể dựa vào “bạn bè ở khắp nơi”.
* Cứng rắn với Trung Quốc là hằng số
Nếu cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 khiến Tổng thống Trump “hạ đài” và rút khỏi chiếc ghế Tổng thống hiện nay, liệu điều đó có có lợi cho Bắc Kinh hay không? Trong bối cảnh tình hình bầu cử Mỹ hiện nay thay đổi, mối quan hệ Mỹ-Trung đang ở vào thời điểm nhạy cảm nhất. Nếu ông Trump phải rời Nhà Trắng, liệu ông Biden có trở lại quỹ đạo ngoại giao đúng đắn, khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc và thoát ra khỏi sóng gió hiện nay hay không?
Trên thực tế, việc Mỹ ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc đã trở thành nhận thức chung của lưỡng đảng Mỹ. Đảng Dân chủ từ trước đến nay có cảm giác đạo đức mạnh mẽ, màu sắc ý thức hệ rất nặng nề, một khi giành lại được quyền lực thì rất có thể sẽ không ngần ngại tham chiến ở bên ngoài. Nếu như đảng Dân chủ chủ đạo chính sách ngoại giao với Trung Quốc, có lẽ sẽ mang lại cho Bắc Kinh một sức ép mới cực lớn.
Nước Mỹ trong gần hai thập kỷ qua đã làm xói mòn sức mạnh mềm lớn nhất của chính mình. Sức mạnh mềm này bao gồm việc quản lý có trật tự ở trong nước và cách ứng xử nhìn chung có trách nhiệm ở nước ngoài. Một loạt vấn đề đã làm suy giảm uy tín của Mỹ như chiến tranh Iraq, sự quản lý yếu kém của nền kinh tế trong nước, khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc rút khỏi các hiệp định quốc tế mà Washington đã từng khuyến khích và ký kết. Trong khi đó, chính sách “Nước Mỹ trước tiên” được Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy là một học thuyết không thu hút được bất kỳ ai ngoài một nhóm nhỏ dân chúng Mỹ.
Bên cạnh đó, do chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump cũng nhắm vào Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc, khiến các đồng minh quay lưng. Trong bối cảnh này, Bắc Kinh ngược lại có thể tìm kiếm điểm mạnh là liên kết với EU và Nhật, Hàn để đối trọng với Mỹ. Tuy nhiên, nếu ông Biden lên nắm quyền, ông chắc chắn sẽ hàn gắn lại mối quan hệ với EU, Nhật Bản và Hàn Quốc, làm hồi sinh quyền uy đạo đức của Mỹ trên toàn cầu, song đồng thời sẽ gây bất lợi cho Bắc Kinh.
Ngược lại, kể từ khi lên nắm quyền cách đây 4 năm cho đến nay, Tổng thống Trump chưa tham chiến ở bên ngoài, không phải là thái độ của ông chưa đủ cứng rắn mà là ông không sẵn sàng chi tiền cho việc chinh phạt nước ngoài, nhằm tránh gây tổn thất cả về người và của.
Theo các cuộc thăm dò dư luận, ông Biden hiện chỉ dẫn trước 4% so với ông Trump (50% so với 46%). Tổng thống Trump dường như đã trải qua giai đoạn tồi tệ nhất, các cuộc thăm dò gần đây đã tăng nhẹ vài phần trăm. Mặc dù vẫn tụt lại phía sau nhưng “lá bài Trung Quốc” trong tay ông dường như đã giúp chuyển dịch sự chú ý của cử tri một cách hiệu quả, khiến họ không chỉ nhìn thấy nỗi đau từ đại dịch.
Ở mức sâu hơn, nguyên nhân sâu xa của căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ là do hai bên đã bước đến bên rìa của “cái bẫy Thucydides”. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thách thức nước Mỹ vốn “độc bá thiên hạ”, có thể dễ dàng dẫn đến chiến tranh, giống như sự trỗi dậy của Athens trước thế kỷ thứ V sau Công nguyên đã gây chấn động cho Sparta trước đó, kết quả đã dẫn đến một trận chiến đẫm máu phân cao thấp, khiến cả hai đều thất bại, hủy diệt lẫn nhau.
Đây là một bài học từ lịch sử, các nhà sách lược ngoại giao của lưỡng đảng Mỹ đều cảnh giác xem có sa vào một cái bẫy như vậy hay không, và họ cũng phải nghiên cứu để tìm ra những biện pháp khác ngoài chiến tranh, kiềm chế sự trỗi dậy của thế lực Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu ông Biden lên làm “ông chủ” Nhà Trắng, có lẽ ông sẽ không thực hiện các hành động ngoại giao khó hiểu và không còn mang lại cho người ta cảm giác “không thể đoán biết”, mà các tương tác có thể tương đối đúng đắn hơn. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng phải hết sức cảnh giác, bầu không khí chống Trung Quốc trong xã hội Mỹ đã bị kích động, chẳng khác nào mở “chiếc hộp Pandora”, những bóng ma thù hận Trung Quốc đang lượn lờ trên đất Mỹ, khó có thể hóa giải cùng một lúc.
* Bắc Kinh tính kế tự vệ
Các cuộc khảo sát dư luận gần đây cho thấy người dân ở cả Mỹ và Trung Quốc ngày càng coi bên kia là “mối đe dọa”. Hơn nữa, giờ đây có xu hướng rõ ràng ở cả Mỹ và Trung Quốc là các tổ chức xã hội dân sự và giáo dục đang hoạt động trên địa bàn nước kia chỉ là công cụ theo dõi chứ không phải để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và chia sẻ lợi ích.
Trên thực tế, các công ty ủng hộ Đảng Dân chủ cũng được hưởng lợi từ cơn bão trừng phạt của ông Trump đối với các công ty Trung Quốc. Tỷ phú Bill Gates của tập đoàn Microsoft đã đàm phán mua lại TikTok - nền tảng có tổng cộng 1,9 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Điều này đối với Microsoft như là “hổ mọc thêm cánh”.
Trong bối cảnh đó, nếu Tổng thống Trump tái đắc cử, điều đó cũng không hẳn là hoàn toàn không tốt, vì ông Trump vẫn là một vị Tổng thống tính toán lợi ích lên trên hết, ông chỉ sử dụng các nước cờ chống Trung Quốc khi đứng trước khó khăn trong chiến dịch tranh cử. Trong nội bộ Nhà Trắng có một số người chống Trung Quốc như Steve Bannon hay John Bolton đều đã bị ông Trump thải hồi. Vì mục tiêu cuối cùng của Trump là thúc đẩy nền kinh tế Mỹ đi lên, nhưng nếu không có sự trợ giúp của Trung Quốc, mục tiêu này sẽ khó đạt được. Do đó, một khi tái đắc cử liên nhiệm, ông có thể sẽ hàn gắn lại tình bạn cũ với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Mặc dù vậy, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không chọn ký gửi tương lai của Trung Quốc vào ông Trump, càng không thể ôm theo hy vọng rằng ông Biden sẽ lên nhậm chức. Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật tranh thủ không để kinh tế bị Mỹ làm lung lay, nắm bắt trong tay mình mới có thể tự lực tự cường. Đây cũng là kế sách “nội tuần hoàn” mà Bắc Kinh nhấn mạnh, muốn xây dựng nền kinh tế 1,4 tỷ dân, tạo thành hệ thống tự cung tự cấp, ngoài ra gần đây còn thúc đẩy việc số hóa đồng nhân dân tệ, từng bước xóa bỏ dần sự bá chủ của đồng USD, không sợ sự ngạo mạn quyền lực của Mỹ.
Bắc Kinh cũng nhấn mạnh thêm rằng nội tuần hoàn không phải để tự khép kín mình, mà trước tiên cần ổn định bản thân, nhưng cũng coi trọng kết nối với kinh tế quốc tế, đặc biệt là châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và các nước thế giới thứ ba rộng lớn ngoài Mỹ đều có thể đóng vai trò một hệ thống khác. Do đó, Bắc Kinh cũng nhấn mạnh cần phải tạo ra một “chu kỳ tuần hoàn kép”, cùng cải thiện cả bên trong và bên ngoài, bổ sung cho nhau. Ngay cả khi Mỹ hoàn toàn phân ly, xa rời Trung Quốc, Trung Quốc vẫn có thể dựa vào “bạn bè ở khắp nơi”.