Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Tờ Straits Times mới đây đăng tải viết của tác giả Vikram Khanna, nhận định rằng một trong những chủ đề nóng nhất đang được đề cập trong các cuộc thảo luận của các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư và ngân hàng trong thời gian này chính là dự báo về viễn cảnh kinh tế trong vòng ba năm tới. Liệu tình trạng giảm phát sẽ nới rộng hay ngược lại lạm phát sẽ gia tăng, hay đó sẽ là sự kết hợp của cả hai tình trạng này, gọi là “lạm phát đình trệ” (lạm phát kèm suy thoái)?
Đa số các chuyên gia kinh tế đều cho rằng giảm phát sẽ tiếp tục diễn ra ít nhất là cho đến hết năm sau. Tuy nhiên, tình hình kinh tế sau năm 2021 lại có những sự đánh giá trái ngược nhau. Một số chuyên gia cho rằng tình trạng giảm phát sẽ tiếp tục. Những người khác lại cho rằng tình trạng lạm phát cao hơn sẽ không thể tránh khỏi và một số ít chuyên gia lại nhìn nhận rằng “lạm phát đình trệ” cuối cùng sẽ không thể tránh khỏi. Điều này rõ ràng là cần phải tìm hiểu xem sự khác nhau giữa các góc nhìn như trên là như nào.
*Vai trò của Fed
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vốn là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất trong việc quyết định những gì thế giới sẽ tiến tới, nhìn nhận rằng không nhiều khả năng xảy ra kịch bản lạm phát trong cả năm 2022.
Những dự báo mới nhất của cơ quan này cho rằng có sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ (thước đo lạm phát ưa thích của Fed) ở mức 1% trong năm 2020, 1,5% trong năm 2021 và 1,7% cho năm 2022. Tất cả đều nằm dưới tỷ lệ lạm phát mục tiêu của Fed là 2%. Và điều này cũng là dấu hiệu cho thấy Fed sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất gần 0% kéo dài ít nhất cho đến cuối năm 2022, trừ phi các dự báo của cơ quan này thay đổi.
Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra vô số lý lẽ để hỗ trợ cho những “tiên đoán” này. Với tỷ lệ thất nghiệp có khả năng vẫn ở mức cao (không chỉ ở Mỹ, mà còn ở hầu hết các nước), nhu cầu của người tiêu dùng sẽ suy yếu và áp lực tăng lương sẽ không còn nhiều.
Thói quen của người tiêu dùng cũng đã có những thay đổi, ví dụ như sử dụng thương mại điện tử nhiều hơn, lối sống thanh đạm hơn và tiết kiệm cũng cao hơn. Về phía doanh nghiệp, nhiều nhà máy chỉ đang hoạt động với một nửa công suất. Ngoài ra còn là tính không chắc chắn ở mức cao, dẫn đến vấn đề đầu tư suy yếu.
Giá dầu cũng đã đang giảm. Và đại dịch COVID-19 sẽ thúc đẩy sự gia tăng tự động hóa, giúp thúc đẩy năng suất. Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng tất cả các yếu tố này sẽ hạn chế việc gia tăng giá cả, ít nhất là trong năm tới.
Nhưng rồi điều gì sẽ xảy ra sau năm 2021, khi thế giới vượt qua giai đoạn này? Đó mới là vấn đề cần tranh luận.
*Lạm phát hay giảm phát?
Một trong những điểm bất đồng có liên quan đến các chính sách ứng phó đối với đại dịch COVID-19. Các ngân hàng trung ước đã bơm vài nghìn tỷ USD, đồng euro và đồng yen vào các nền kinh tế lớn của thế giới. Chỉ riêng Fed cũng đã "giải phóng" hơn 2.000 tỷ USD. Biểu đồ tăng trưởng nguồn cung tiền mở rộng M2 của Mỹ đã tăng vọt dựng đứng kể từ khi diễn ra đại dịch, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó cũng là câu chuyện tương tự diễn ra ở các nền kinh tế phát triển khác.
Trên hết, đã có sự gia tăng về chi tiêu tài khóa ở hầu hết mọi nơi, và đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến. Các nhà lập pháp Mỹ đã phê duyệt hơn 3.000 tỷ USD, tương đương khoảng 14% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, trong các khoản cấp vốn tài trợ khẩn cấp kể từ tháng 3/2020 và có thể còn nhiều hơn nữa. Không giống như sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phần lớn số tiền này đã không được chuyển đến các ngân hàng mà thay vào đó, được bơm vào nền kinh tế rộng lớn hơn.
Thâm hụt ngân sách hàng năm của Mỹ ước tính là 3.300 tỷ USD trong tài khóa hiện nay (kết thúc vào ngày 30/9), cao hơn gấp ba lần so với tài khóa trước. Tổng nợ công (tích lũy của sự thâm hụt ngân sách trong quá khứ và hiện tại) sẽ gần bằng 100% GDP, tiệm cận mức kỷ lục vào thời điểm diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ hai là 106% GDP. Trong trường hợp không có các đợt tăng thuế lớn, hiện vẫn chưa thấy có dấu hiệu xuất hiện, phần lớn khoản nợ công này sẽ phải được Fed “tiền tệ hóa”, dẫn đến sự suy yếu của đồng bạc xanh. Tất cả những điều này thường sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
Nhưng các nhà kinh tế theo quan điểm giảm phát chỉ ra rằng tình trạng thất nghiệp kéo dài, áp lực tiền lương thấp, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh sụt giảm sẽ nhiều hơn là bù đắp cho các tác động lạm phát. Họ cũng lưu ý rằng Nhật Bản đã tiến hành “tiền tệ hóa” thâm hụt và các khoản nợ của nước này trong nhiều năm qua nhưng vẫn đang phải chật vật chống giảm phát.
Tuy nhiên, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Olivier Blanchard, trong khi vẫn cho rằng tình trạng giảm phát sẽ nhiều khả năng hơn, nhưng vẫn thừa nhận về một viễn cảnh mà tại đó tình trạng lạm phát có thể diễn ra. Điều này sẽ xảy ra nếu có những làn sóng lây nhiễm đại dịch COVID-19 tiếp theo xuất hiện, khiến các nước buộc phải đưa ra thêm các biện pháp chi tiêu tài khóa.
Theo ông Blanchard, việc gia tăng các gói hỗ trợ tài chính sẽ dẫn đến sự gia tăng lớn về tỷ lệ nợ trên GDP. Nếu Fed tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất ở mức thấp - cho dù để ngăn chặn sự bùng nổ chi phí trả nợ hoặc chịu áp lực từ chính phủ dân túy - thì nền kinh tế sẽ trở nên quá nóng và lạm phát sẽ gia tăng. Tuy nhiên, ông Blanchard nhìn nhận rằng điều này là một viễn cảnh không nhiều khả năng xảy ra.
* Ảnh hưởng của tiến trình dịch chuyển chuỗi cung ứng
Một viễn cảnh khác đối với lạm phát, được nhiều nhà kinh tế học (trong đó có Tiến sỹ Stephen Roach thuộc Đại học Yale và Tiến sỹ Nouriel Roubini thuộc Đại học New York) nhắc đến là kết quả của xu hướng phi toàn cầu hóa. Việc gia tăng tiến trình toàn cầu hóa trong vòng 20 năm qua đã khuyến khích thêm nhiều hoạt động gia công. Ví dụ, các công ty tìm kiếm nguồn hàng hóa giá rẻ hơn từ Trung Quốc và từ các thị trường mới nổi khác và duy trì lượng hàng tồn kho nhỏ, giúp giảm chi phí và giá cả.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại tiến trình này sẽ đi vào quỹ đạo ngược lại. Các chuỗi cung ứng đang chuyển khỏi Trung Quốc, các lượng hàng hóa lưu kho sẽ tăng lên và thêm nhiều hoạt động sản xuất đang được dịch chuyển tới các vị trí, địa điểm có chi phí đắt đỏ hơn.
Các biện pháp hạn chế xuất khẩu cũng đang gia tăng – như trong các lĩnh vực thực phẩm, trang thiết bị y tế, dược phẩm. Tất cả yếu tố này sẽ dẫn đến tình trạng giá cả và chi phí trả lương cao hơn.
Một số những sự thay đổi đó, đặc biệt là trong chuỗi cung ứng, sẽ trở nên lâu dài và vĩnh viễn. Do vậy, trong khi các tác động lạm phát của chúng có thể không trở thành hiện thực khi mà tình trạng suy thoái còn tồn tại, thì chúng sẽ nổi lên một khi sự phục hồi bắt đầu diễn ra. Và sự phục hồi đó có thể diễn ra vào năm 2022.
Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa giảm phát phản đối rằng tác động lạm phát của sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang bị thổi phồng và phóng đại.
Thứ nhất, sẽ không dễ dàng để các chuỗi cung ứng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, nơi các chuỗi cung ứng đã ăn sâu bám rễ. Viễn cảnh tốt nhất là sự dịch chuyển này sẽ là một quá trình diễn ra chậm.
Thứ hai, một số doanh nghiệp sẽ tìm đến các địa điểm có chi phí thấp khác như Đông Nam Á và Mexico. Và việc chuyển hướng hoạt động sản xuất đến những địa điểm đắt đỏ hơn sẽ đi kèm với việc tự động hóa nhanh hơn, và điều này không nhất thiết sẽ dẫn đến giá cả cao hơn.
Tuy nhiên, trong khi những chuyên gia kinh tế vẫn chưa biết liệu tình trạng giảm phát nhiều hơn hay lạm phát nhiều hơn sẽ xuất hiện sau năm 2021, thì có sự thống nhất rộng rãi rằng tình trạng lạm phát nhiều hơn sẽ là có lợi. Rất nhiều khoản nợ quá mức mà các công ty, hộ gia đình và chính phủ đang gánh chịu sẽ được hạ thấp xuống trong điều kiện thực tế.
Tiến sỹ Roach cho rằng, trên thực tế, lạm phát cao hơn có thể là cách duy nhất để thoát khỏi vũng lầy nợ nần. Theo ông, đó chính xác là cách mà Mỹ cắt giảm hơn một nửa số nợ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai (từ 106% GDP xuống 47% GDP) từ năm 1947 đến năm 1957.
Tất nhiên sẽ có những người phải chịu thua thiệt - chủ yếu là những người tiết kiệm, các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và những người nắm giữ tiền mặt. Nhưng nền kinh tế nói chung sẽ được quay trở lại trên con đường tăng trưởng.
*Điều tồi tệ nhất của cả hai viễn cảnh
Tuy nhiên cũng vẫn tồn tại một khả năng khác, và đó là điều tồi tệ nhất cho thế giới sau năm 2022. Đó chính là tình trạng “lạm phát đình trệ” (lạm phát đi kèm giảm phát), tình trạng này vốn đã diễn ra phổ biến trong những năm 1970.
Tỷ lệ thất nghiệp có thể vẫn duy trì ở mức cao nếu đại dịch COVID-19 vẫn hiện hữu do các làn sóng lây nhiễm mới hoặc sự trì trệ trong việc phát triển vắc-xin. Điều này cũng có nghĩa rằng tình trạng suy thoái vẫn dai dẳng.
Đồng thời, các sản phẩm hàng hóa có thể bị giới hạn do các nhà máy bị buộc phải hoạt động dưới công suất. Cùng với việc chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, điều này có thể gây ra thêm tác động tới việc thiếu hụt hàng hóa, thúc đẩy tăng giá cả.
Lạm phát sẽ trở nên tồi tệ hơn với việc chính sách tiền tệ hóa tiếp tục diễn ra khiến các khoản thâm hụt tài khóa, các khoản nợ tăng cao chưa từng có, cùng với đó là sự suy yếu của đồng USD.
Mặc dù viễn cảnh u ám này là quan điểm thiểu số trong số các nhà kinh tế nhưng không thể loại trừ điều nà
Đa số các chuyên gia kinh tế đều cho rằng giảm phát sẽ tiếp tục diễn ra ít nhất là cho đến hết năm sau. Tuy nhiên, tình hình kinh tế sau năm 2021 lại có những sự đánh giá trái ngược nhau. Một số chuyên gia cho rằng tình trạng giảm phát sẽ tiếp tục. Những người khác lại cho rằng tình trạng lạm phát cao hơn sẽ không thể tránh khỏi và một số ít chuyên gia lại nhìn nhận rằng “lạm phát đình trệ” cuối cùng sẽ không thể tránh khỏi. Điều này rõ ràng là cần phải tìm hiểu xem sự khác nhau giữa các góc nhìn như trên là như nào.
*Vai trò của Fed
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vốn là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất trong việc quyết định những gì thế giới sẽ tiến tới, nhìn nhận rằng không nhiều khả năng xảy ra kịch bản lạm phát trong cả năm 2022.
Những dự báo mới nhất của cơ quan này cho rằng có sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ (thước đo lạm phát ưa thích của Fed) ở mức 1% trong năm 2020, 1,5% trong năm 2021 và 1,7% cho năm 2022. Tất cả đều nằm dưới tỷ lệ lạm phát mục tiêu của Fed là 2%. Và điều này cũng là dấu hiệu cho thấy Fed sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất gần 0% kéo dài ít nhất cho đến cuối năm 2022, trừ phi các dự báo của cơ quan này thay đổi.
Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra vô số lý lẽ để hỗ trợ cho những “tiên đoán” này. Với tỷ lệ thất nghiệp có khả năng vẫn ở mức cao (không chỉ ở Mỹ, mà còn ở hầu hết các nước), nhu cầu của người tiêu dùng sẽ suy yếu và áp lực tăng lương sẽ không còn nhiều.
Thói quen của người tiêu dùng cũng đã có những thay đổi, ví dụ như sử dụng thương mại điện tử nhiều hơn, lối sống thanh đạm hơn và tiết kiệm cũng cao hơn. Về phía doanh nghiệp, nhiều nhà máy chỉ đang hoạt động với một nửa công suất. Ngoài ra còn là tính không chắc chắn ở mức cao, dẫn đến vấn đề đầu tư suy yếu.
Giá dầu cũng đã đang giảm. Và đại dịch COVID-19 sẽ thúc đẩy sự gia tăng tự động hóa, giúp thúc đẩy năng suất. Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng tất cả các yếu tố này sẽ hạn chế việc gia tăng giá cả, ít nhất là trong năm tới.
Nhưng rồi điều gì sẽ xảy ra sau năm 2021, khi thế giới vượt qua giai đoạn này? Đó mới là vấn đề cần tranh luận.
*Lạm phát hay giảm phát?
Một trong những điểm bất đồng có liên quan đến các chính sách ứng phó đối với đại dịch COVID-19. Các ngân hàng trung ước đã bơm vài nghìn tỷ USD, đồng euro và đồng yen vào các nền kinh tế lớn của thế giới. Chỉ riêng Fed cũng đã "giải phóng" hơn 2.000 tỷ USD. Biểu đồ tăng trưởng nguồn cung tiền mở rộng M2 của Mỹ đã tăng vọt dựng đứng kể từ khi diễn ra đại dịch, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó cũng là câu chuyện tương tự diễn ra ở các nền kinh tế phát triển khác.
Trên hết, đã có sự gia tăng về chi tiêu tài khóa ở hầu hết mọi nơi, và đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến. Các nhà lập pháp Mỹ đã phê duyệt hơn 3.000 tỷ USD, tương đương khoảng 14% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, trong các khoản cấp vốn tài trợ khẩn cấp kể từ tháng 3/2020 và có thể còn nhiều hơn nữa. Không giống như sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phần lớn số tiền này đã không được chuyển đến các ngân hàng mà thay vào đó, được bơm vào nền kinh tế rộng lớn hơn.
Thâm hụt ngân sách hàng năm của Mỹ ước tính là 3.300 tỷ USD trong tài khóa hiện nay (kết thúc vào ngày 30/9), cao hơn gấp ba lần so với tài khóa trước. Tổng nợ công (tích lũy của sự thâm hụt ngân sách trong quá khứ và hiện tại) sẽ gần bằng 100% GDP, tiệm cận mức kỷ lục vào thời điểm diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ hai là 106% GDP. Trong trường hợp không có các đợt tăng thuế lớn, hiện vẫn chưa thấy có dấu hiệu xuất hiện, phần lớn khoản nợ công này sẽ phải được Fed “tiền tệ hóa”, dẫn đến sự suy yếu của đồng bạc xanh. Tất cả những điều này thường sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
Nhưng các nhà kinh tế theo quan điểm giảm phát chỉ ra rằng tình trạng thất nghiệp kéo dài, áp lực tiền lương thấp, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh sụt giảm sẽ nhiều hơn là bù đắp cho các tác động lạm phát. Họ cũng lưu ý rằng Nhật Bản đã tiến hành “tiền tệ hóa” thâm hụt và các khoản nợ của nước này trong nhiều năm qua nhưng vẫn đang phải chật vật chống giảm phát.
Tuy nhiên, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Olivier Blanchard, trong khi vẫn cho rằng tình trạng giảm phát sẽ nhiều khả năng hơn, nhưng vẫn thừa nhận về một viễn cảnh mà tại đó tình trạng lạm phát có thể diễn ra. Điều này sẽ xảy ra nếu có những làn sóng lây nhiễm đại dịch COVID-19 tiếp theo xuất hiện, khiến các nước buộc phải đưa ra thêm các biện pháp chi tiêu tài khóa.
Theo ông Blanchard, việc gia tăng các gói hỗ trợ tài chính sẽ dẫn đến sự gia tăng lớn về tỷ lệ nợ trên GDP. Nếu Fed tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất ở mức thấp - cho dù để ngăn chặn sự bùng nổ chi phí trả nợ hoặc chịu áp lực từ chính phủ dân túy - thì nền kinh tế sẽ trở nên quá nóng và lạm phát sẽ gia tăng. Tuy nhiên, ông Blanchard nhìn nhận rằng điều này là một viễn cảnh không nhiều khả năng xảy ra.
* Ảnh hưởng của tiến trình dịch chuyển chuỗi cung ứng
Một viễn cảnh khác đối với lạm phát, được nhiều nhà kinh tế học (trong đó có Tiến sỹ Stephen Roach thuộc Đại học Yale và Tiến sỹ Nouriel Roubini thuộc Đại học New York) nhắc đến là kết quả của xu hướng phi toàn cầu hóa. Việc gia tăng tiến trình toàn cầu hóa trong vòng 20 năm qua đã khuyến khích thêm nhiều hoạt động gia công. Ví dụ, các công ty tìm kiếm nguồn hàng hóa giá rẻ hơn từ Trung Quốc và từ các thị trường mới nổi khác và duy trì lượng hàng tồn kho nhỏ, giúp giảm chi phí và giá cả.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại tiến trình này sẽ đi vào quỹ đạo ngược lại. Các chuỗi cung ứng đang chuyển khỏi Trung Quốc, các lượng hàng hóa lưu kho sẽ tăng lên và thêm nhiều hoạt động sản xuất đang được dịch chuyển tới các vị trí, địa điểm có chi phí đắt đỏ hơn.
Các biện pháp hạn chế xuất khẩu cũng đang gia tăng – như trong các lĩnh vực thực phẩm, trang thiết bị y tế, dược phẩm. Tất cả yếu tố này sẽ dẫn đến tình trạng giá cả và chi phí trả lương cao hơn.
Một số những sự thay đổi đó, đặc biệt là trong chuỗi cung ứng, sẽ trở nên lâu dài và vĩnh viễn. Do vậy, trong khi các tác động lạm phát của chúng có thể không trở thành hiện thực khi mà tình trạng suy thoái còn tồn tại, thì chúng sẽ nổi lên một khi sự phục hồi bắt đầu diễn ra. Và sự phục hồi đó có thể diễn ra vào năm 2022.
Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa giảm phát phản đối rằng tác động lạm phát của sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang bị thổi phồng và phóng đại.
Thứ nhất, sẽ không dễ dàng để các chuỗi cung ứng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, nơi các chuỗi cung ứng đã ăn sâu bám rễ. Viễn cảnh tốt nhất là sự dịch chuyển này sẽ là một quá trình diễn ra chậm.
Thứ hai, một số doanh nghiệp sẽ tìm đến các địa điểm có chi phí thấp khác như Đông Nam Á và Mexico. Và việc chuyển hướng hoạt động sản xuất đến những địa điểm đắt đỏ hơn sẽ đi kèm với việc tự động hóa nhanh hơn, và điều này không nhất thiết sẽ dẫn đến giá cả cao hơn.
Tuy nhiên, trong khi những chuyên gia kinh tế vẫn chưa biết liệu tình trạng giảm phát nhiều hơn hay lạm phát nhiều hơn sẽ xuất hiện sau năm 2021, thì có sự thống nhất rộng rãi rằng tình trạng lạm phát nhiều hơn sẽ là có lợi. Rất nhiều khoản nợ quá mức mà các công ty, hộ gia đình và chính phủ đang gánh chịu sẽ được hạ thấp xuống trong điều kiện thực tế.
Tiến sỹ Roach cho rằng, trên thực tế, lạm phát cao hơn có thể là cách duy nhất để thoát khỏi vũng lầy nợ nần. Theo ông, đó chính xác là cách mà Mỹ cắt giảm hơn một nửa số nợ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai (từ 106% GDP xuống 47% GDP) từ năm 1947 đến năm 1957.
Tất nhiên sẽ có những người phải chịu thua thiệt - chủ yếu là những người tiết kiệm, các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và những người nắm giữ tiền mặt. Nhưng nền kinh tế nói chung sẽ được quay trở lại trên con đường tăng trưởng.
*Điều tồi tệ nhất của cả hai viễn cảnh
Tuy nhiên cũng vẫn tồn tại một khả năng khác, và đó là điều tồi tệ nhất cho thế giới sau năm 2022. Đó chính là tình trạng “lạm phát đình trệ” (lạm phát đi kèm giảm phát), tình trạng này vốn đã diễn ra phổ biến trong những năm 1970.
Tỷ lệ thất nghiệp có thể vẫn duy trì ở mức cao nếu đại dịch COVID-19 vẫn hiện hữu do các làn sóng lây nhiễm mới hoặc sự trì trệ trong việc phát triển vắc-xin. Điều này cũng có nghĩa rằng tình trạng suy thoái vẫn dai dẳng.
Đồng thời, các sản phẩm hàng hóa có thể bị giới hạn do các nhà máy bị buộc phải hoạt động dưới công suất. Cùng với việc chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, điều này có thể gây ra thêm tác động tới việc thiếu hụt hàng hóa, thúc đẩy tăng giá cả.
Lạm phát sẽ trở nên tồi tệ hơn với việc chính sách tiền tệ hóa tiếp tục diễn ra khiến các khoản thâm hụt tài khóa, các khoản nợ tăng cao chưa từng có, cùng với đó là sự suy yếu của đồng USD.
Mặc dù viễn cảnh u ám này là quan điểm thiểu số trong số các nhà kinh tế nhưng không thể loại trừ điều nà