Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo Reuters/AFP
Ngày 15/9, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết rằng Mỹ đã vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu khi áp đặt các biện pháp thuế trong cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng chống lại Trung Quốc. Phán quyết của WTO đã kích động sự tức giận từ Washington.
Chính quyền Trump nói rằng các biện pháp thuế được áp dụng cách đây 2 năm với hơn 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc là hợp lý bởi Trung Quốc đã đánh cắp sở hữu trí tuệ và buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ để đổi lấy việc tiếp cận thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hội đồng giải quyết tranh chấp của WTO gồm 3 thành viên nói rằng các biện pháp thuế của Mỹ vi phạm các quy tắc thương mại bởi chúng chỉ áp dụng riêng với Trung Quốc và vượt qua mức tối đa mà Mỹ từng nhất trí. Hội đồng kết luận rằng Washington khi đó đã không lý giải thỏa đáng tại sao các biện pháp của họ được coi là ngoại lệ hợp lý.
Phản ứng trước phán quyết này, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói: “Báo cáo của hội đồng chỉ xác nhận lại những gì mà chính quyền Trump đã nhắc tới trong 4 năm qua, đó là: WTO hoàn toàn không thể ngăn chặn các hành vi gây hại của Trung Quốc về công nghệ”. Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, tôn trọng các quy tắc và phán quyết của WTO và hy vọng Washington cũng vậy.
Quyết định này sẽ gần như không có tác động ngay lập tức với các biện pháp thuế quan của Mỹ và chỉ là sự khởi đầu của một tiến trình pháp lý mà có thể mất tới vài năm để thực thi. Tiến trình này cuối cùng sẽ dẫn tới các biện pháp trả đũa được WTO chấp thuận - các động thái mà Trung Quốc đã tự tiến hành.
Mỹ có thể sẽ kháng cáo phán quyết hôm 15/9 của WTO. Tuy nhiên, điều đó sẽ đẩy vụ việc vào khoảng trống pháp lý bởi Washington đã ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán vào cơ quan phúc thẩm của WTO, ngăn chặn cơ quan này có đủ thành viên tối thiểu cần thiết để xét xử các vụ việc.
Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đã khởi động Cơ chế trọng tài phúc thẩm tạm thời nhiều bên (MIPA) để xét xử kháng cáo các phán quyết về tranh chấp thương mại, nhưng Mỹ không tham gia vào cơ chế này.
Hội đồng WTO nhận thức rõ rằng họ đang rơi vào tình huống khó khăn. Họ nhấn mạnh rằng họ chỉ xem xét các biện pháp của Mỹ chứ không xem xét các biện pháp trả đũa của Trung Quốc - điều mà Washington không đệ trình phản đối trước WTO. Báo cáo kết luận: “Hội đồng nhận thức rõ về bối cảnh lớn hơn mà hệ thống WTO đang vận hành, một bối cảnh phản ánh một loạt căng thẳng thương mại toàn cầu chưa từng có tiền lệ".
Hội đồng đề xuất rằng Mỹ điều chỉnh các biện pháp “phù hợp với các nghĩa vụ của họ” nhưng cũng khuyến khích hai bên làm việc để giải quyết tranh chấp. Hội đồng này nói: “Hiện vẫn còn thời gian để các bên đánh giá lại trong lúc các tiến trình vẫn đang tiếp diễn và tiếp tục cân nhắc các cơ hội cho các giải pháp được các bên nhất trí”.
Tuyên bố hôm 15/9 đánh dấu động thái đầu tiên trong một loạt phán quyết được dự đoán đưa ra bởi hội đồng của WTO sau khi nhiều quốc gia đâm đơn kiện về quyết định của Trump nhằm áp thuế cao đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu.
Trở lại khoảng thời gian khi hội đồng này được thiết lập, đại diện của Trung Quốc nói với WTO rằng các biện pháp thuế được áp đặt là “sự vi phạm trắng trợn các nghĩa vụ của Mỹ theo các thỏa thuận của WTO và nó đặt ra thách thức mang tính hệ thống đối với hệ thống thương mại đa phương”. Trong khi đó, Washington đã chỉ trích vụ kiện của Trung Quốc khi đó là “hoàn toàn mang tính đạo đức giả”, viện dẫn “các biện pháp thuế phân biệt đối xử” được Trung Quốc áp dụng song song.
Margaret Cekuta, cựu quan chức Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), người từng giúp soạn thảo bản báo cáo quan trọng về các hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc được đưa ra trước các biện pháp thuế của Trump, cho rằng quyết định của WTO có thể thúc đẩy quyết định của Trump về việc rời khỏi WTO hoặc càng làm củng cố quan điểm của Mỹ về việc cải tổ cơ quan có tuổi đời 25 năm này. Bà Cekuta, hiện là Giám đốc công ty Capitol Counsel, nói: “Phán quyết này càng củng cố lập luận của chính quyền rằng WTO đã lỗi thời. Nếu họ không thể đưa ra phán quyết về quyền sở hữu trí tuệ, thì liệu quan điểm của họ về nền kinh tế rộng lớn hơn sắp tới sẽ ra sao?”.
Tổng thống Trump, một người chỉ trích các tổ chức đa phương, đã rút Mỹ khỏi Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) và có kế hoạch rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ngày 15/9, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết rằng Mỹ đã vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu khi áp đặt các biện pháp thuế trong cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng chống lại Trung Quốc. Phán quyết của WTO đã kích động sự tức giận từ Washington.
Chính quyền Trump nói rằng các biện pháp thuế được áp dụng cách đây 2 năm với hơn 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc là hợp lý bởi Trung Quốc đã đánh cắp sở hữu trí tuệ và buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ để đổi lấy việc tiếp cận thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hội đồng giải quyết tranh chấp của WTO gồm 3 thành viên nói rằng các biện pháp thuế của Mỹ vi phạm các quy tắc thương mại bởi chúng chỉ áp dụng riêng với Trung Quốc và vượt qua mức tối đa mà Mỹ từng nhất trí. Hội đồng kết luận rằng Washington khi đó đã không lý giải thỏa đáng tại sao các biện pháp của họ được coi là ngoại lệ hợp lý.
Phản ứng trước phán quyết này, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói: “Báo cáo của hội đồng chỉ xác nhận lại những gì mà chính quyền Trump đã nhắc tới trong 4 năm qua, đó là: WTO hoàn toàn không thể ngăn chặn các hành vi gây hại của Trung Quốc về công nghệ”. Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, tôn trọng các quy tắc và phán quyết của WTO và hy vọng Washington cũng vậy.
Quyết định này sẽ gần như không có tác động ngay lập tức với các biện pháp thuế quan của Mỹ và chỉ là sự khởi đầu của một tiến trình pháp lý mà có thể mất tới vài năm để thực thi. Tiến trình này cuối cùng sẽ dẫn tới các biện pháp trả đũa được WTO chấp thuận - các động thái mà Trung Quốc đã tự tiến hành.
Mỹ có thể sẽ kháng cáo phán quyết hôm 15/9 của WTO. Tuy nhiên, điều đó sẽ đẩy vụ việc vào khoảng trống pháp lý bởi Washington đã ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán vào cơ quan phúc thẩm của WTO, ngăn chặn cơ quan này có đủ thành viên tối thiểu cần thiết để xét xử các vụ việc.
Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đã khởi động Cơ chế trọng tài phúc thẩm tạm thời nhiều bên (MIPA) để xét xử kháng cáo các phán quyết về tranh chấp thương mại, nhưng Mỹ không tham gia vào cơ chế này.
Hội đồng WTO nhận thức rõ rằng họ đang rơi vào tình huống khó khăn. Họ nhấn mạnh rằng họ chỉ xem xét các biện pháp của Mỹ chứ không xem xét các biện pháp trả đũa của Trung Quốc - điều mà Washington không đệ trình phản đối trước WTO. Báo cáo kết luận: “Hội đồng nhận thức rõ về bối cảnh lớn hơn mà hệ thống WTO đang vận hành, một bối cảnh phản ánh một loạt căng thẳng thương mại toàn cầu chưa từng có tiền lệ".
Hội đồng đề xuất rằng Mỹ điều chỉnh các biện pháp “phù hợp với các nghĩa vụ của họ” nhưng cũng khuyến khích hai bên làm việc để giải quyết tranh chấp. Hội đồng này nói: “Hiện vẫn còn thời gian để các bên đánh giá lại trong lúc các tiến trình vẫn đang tiếp diễn và tiếp tục cân nhắc các cơ hội cho các giải pháp được các bên nhất trí”.
Tuyên bố hôm 15/9 đánh dấu động thái đầu tiên trong một loạt phán quyết được dự đoán đưa ra bởi hội đồng của WTO sau khi nhiều quốc gia đâm đơn kiện về quyết định của Trump nhằm áp thuế cao đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu.
Trở lại khoảng thời gian khi hội đồng này được thiết lập, đại diện của Trung Quốc nói với WTO rằng các biện pháp thuế được áp đặt là “sự vi phạm trắng trợn các nghĩa vụ của Mỹ theo các thỏa thuận của WTO và nó đặt ra thách thức mang tính hệ thống đối với hệ thống thương mại đa phương”. Trong khi đó, Washington đã chỉ trích vụ kiện của Trung Quốc khi đó là “hoàn toàn mang tính đạo đức giả”, viện dẫn “các biện pháp thuế phân biệt đối xử” được Trung Quốc áp dụng song song.
Margaret Cekuta, cựu quan chức Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), người từng giúp soạn thảo bản báo cáo quan trọng về các hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc được đưa ra trước các biện pháp thuế của Trump, cho rằng quyết định của WTO có thể thúc đẩy quyết định của Trump về việc rời khỏi WTO hoặc càng làm củng cố quan điểm của Mỹ về việc cải tổ cơ quan có tuổi đời 25 năm này. Bà Cekuta, hiện là Giám đốc công ty Capitol Counsel, nói: “Phán quyết này càng củng cố lập luận của chính quyền rằng WTO đã lỗi thời. Nếu họ không thể đưa ra phán quyết về quyền sở hữu trí tuệ, thì liệu quan điểm của họ về nền kinh tế rộng lớn hơn sắp tới sẽ ra sao?”.
Tổng thống Trump, một người chỉ trích các tổ chức đa phương, đã rút Mỹ khỏi Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) và có kế hoạch rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).