Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo tờ Nikkei Asia Review, việc Vương quốc Anh nhiệt tình gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một thực tế. Hôm 14/9, Chính phủ Anh cho biết, họ sẽ chính thức nộp đơn xin gia nhập hiệp định này vào đầu năm tới.
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss nói: “Tôi hy vọng có thể chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP vào đầu năm tới”. Theo bà Truss, hiệp định này sẽ giúp các công ty xuất khẩu của Anh tiếp cận thị trường Thái Bình Dương đang tăng trưởng nhanh.
Thông báo này được đưa ra vào thời điểm các cuộc đàm phán giữa London và Brussels về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vẫn bế tắc trước khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc vào cuối năm nay. Với việc gia nhập CPTPP, Anh hy vọng sẽ tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương và mở rộng thương mại ngoài châu Âu trong thời kỳ hậu Brexit.
Ở chiều ngược lại, việc Anh tham gia CPTPP sẽ giúp tăng cường ảnh hưởng của khối này, đặc biệt khi CPTPP đang cố gắng kiềm chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo Chính phủ Anh, năm 2018, các nước thành viên CPTPP chiếm khoảng 13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, và sự tham gia của Anh sẽ giúp nâng con số này lên 16%.
Để chuẩn bị cho việc nộp đơn xin gia nhập CPTPP, Anh sẽ có các cuộc họp kín riêng rẽ với từng thành viên hiện thời của CPTPP, bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Peru, Chile và Brunei.
Trước đó, trao đổi với Nikkei Asia Review, bà Truss cho biết bà đã chủ trì một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với các đại sứ và đại diện các nước thành viên CPTPP ở London vào tháng Bảy, đồng thời gặp trưởng đoàn đàm phán từ tất cả các nước thành viên CPTPP vào đầu tháng Chín để thảo luận khả năng Vương quốc Anh gia nhập hiệp định này. “
Chúng tôi tiếp tục có các cuộc thảo luận ở cấp quan chức cấp cao. Đây là một phần trong tiến trình gia nhập CPTPP đối với các nước thành viên mới nhằm khuyến khích các quốc gia có các cuộc gặp không chính thức với tất cả thành viên CPTPP, giải quyết bất cứ quan ngại và vấn đề trước khi chính thức nộp đơn xin gia nhập khối này”, bà nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Truss cho biết, London “vẫn chưa xác định thời điểm để nộp đơn chính thức, bất cứ quyết định nào mà chúng tôi đưa ra liên quan tới vấn đề này sẽ tùy thuộc vào tiến độ đàm phán song phương với các nước thành viên CPTPP và niềm tin rằng chúng tôi sẽ có thể thương lượng về việc gia nhập hiệp định này dựa trên các điều khoản có ý nghĩa đối với các lợi ích rộng lớn hơn và các ưu tiên đối nội của Anh”.
Chuyên gia David Warren, cựu Đại sứ Anh tại Nhật Bản, cho biết việc gia nhập CPTPP sẽ giúp Vương quốc Anh trở thành “một phần của 12 quốc gia mạnh và đối tác thương mại quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản muốn tăng cường CPTPP bằng cách kết nạp thêm càng nhiều đối tác thương mại quan trọng càng tốt. Theo chuyên gia Warren, CPTPP cho phép các cường quốc kinh tế trong khu vực tạo ra thế cân bằng để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Năm ngoái, các nước thành viên CPTPP chỉ chiếm tỷ trọng 7,8% trong kim ngạch thương mại của Anh, thấp hơn nhiều so với con số 47,3% của EU và 16,2% của Mỹ. Chính phủ Anh đặt mục tiêu tăng tỷ trọng thương mại với các quốc gia hoặc khu vực có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước này lên 80% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, ngoài việc thúc đẩy thương mại với các nước thành viên CPTPP, Anh vẫn cần phải ký kết một thỏa thuận với EU để đạt mục tiêu này.
Theo Institute of Directors, một tổ chức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có hơn 25.000 thành viên, phần lớn các công ty Anh tin rằng việc đạt được thỏa thuận thương mại với EU là một ưu tiên. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Anh và EU đang xấu đi nhanh chóng sau khi vào đầu tháng này, Chính phủ Anh đã công bố một dự luật cho phép Anh gạt sang một bên nhiều nội dung trong hiệp ước Brexit - một dư luật mà EU tin rằng đã vi phạm luật pháp quốc tế. Những đồn đoán cũng vì thế đang gia tăng về khả năng Anh có thể không ký kết được thỏa thuận thương mại với EU trước khi thời kỳ quá độ cho Brexit kết thúc vào ngày 31/12/2020.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán đàm phán về việc gia nhập CPTPP có thể sẽ đối mặt với không ít rào cản. Là một nước đến sau, về cơ bản, Anh sẽ phải chấp nhận các điều khoản hiện hành của CPTPP. Một nguồn tin tại một quốc gia thành viên CPTPP đặt câu hỏi: “Liệu Anh, nước rời EU vì không thích các quy tắc của khối này, sẽ tuân thủ các quy tắc của CPTPP?”.
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss nói: “Tôi hy vọng có thể chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP vào đầu năm tới”. Theo bà Truss, hiệp định này sẽ giúp các công ty xuất khẩu của Anh tiếp cận thị trường Thái Bình Dương đang tăng trưởng nhanh.
Thông báo này được đưa ra vào thời điểm các cuộc đàm phán giữa London và Brussels về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vẫn bế tắc trước khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc vào cuối năm nay. Với việc gia nhập CPTPP, Anh hy vọng sẽ tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương và mở rộng thương mại ngoài châu Âu trong thời kỳ hậu Brexit.
Ở chiều ngược lại, việc Anh tham gia CPTPP sẽ giúp tăng cường ảnh hưởng của khối này, đặc biệt khi CPTPP đang cố gắng kiềm chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo Chính phủ Anh, năm 2018, các nước thành viên CPTPP chiếm khoảng 13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, và sự tham gia của Anh sẽ giúp nâng con số này lên 16%.
Để chuẩn bị cho việc nộp đơn xin gia nhập CPTPP, Anh sẽ có các cuộc họp kín riêng rẽ với từng thành viên hiện thời của CPTPP, bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Peru, Chile và Brunei.
Trước đó, trao đổi với Nikkei Asia Review, bà Truss cho biết bà đã chủ trì một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với các đại sứ và đại diện các nước thành viên CPTPP ở London vào tháng Bảy, đồng thời gặp trưởng đoàn đàm phán từ tất cả các nước thành viên CPTPP vào đầu tháng Chín để thảo luận khả năng Vương quốc Anh gia nhập hiệp định này. “
Chúng tôi tiếp tục có các cuộc thảo luận ở cấp quan chức cấp cao. Đây là một phần trong tiến trình gia nhập CPTPP đối với các nước thành viên mới nhằm khuyến khích các quốc gia có các cuộc gặp không chính thức với tất cả thành viên CPTPP, giải quyết bất cứ quan ngại và vấn đề trước khi chính thức nộp đơn xin gia nhập khối này”, bà nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Truss cho biết, London “vẫn chưa xác định thời điểm để nộp đơn chính thức, bất cứ quyết định nào mà chúng tôi đưa ra liên quan tới vấn đề này sẽ tùy thuộc vào tiến độ đàm phán song phương với các nước thành viên CPTPP và niềm tin rằng chúng tôi sẽ có thể thương lượng về việc gia nhập hiệp định này dựa trên các điều khoản có ý nghĩa đối với các lợi ích rộng lớn hơn và các ưu tiên đối nội của Anh”.
Chuyên gia David Warren, cựu Đại sứ Anh tại Nhật Bản, cho biết việc gia nhập CPTPP sẽ giúp Vương quốc Anh trở thành “một phần của 12 quốc gia mạnh và đối tác thương mại quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản muốn tăng cường CPTPP bằng cách kết nạp thêm càng nhiều đối tác thương mại quan trọng càng tốt. Theo chuyên gia Warren, CPTPP cho phép các cường quốc kinh tế trong khu vực tạo ra thế cân bằng để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Năm ngoái, các nước thành viên CPTPP chỉ chiếm tỷ trọng 7,8% trong kim ngạch thương mại của Anh, thấp hơn nhiều so với con số 47,3% của EU và 16,2% của Mỹ. Chính phủ Anh đặt mục tiêu tăng tỷ trọng thương mại với các quốc gia hoặc khu vực có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước này lên 80% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, ngoài việc thúc đẩy thương mại với các nước thành viên CPTPP, Anh vẫn cần phải ký kết một thỏa thuận với EU để đạt mục tiêu này.
Theo Institute of Directors, một tổ chức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có hơn 25.000 thành viên, phần lớn các công ty Anh tin rằng việc đạt được thỏa thuận thương mại với EU là một ưu tiên. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Anh và EU đang xấu đi nhanh chóng sau khi vào đầu tháng này, Chính phủ Anh đã công bố một dự luật cho phép Anh gạt sang một bên nhiều nội dung trong hiệp ước Brexit - một dư luật mà EU tin rằng đã vi phạm luật pháp quốc tế. Những đồn đoán cũng vì thế đang gia tăng về khả năng Anh có thể không ký kết được thỏa thuận thương mại với EU trước khi thời kỳ quá độ cho Brexit kết thúc vào ngày 31/12/2020.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán đàm phán về việc gia nhập CPTPP có thể sẽ đối mặt với không ít rào cản. Là một nước đến sau, về cơ bản, Anh sẽ phải chấp nhận các điều khoản hiện hành của CPTPP. Một nguồn tin tại một quốc gia thành viên CPTPP đặt câu hỏi: “Liệu Anh, nước rời EU vì không thích các quy tắc của khối này, sẽ tuân thủ các quy tắc của CPTPP?”.