Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Trang bloombergquint.com vừa đăng bài phân tích khẳng định tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) đang củng cố vị thế tại châu Phi, bất chấp lệnh cấm của Mỹ.
Theo bài viết, tháng 6/2019, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã nhận được một bức thư chung của các nhà lãnh đạo 4 công ty viễn thông lớn nhất nước này, vẽ lên bức tranh đáng báo động về triển vọng kinh tế của quốc gia miền Nam châu Phi. Bức thư cho rằng Nam Phi có nguy cơ đối mặt với “hậu quả không mong muốn và có hại” từ các kế hoạch của Tổng thống Trump nhằm cấm nhà sản xuất thiết bị mạng Trung Quốc Huawei làm ăn với các công ty Mỹ. Các nhà lãnh đạo này đề nghị Tổng thống Ramaphosa đưa ra “sự can thiệp khẩn cấp” để tránh chịu thiệt hại từ quyết định trên của Mỹ đối với Nam Phi và phần còn lại của lục địa.
Tổng thống Ramaphosa đã đáp lại lời đề nghị của các doanh nghiệp nước này và công khai bảo vệ Huawei, coi tập đoàn này là nạn nhân của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh kinh tế, Tổng thống Ramaphosa khẳng định Nam Phi ủng hộ Huawei sẽ đưa đất nước này và thế giới vươn tới những công nghệ tốt hơn – ví dụ như công nghệ 5G. Trong bối cảnh đó, Nam Phi không thể để cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kìm hãm nền kinh tế nước này.
Kenya, Ethiopia và các nước châu Phi khác đã tiếp nhận quan điểm của Tổng thống Nam Phi và đến nay Huawei không hề mất một đơn hàng nào ở châu Phi – khu vực tập đoàn này của Trung Quốc đã hoạt động trong hơn hai thập kỷ và trở thành trụ cột trung tâm cho các tham vọng tăng trưởng của châu lục. Cobus van Staden, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nam Phi, cho rằng: “Huawei là một đối tác có vị trí độc đáo ở châu Phi”. Theo van Staden, Huawei bán các sản phẩm đáng tin cậy, từ cáp ngầm cho đến điện thoại di động và có thể cung cấp nguồn tài chính hấp dẫn do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Nhà nghiên cứu này cho rằng không một đối tác nào khác có thể làm được điều tương tự.
Sự ủng hộ vững chắc châu Phi dành cho Huawei trái ngược với tình hình của công ty này ở những nơi khác sau chiến dịch không ngừng của Nhà Trắng nhằm kêu gọi các đồng minh xa lánh nhà cung cấp này. Tháng trước, Chính phủ Vương quốc Anh cho biết các nhà mạng phải loại bỏ thiết bị 5G của Huawei khỏi các mạng vào cuối năm 2027. Nhật Bản và Australia cũng đã tham gia chiến dịch tẩy chay. Tuy nhiên, Đức - nền kinh tế lớn nhất của châu Âu - đã né tránh lệnh cấm hoàn toàn Huawei do quan ngại Trung Quốc, một thị trường xuất khẩu lớn của hàng hóa Đức, sẽ trả đũa về kinh tế.
Huawei vẫn phải đối mặt với một số rủi ro ở châu Phi vì các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu của lục địa này có phạm vi hoạt động quốc tế ngày càng tăng. Tập đoàn Viễn thông Vodacom của Nam Phi, hiện có mặt tại hơn chục quốc gia trong khu vực, là công ty con của tập đoàn di động khổng lồ Vodafone Group Plc của Vương quốc Anh. Trong khi đó, công ty đối thủ của Vodacom là MTN có cổ phần trong các nhà cung cấp dịch vụ tại 17 quốc gia châu Phi và là nhà khai thác lớn nhất của lục địa này. Khi bắt đầu xây dựng mạng 5G tại Nam Phi và các nơi khác, các công ty này có thể phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc chuyển hướng khỏi công ty Trung Quốc Huawei để ủng hộ Nokia Oyj và Ericsson AB – cả hai đều đã bán thiết bị cho hai nhà mạng này của Nam Phi.
Tuy nhiên, Huawei vẫn là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu ở châu Phi, đặc biệt do thiết bị của tập đoàn này có giá thành rẻ và hoạt động tốt, cũng như nhà cung cấp của Trung Quốc có kinh nghiệm hoạt động ở các vùng sâu vùng xa. Mối quan hệ kinh doanh lâu dài của công ty ở châu Phi khiến Huawei trở thành đối tác không thể thiếu của nhiều chính phủ, giúp công ty này xây dựng chỗ đứng vững chắc hơn ở châu Phi so với Nokia và Ericsson.
Arthur Goldstuck, Giám đốc điều hành của World Wide Worx – cơ quan nghiên cứu thị trường công nghệ độc lập hàng đầu tại Nam Phi, đánh giá: “Thiết bị của Huawei chiếm khoảng 70% cơ sở hạ tầng băng thông rộng không dây trên khắp châu Phi và công ty này có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà khai thác mạng di động trên khắp lục địa”. Theo CEO Goldstuck, chỉ những tổ chức có quan hệ trực tiếp và đáng kể với Mỹ mới có khả năng đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc trong vấn đề này.
Theo công ty tư vấn viễn thông Africa Analysis, ở khu vực có ngân sách chính phủ eo hẹp, Huawei thâm nhập thị trường với các hợp đồng tài chính thuận lợi để giành được những khách hàng đang có nhu cầu xây dựng thế hệ công nghệ không dây. Sự mở rộng hoạt động ban đầu đó đã giúp Huawei trở thành lựa chọn tự nhiên khi châu Phi có nhu cầu nâng cấp lên mạng 5G với hứa hẹn kết nối tốc độ siêu cao.
Vào năm 2018, khoảng 300 triệu người ở phía Nam Sahara châu Phi sống ở những khu vực không có phủ sóng băng thông rộng di động, thì hiện nay tình hình đang được cải thiện. Theo hiệp hội ngành di động GSMA, tỷ lệ dân số trong khu vực được tiếp cận với vùng phủ sóng 4G đã tăng từ 9% năm 2014 lên 34% vào năm 2018.
Khi tiến trình xây dựng mạng 5G khởi phát, các quan chức Chính phủ Mỹ cảnh báo rằng Huawei có thể sử dụng thị phần ngày càng tăng của mình trên thị trường thiết bị viễn thông để làm gián điệp cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Huawei đã phủ nhận mọi hành động gián điệp. Các giám đốc điều hành Huawei khẳng định đây là một công ty tư nhân, thuộc sở hữu của nhân viên, không phải của nhà nước.
Dù vậy, ở châu Phi cũng đã có những cáo buộc đối với Huawei về hành vi không đúng đắn. Theo Wall Street Journal, tại Uganda, các quan chức chính phủ nước này đã làm việc với các kỹ thuật viên của Huawei để xâm nhập vào các tin nhắn WhatsApp của một đối thủ chính trị; Chính phủ Uganda và Huawei phủ nhận cáo buộc của tạp chí Mỹ. Các cáo buộc tương tự về việc Huawei thu thập thông tin tình báo đã xuất hiện ở Zambia và Algeria, dù Huawei đã phủ nhận những sự việc này.
Stephen Chan, Giáo sư chính trị tại trường University of London, cho biết sự thống trị của Huawei ở châu Phi có thể sẽ tiếp tục do việc thay đổi nhà cung cấp sẽ tốn kém và đầy khó khăn. Nhà nghiên cứu này đánh giá “đã quá muộn để rút lại những gì Huawei đã bắt đầu”.
Theo bài viết, tháng 6/2019, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã nhận được một bức thư chung của các nhà lãnh đạo 4 công ty viễn thông lớn nhất nước này, vẽ lên bức tranh đáng báo động về triển vọng kinh tế của quốc gia miền Nam châu Phi. Bức thư cho rằng Nam Phi có nguy cơ đối mặt với “hậu quả không mong muốn và có hại” từ các kế hoạch của Tổng thống Trump nhằm cấm nhà sản xuất thiết bị mạng Trung Quốc Huawei làm ăn với các công ty Mỹ. Các nhà lãnh đạo này đề nghị Tổng thống Ramaphosa đưa ra “sự can thiệp khẩn cấp” để tránh chịu thiệt hại từ quyết định trên của Mỹ đối với Nam Phi và phần còn lại của lục địa.
Tổng thống Ramaphosa đã đáp lại lời đề nghị của các doanh nghiệp nước này và công khai bảo vệ Huawei, coi tập đoàn này là nạn nhân của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh kinh tế, Tổng thống Ramaphosa khẳng định Nam Phi ủng hộ Huawei sẽ đưa đất nước này và thế giới vươn tới những công nghệ tốt hơn – ví dụ như công nghệ 5G. Trong bối cảnh đó, Nam Phi không thể để cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kìm hãm nền kinh tế nước này.
Kenya, Ethiopia và các nước châu Phi khác đã tiếp nhận quan điểm của Tổng thống Nam Phi và đến nay Huawei không hề mất một đơn hàng nào ở châu Phi – khu vực tập đoàn này của Trung Quốc đã hoạt động trong hơn hai thập kỷ và trở thành trụ cột trung tâm cho các tham vọng tăng trưởng của châu lục. Cobus van Staden, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nam Phi, cho rằng: “Huawei là một đối tác có vị trí độc đáo ở châu Phi”. Theo van Staden, Huawei bán các sản phẩm đáng tin cậy, từ cáp ngầm cho đến điện thoại di động và có thể cung cấp nguồn tài chính hấp dẫn do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Nhà nghiên cứu này cho rằng không một đối tác nào khác có thể làm được điều tương tự.
Sự ủng hộ vững chắc châu Phi dành cho Huawei trái ngược với tình hình của công ty này ở những nơi khác sau chiến dịch không ngừng của Nhà Trắng nhằm kêu gọi các đồng minh xa lánh nhà cung cấp này. Tháng trước, Chính phủ Vương quốc Anh cho biết các nhà mạng phải loại bỏ thiết bị 5G của Huawei khỏi các mạng vào cuối năm 2027. Nhật Bản và Australia cũng đã tham gia chiến dịch tẩy chay. Tuy nhiên, Đức - nền kinh tế lớn nhất của châu Âu - đã né tránh lệnh cấm hoàn toàn Huawei do quan ngại Trung Quốc, một thị trường xuất khẩu lớn của hàng hóa Đức, sẽ trả đũa về kinh tế.
Huawei vẫn phải đối mặt với một số rủi ro ở châu Phi vì các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu của lục địa này có phạm vi hoạt động quốc tế ngày càng tăng. Tập đoàn Viễn thông Vodacom của Nam Phi, hiện có mặt tại hơn chục quốc gia trong khu vực, là công ty con của tập đoàn di động khổng lồ Vodafone Group Plc của Vương quốc Anh. Trong khi đó, công ty đối thủ của Vodacom là MTN có cổ phần trong các nhà cung cấp dịch vụ tại 17 quốc gia châu Phi và là nhà khai thác lớn nhất của lục địa này. Khi bắt đầu xây dựng mạng 5G tại Nam Phi và các nơi khác, các công ty này có thể phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc chuyển hướng khỏi công ty Trung Quốc Huawei để ủng hộ Nokia Oyj và Ericsson AB – cả hai đều đã bán thiết bị cho hai nhà mạng này của Nam Phi.
Tuy nhiên, Huawei vẫn là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu ở châu Phi, đặc biệt do thiết bị của tập đoàn này có giá thành rẻ và hoạt động tốt, cũng như nhà cung cấp của Trung Quốc có kinh nghiệm hoạt động ở các vùng sâu vùng xa. Mối quan hệ kinh doanh lâu dài của công ty ở châu Phi khiến Huawei trở thành đối tác không thể thiếu của nhiều chính phủ, giúp công ty này xây dựng chỗ đứng vững chắc hơn ở châu Phi so với Nokia và Ericsson.
Arthur Goldstuck, Giám đốc điều hành của World Wide Worx – cơ quan nghiên cứu thị trường công nghệ độc lập hàng đầu tại Nam Phi, đánh giá: “Thiết bị của Huawei chiếm khoảng 70% cơ sở hạ tầng băng thông rộng không dây trên khắp châu Phi và công ty này có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà khai thác mạng di động trên khắp lục địa”. Theo CEO Goldstuck, chỉ những tổ chức có quan hệ trực tiếp và đáng kể với Mỹ mới có khả năng đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc trong vấn đề này.
Theo công ty tư vấn viễn thông Africa Analysis, ở khu vực có ngân sách chính phủ eo hẹp, Huawei thâm nhập thị trường với các hợp đồng tài chính thuận lợi để giành được những khách hàng đang có nhu cầu xây dựng thế hệ công nghệ không dây. Sự mở rộng hoạt động ban đầu đó đã giúp Huawei trở thành lựa chọn tự nhiên khi châu Phi có nhu cầu nâng cấp lên mạng 5G với hứa hẹn kết nối tốc độ siêu cao.
Vào năm 2018, khoảng 300 triệu người ở phía Nam Sahara châu Phi sống ở những khu vực không có phủ sóng băng thông rộng di động, thì hiện nay tình hình đang được cải thiện. Theo hiệp hội ngành di động GSMA, tỷ lệ dân số trong khu vực được tiếp cận với vùng phủ sóng 4G đã tăng từ 9% năm 2014 lên 34% vào năm 2018.
Khi tiến trình xây dựng mạng 5G khởi phát, các quan chức Chính phủ Mỹ cảnh báo rằng Huawei có thể sử dụng thị phần ngày càng tăng của mình trên thị trường thiết bị viễn thông để làm gián điệp cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Huawei đã phủ nhận mọi hành động gián điệp. Các giám đốc điều hành Huawei khẳng định đây là một công ty tư nhân, thuộc sở hữu của nhân viên, không phải của nhà nước.
Dù vậy, ở châu Phi cũng đã có những cáo buộc đối với Huawei về hành vi không đúng đắn. Theo Wall Street Journal, tại Uganda, các quan chức chính phủ nước này đã làm việc với các kỹ thuật viên của Huawei để xâm nhập vào các tin nhắn WhatsApp của một đối thủ chính trị; Chính phủ Uganda và Huawei phủ nhận cáo buộc của tạp chí Mỹ. Các cáo buộc tương tự về việc Huawei thu thập thông tin tình báo đã xuất hiện ở Zambia và Algeria, dù Huawei đã phủ nhận những sự việc này.
Stephen Chan, Giáo sư chính trị tại trường University of London, cho biết sự thống trị của Huawei ở châu Phi có thể sẽ tiếp tục do việc thay đổi nhà cung cấp sẽ tốn kém và đầy khó khăn. Nhà nghiên cứu này đánh giá “đã quá muộn để rút lại những gì Huawei đã bắt đầu”.