Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Trong bài viết đăng trên báo Les Echos mới đây, tác giả chỉ ra rằng trong sáu tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc, theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Bắc Kinh, chỉ đạt tổng cộng 33,1 tỷ USD, nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn tỏ ra hài lòng về kết quả thu được.
Có thể thấy, số liệu thương mại còn rất xa những cam kết lúc đầu năm của Bắc Kinh trong việc tái cân bằng hiện trạng trao đổi thương mại với Mỹ như được ghi trong thỏa thuận vào tháng 1/2020. Xuất khẩu nông sản của Mỹ, trọng tâm của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, cũng không cao như dự kiến, chỉ đạt 8,7 tỷ USD trong khi mục tiêu nhắm tới là gấp đôi.
Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa mua lượng hàng hóa cần thiết để đáp ứng mục tiêu tăng mua hàng hóa trong năm đầu tiên là 77 tỷ USD. Tuy nhiên, hồi đầu tuần này, ông Trump đã đánh giá thỏa thuận với Trung Quốc là một thỏa thuận “tuyệt vời”, với những con số tốt đẹp "khó tin". Mặc dù có trở ngại do dịch COVID-19, ông Trump “hy vọng có thể đạt những con số này ngay cả vào năm tới”. Cố vấn Nhà Trắng Larry Kudlow ngày 11/8 nói rằng thỏa thuận thương giai đoạn 1 hiện vẫn “ổn”.
Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, được kích hoạt vào ngày 15/2, yêu cầu Trung Quốc tăng cường mua các sản phẩm nông nghiệp và chế tạo, năng lượng và dịch vụ của Mỹ lên 200 tỷ USD trong vòng hai năm, cùng với việc tăng khả năng tiếp cận của Mỹ với các thị trường dịch vụ tài chính của Trung Quốc, và một số cải thiện trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, các cuộc đàm phán về giai đoạn 2 của thỏa thuận này, bao gồm các vấn đề “hóc búa” như chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp và hạn chế dữ liệu, đã bị hoãn lại.
Theo nhận định của Les Echos, Tổng thống Mỹ dường như cho thấy ông không muốn gây sức ép thêm với Bắc Kinh trên hồ sơ này, và ông cũng không muốn thỏa thuận thương mại bị thất bại. Chuyên gia Gary Hufbauer từ Viện kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) nhận định, Tổng thống Trump “hy vọng Trung Quốc sẽ mua thêm nhiều nông sản trong những tuần tới, tất nhiên là trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11/2020. Đây là những sản phẩm có thể lưu kho dự trữ. Nếu Bắc Kinh không làm vậy, người ta có thể chờ đợi một cuộc tấn công của Washington vào tháng 10/20202.
Theo phân tích của Claire Reade thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược CSIS tại Washington, do tầm quan trọng của thỏa thuận để hỗ trợ các thị trường tài chính Mỹ và xuất khẩu nhiều nông sản hơn nữa, Tổng thống Trump dường như “tự kiềm chế” vì nếu “chính quyền Mỹ để giai đoạn đầu của thỏa thuận “chết yểu” thì ông rất khó giải thích vì sao gây nên cuộc chiến thương mại lâu dài này và ông có thể bị xem là đã thất bại. Thương mại vẫn có thể là một cái neo giúp ổn định quan hệ ngày càng gay go giữa Mỹ và Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, ngày 13/8, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Nhậm Hồng Bân (Ren Hongbin) cho biết Bắc Kinh hy vọng Washington sẽ chấm dứt "hành động hạn chế và phân biệt đối xử" với các công ty của Trung Quốc, đồng thời tạo điều kiện thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Phát biểu một cuộc họp báo, ông Nhậm Hồng Bân nêu rõ đại dịch COVID-19 và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ rõ ràng đã làm ảnh hưởng tới sức mua của Trung Quốc đối với hàng hóa và dịch vụ Mỹ.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang nhanh trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Tổng thống Trump đã đưa ra một vài lệnh cấm đối với các hoạt động giao dịch của Mỹ với một số công ty công nghệ và phần mềm của Trung Quốc, trong đó có ứng dụng chia sẻ video TikTok và ứng dụng tin nhắn WeChat. Mới đây nhất, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 15/8, Tổng thống Trump cho biết ông đang "xem xét" liệu có nên cấm gã khổng lồ công nghệ Alibaba của Trung Quốc hoạt động ở Mỹ hay không. Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên căng thẳng trong hai năm gần đây do chính sách thương mại “ăn miếng trả miếng” lẫn nhau. Mối quan hệ ngày càng xấu đi liên quan đến các vấn đề như Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và vùng lãnh thổ Đài Loan của Trung Quốc, và hai bên đã đóng cửa các cơ quan lãnh sự quán của nhau...
Trước đó, Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung (USCBC) công bố kết quả khảo sát cho thấy, có rất ít doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc cho rằng lợi ích mà họ nhận được từ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 của Tổng thống Trump có thể bù đắp cho những chi phí thuế quan phát sinh trong cuộc chiến thương mại kéo dài hai năm qua. Theo USCBC, chỉ 7% số người được hỏi trong cuộc khảo sát thành viên thường niên nói rằng lợi ích từ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 nhiều hơn chi phí thuế quan phát sinh trong quá trình thực hiện. Khoảng 36% số người trả lời nói rằng chi phí thuế quan lớn hơn lợi ích nhận được, còn 56% nói còn quá sớm để đề cập đến vấn đề này.
Tuy nhiên USCBC cho biết 88% số người được hỏi có quan điểm nhìn chung “tích cực” hoặc "hơi tích cực" về thỏa thuận thương mại này. Cuộc khảo sát cho hay, 50% số người phản hồi tích cực cho rằng thỏa thuận làm cho mối quan hệ Mỹ-Trung ổn định hơn và tránh gây ra một cuộc chiến thuế quan.
Có thể thấy, số liệu thương mại còn rất xa những cam kết lúc đầu năm của Bắc Kinh trong việc tái cân bằng hiện trạng trao đổi thương mại với Mỹ như được ghi trong thỏa thuận vào tháng 1/2020. Xuất khẩu nông sản của Mỹ, trọng tâm của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, cũng không cao như dự kiến, chỉ đạt 8,7 tỷ USD trong khi mục tiêu nhắm tới là gấp đôi.
Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa mua lượng hàng hóa cần thiết để đáp ứng mục tiêu tăng mua hàng hóa trong năm đầu tiên là 77 tỷ USD. Tuy nhiên, hồi đầu tuần này, ông Trump đã đánh giá thỏa thuận với Trung Quốc là một thỏa thuận “tuyệt vời”, với những con số tốt đẹp "khó tin". Mặc dù có trở ngại do dịch COVID-19, ông Trump “hy vọng có thể đạt những con số này ngay cả vào năm tới”. Cố vấn Nhà Trắng Larry Kudlow ngày 11/8 nói rằng thỏa thuận thương giai đoạn 1 hiện vẫn “ổn”.
Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, được kích hoạt vào ngày 15/2, yêu cầu Trung Quốc tăng cường mua các sản phẩm nông nghiệp và chế tạo, năng lượng và dịch vụ của Mỹ lên 200 tỷ USD trong vòng hai năm, cùng với việc tăng khả năng tiếp cận của Mỹ với các thị trường dịch vụ tài chính của Trung Quốc, và một số cải thiện trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, các cuộc đàm phán về giai đoạn 2 của thỏa thuận này, bao gồm các vấn đề “hóc búa” như chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp và hạn chế dữ liệu, đã bị hoãn lại.
Theo nhận định của Les Echos, Tổng thống Mỹ dường như cho thấy ông không muốn gây sức ép thêm với Bắc Kinh trên hồ sơ này, và ông cũng không muốn thỏa thuận thương mại bị thất bại. Chuyên gia Gary Hufbauer từ Viện kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) nhận định, Tổng thống Trump “hy vọng Trung Quốc sẽ mua thêm nhiều nông sản trong những tuần tới, tất nhiên là trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11/2020. Đây là những sản phẩm có thể lưu kho dự trữ. Nếu Bắc Kinh không làm vậy, người ta có thể chờ đợi một cuộc tấn công của Washington vào tháng 10/20202.
Theo phân tích của Claire Reade thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược CSIS tại Washington, do tầm quan trọng của thỏa thuận để hỗ trợ các thị trường tài chính Mỹ và xuất khẩu nhiều nông sản hơn nữa, Tổng thống Trump dường như “tự kiềm chế” vì nếu “chính quyền Mỹ để giai đoạn đầu của thỏa thuận “chết yểu” thì ông rất khó giải thích vì sao gây nên cuộc chiến thương mại lâu dài này và ông có thể bị xem là đã thất bại. Thương mại vẫn có thể là một cái neo giúp ổn định quan hệ ngày càng gay go giữa Mỹ và Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, ngày 13/8, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Nhậm Hồng Bân (Ren Hongbin) cho biết Bắc Kinh hy vọng Washington sẽ chấm dứt "hành động hạn chế và phân biệt đối xử" với các công ty của Trung Quốc, đồng thời tạo điều kiện thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Phát biểu một cuộc họp báo, ông Nhậm Hồng Bân nêu rõ đại dịch COVID-19 và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ rõ ràng đã làm ảnh hưởng tới sức mua của Trung Quốc đối với hàng hóa và dịch vụ Mỹ.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang nhanh trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Tổng thống Trump đã đưa ra một vài lệnh cấm đối với các hoạt động giao dịch của Mỹ với một số công ty công nghệ và phần mềm của Trung Quốc, trong đó có ứng dụng chia sẻ video TikTok và ứng dụng tin nhắn WeChat. Mới đây nhất, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 15/8, Tổng thống Trump cho biết ông đang "xem xét" liệu có nên cấm gã khổng lồ công nghệ Alibaba của Trung Quốc hoạt động ở Mỹ hay không. Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên căng thẳng trong hai năm gần đây do chính sách thương mại “ăn miếng trả miếng” lẫn nhau. Mối quan hệ ngày càng xấu đi liên quan đến các vấn đề như Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và vùng lãnh thổ Đài Loan của Trung Quốc, và hai bên đã đóng cửa các cơ quan lãnh sự quán của nhau...
Trước đó, Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung (USCBC) công bố kết quả khảo sát cho thấy, có rất ít doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc cho rằng lợi ích mà họ nhận được từ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 của Tổng thống Trump có thể bù đắp cho những chi phí thuế quan phát sinh trong cuộc chiến thương mại kéo dài hai năm qua. Theo USCBC, chỉ 7% số người được hỏi trong cuộc khảo sát thành viên thường niên nói rằng lợi ích từ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 nhiều hơn chi phí thuế quan phát sinh trong quá trình thực hiện. Khoảng 36% số người trả lời nói rằng chi phí thuế quan lớn hơn lợi ích nhận được, còn 56% nói còn quá sớm để đề cập đến vấn đề này.
Tuy nhiên USCBC cho biết 88% số người được hỏi có quan điểm nhìn chung “tích cực” hoặc "hơi tích cực" về thỏa thuận thương mại này. Cuộc khảo sát cho hay, 50% số người phản hồi tích cực cho rằng thỏa thuận làm cho mối quan hệ Mỹ-Trung ổn định hơn và tránh gây ra một cuộc chiến thuế quan.