Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Quan hệ Mỹ-Trung chắc chắn là mối quan hệ nước lớn được quan tâm nhất hiện nay. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã nổ ra cuộc chiến thương mại và cuộc chiến công nghệ. Mỹ không chỉ trực tiếp áp đặt thuế quan thương mại bổ sung đối với Trung Quốc đang trỗi dậy, mà trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn áp dụng một loạt biện pháp hạn chế nhằm vào "Made in China 2025" - kế hoạch phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc. Các tập đoàn công nghệ cao của Trung Quốc như Huawei, ZTE đều bị liệt vào danh sách trừng phạt của Mỹ.
Báo Liên hợp buổi sáng của Singapore có chi nhánh ở Hong Kong (Trung Quốc) nhận định, đại dịch toàn cầu bắt đầu từ năm nay đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, Mỹ-Trung đã giao tranh quyết liệt trong một loạt vấn đề như nguồn gốc của virus, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khi các vấn đề địa chính trị liên quan đến vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng theo đó tiếp tục nóng lên. Một số nhà quan sát thậm chí còn đưa ra kết luận rằng Mỹ-Trung đã “tách rời” hoàn toàn hay rơi vào một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới”. Dư luận bắt đầu lo lắng về việc liệu một số quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương có phải đối mặt với vấn đề hóc búa “chọn bên nào” giữa Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại xu hướng của cuộc chiến thương mại và cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức cách đây 4 năm, không khó để nhận thấy mặc dù cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm gần đây đã diễn ra rất gay gắt trên các lĩnh vực nói trên, nhưng vẫn tồn tại giới hạn đáy trong cuộc đối đầu giữa hai bên. Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau khiến chiến tranh thương mại và chiến tranh công nghệ khó có thể tiến triển thành sự tách rời hoàn toàn giữa hai nước trong những lĩnh vực này. Khi bầu cử Mỹ đến gần, quan hệ Mỹ-Trung có thể phải đối mặt với một “thời kỳ cửa sổ” mới.
Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Trump đã đưa ra ý tưởng chơi “lá bài thương mại” chống lại Trung Quốc, cho rằng thâm hụt thương mại rất lớn của Mỹ đối với Trung Quốc trong một thời kỳ dài là do thương mại không công bằng mang lại, tạo ra nạn thất nghiệp và những khó khăn tài chính của Mỹ. Ông Trump ngay sau khi nhậm chức đã lập tức thực hiện cam kết, không chỉ tin dùng các nhà kinh tế diều hâu chống Trung Quốc, mà còn bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại kéo dài với giới lãnh đạo Trung Quốc.
Bầu không khí ngày càng căng thẳng của các cuộc đàm phán cuối cùng đã khiến Mỹ áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong năm 2018. Trung Quốc ngay lập tức dùng đến biện pháp tăng thuế để trả đũa, và cuộc chiến thương mại chính thức nổ ra. Sau đó, các nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước từng đạt được đồng thuận, nhưng cuộc chiến thuế quan giữa hai nước trong năm 2019 diễn ra ngày càng gay gắt, cho đến đầu năm nay khi Thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết, cuộc chiến thương mại mới tạm thời kết thúc.
Từ bối cảnh phát triển của chiến tranh thương mại, có thể thấy, mặc dù đối đầu Mỹ Trung rất gay gắt và hai bên có nhiều khác biệt, nhưng sự bổ sung rất lớn trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước đã giúp hai bên cuối cùng cũng đi đến ký kết thỏa thuận. Mặc dù việc thực hiện thỏa thuận đã bị thách thức bởi dịch bệnh COVID-19 trong năm nay, nhưng kim ngạch thương mại giữa Mỹ-Trung vẫn ở mức cao, hai bên là một trong những đối tác thương mại chính của nhau.
Trong lĩnh vực đầu tư, đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đã tăng trưởng 6% trong nửa đầu năm nay khi dịch bệnh vẫn đang hoành hành. Điều này liên quan rất nhiều đến thỏa thuận giai đoạn đầu mà Mỹ-Trung đã đạt được, cũng như việc Trung Quốc không ngừng mở cửa và cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, Mỹ vẫn chưa tiếp tục áp đặt thuế quan quy mô lớn đối với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại, cuộc chiến thương mại dù chưa chính thức kết thúc nhưng không vì thế mà xấu đi. Đồng thời, ông Trump đã không đạt được mục tiêu giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc thông qua cuộc chiến thương mại, ngược lại, mức thâm hụt thương mại này vẫn đang không ngừng tăng lên trong nhiệm kỳ của ông Trump. Xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 8/2020 tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump sắp kết thúc, khả năng cuộc chiến thương mại tiếp tục kéo dài là không lớn.
Trong lĩnh vực chiến tranh công nghệ, mặc dù có những tranh cãi xung quanh các vấn đề Huawei, TikTok, WeChat và các sinh viên Trung Quốc đang học tập, nghiên cứu tại Mỹ…, nhưng Mỹ đến nay vẫn không hoàn toàn phong tỏa được sự tồn tại của các sản phẩm hoặc dịch vụ này ở Mỹ, và vẫn còn hàng trăm nghìn sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc ở lại Mỹ để học tập, nghiên cứu và tham quan.
Chính phủ Mỹ đã nhiều lần tạm hoãn các biện pháp trừng phạt đối với các công ty công nghệ Trung Quốc và đôi khi áp dụng một số giải pháp thay thế để giảm tác động. Ví dụ gần đây nhất là việc Chính quyền Tổng thống Trump bất ngờ thay đổi quyết định vào phút chót, chấp thuận cho TikTok tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Mỹ, đồng thời lệnh cấm của Chính phủ Mỹ đối với WeChat cũng bị trì hoãn do những chất vấn liên quan hiến pháp. Đại diện của giới khoa học và giáo dục Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cho rằng những hạn chế và kiểm duyệt quá mức cản trở việc trao đổi nghiên cứu khoa học bình thường giữa hai nước, không phù hợp với lợi ích quốc gia của chính Mỹ.
Từ góc độ hiệu quả, tác động của cuộc chiến công nghệ kiểu này đối với các doanh nghiệp Trung Quốc cũng bị hạn chế. Dưới sức ép liên tục của Mỹ, các lô hàng điện thoại thông minh của Huawei trong quý II/2020 đã ngược lại, vượt qua Samsung để lần đầu tiên giành ngôi quán quân trên thị trường toàn cầu.
Từ những phân tích trên, có thể thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của Mỹ-Trung trong lĩnh vực thương mại và công nghệ đã hạn chế không gian cho sự phát triển chiều sâu của chiến tranh thương mại và chiến tranh công nghệ. Định hướng chính sách này không những không đạt được mục đích đã định mà còn không bền vững vì nó tách rời khỏi xu thế phát triển của toàn cầu hóa và các nền tảng cơ bản của quan hệ kinh tế, thương mại và công nghệ giữa hai nước.
Hiện nay, biến số lớn nhất ảnh hưởng đến quan hệ hai nước Mỹ-Trung đến từ lĩnh vực địa chính trị chứ không phải lĩnh vực thương mại hay công nghệ. Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày càng đến gần, dư luận phổ biến quan tâm liệu ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden có thay đổi chính sách cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc hay không.
Nhưng điều thực sự cần chú ý là, không phải là những thay đổi có thể xảy ra trong phong cách cầm quyền này, mà là liệu ông Biden nếu trúng cử, sẽ lựa chọn gây sức ép lên Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và công nghệ như ông Trump, hay ông Biden sẽ thay đổi chiến lược và chuyển hướng cứng rắn với Trung Quốc về các lĩnh vực địa chính trị và an ninh hay không.
Nếu vế hai (chọn cách cứng rắn với Trung Quốc về các lĩnh vực địa chính trị và an ninh) xảy ra, tình hình sẽ phức tạp hơn chiến tranh thương mại hay chiến tranh công nghệ, sẽ đặt ra thách thức lớn hơn đối với Trung Quốc. Xét cho cùng, ông Trump vốn xuất thân là một doanh nhân, bản thân ông cũng không gây sức ép quá lớn lên Trung Quốc về các lĩnh vực quân sự, an ninh hay nhân quyền.
Ông Biden thì khác, là một chính trị gia nặng ký của Đảng Dân chủ trong một thời gian dài, ông nhạy cảm hơn với các vấn đề như nhân quyền và địa chính trị. Do đó, nếu đắc cử, ông Biden có thể sẽ dần làm nhạt hóa chiến tranh thương mại và chiến tranh công nghệ, thay vào đó lựa chọn gây sức ép lên Trung Quốc trong các lĩnh vực như địa lý, an ninh và ý thức hệ.
Báo Liên hợp buổi sáng của Singapore có chi nhánh ở Hong Kong (Trung Quốc) nhận định, đại dịch toàn cầu bắt đầu từ năm nay đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, Mỹ-Trung đã giao tranh quyết liệt trong một loạt vấn đề như nguồn gốc của virus, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khi các vấn đề địa chính trị liên quan đến vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng theo đó tiếp tục nóng lên. Một số nhà quan sát thậm chí còn đưa ra kết luận rằng Mỹ-Trung đã “tách rời” hoàn toàn hay rơi vào một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới”. Dư luận bắt đầu lo lắng về việc liệu một số quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương có phải đối mặt với vấn đề hóc búa “chọn bên nào” giữa Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại xu hướng của cuộc chiến thương mại và cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức cách đây 4 năm, không khó để nhận thấy mặc dù cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm gần đây đã diễn ra rất gay gắt trên các lĩnh vực nói trên, nhưng vẫn tồn tại giới hạn đáy trong cuộc đối đầu giữa hai bên. Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau khiến chiến tranh thương mại và chiến tranh công nghệ khó có thể tiến triển thành sự tách rời hoàn toàn giữa hai nước trong những lĩnh vực này. Khi bầu cử Mỹ đến gần, quan hệ Mỹ-Trung có thể phải đối mặt với một “thời kỳ cửa sổ” mới.
Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Trump đã đưa ra ý tưởng chơi “lá bài thương mại” chống lại Trung Quốc, cho rằng thâm hụt thương mại rất lớn của Mỹ đối với Trung Quốc trong một thời kỳ dài là do thương mại không công bằng mang lại, tạo ra nạn thất nghiệp và những khó khăn tài chính của Mỹ. Ông Trump ngay sau khi nhậm chức đã lập tức thực hiện cam kết, không chỉ tin dùng các nhà kinh tế diều hâu chống Trung Quốc, mà còn bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại kéo dài với giới lãnh đạo Trung Quốc.
Bầu không khí ngày càng căng thẳng của các cuộc đàm phán cuối cùng đã khiến Mỹ áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong năm 2018. Trung Quốc ngay lập tức dùng đến biện pháp tăng thuế để trả đũa, và cuộc chiến thương mại chính thức nổ ra. Sau đó, các nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước từng đạt được đồng thuận, nhưng cuộc chiến thuế quan giữa hai nước trong năm 2019 diễn ra ngày càng gay gắt, cho đến đầu năm nay khi Thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết, cuộc chiến thương mại mới tạm thời kết thúc.
Từ bối cảnh phát triển của chiến tranh thương mại, có thể thấy, mặc dù đối đầu Mỹ Trung rất gay gắt và hai bên có nhiều khác biệt, nhưng sự bổ sung rất lớn trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước đã giúp hai bên cuối cùng cũng đi đến ký kết thỏa thuận. Mặc dù việc thực hiện thỏa thuận đã bị thách thức bởi dịch bệnh COVID-19 trong năm nay, nhưng kim ngạch thương mại giữa Mỹ-Trung vẫn ở mức cao, hai bên là một trong những đối tác thương mại chính của nhau.
Trong lĩnh vực đầu tư, đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đã tăng trưởng 6% trong nửa đầu năm nay khi dịch bệnh vẫn đang hoành hành. Điều này liên quan rất nhiều đến thỏa thuận giai đoạn đầu mà Mỹ-Trung đã đạt được, cũng như việc Trung Quốc không ngừng mở cửa và cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, Mỹ vẫn chưa tiếp tục áp đặt thuế quan quy mô lớn đối với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại, cuộc chiến thương mại dù chưa chính thức kết thúc nhưng không vì thế mà xấu đi. Đồng thời, ông Trump đã không đạt được mục tiêu giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc thông qua cuộc chiến thương mại, ngược lại, mức thâm hụt thương mại này vẫn đang không ngừng tăng lên trong nhiệm kỳ của ông Trump. Xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 8/2020 tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump sắp kết thúc, khả năng cuộc chiến thương mại tiếp tục kéo dài là không lớn.
Trong lĩnh vực chiến tranh công nghệ, mặc dù có những tranh cãi xung quanh các vấn đề Huawei, TikTok, WeChat và các sinh viên Trung Quốc đang học tập, nghiên cứu tại Mỹ…, nhưng Mỹ đến nay vẫn không hoàn toàn phong tỏa được sự tồn tại của các sản phẩm hoặc dịch vụ này ở Mỹ, và vẫn còn hàng trăm nghìn sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc ở lại Mỹ để học tập, nghiên cứu và tham quan.
Chính phủ Mỹ đã nhiều lần tạm hoãn các biện pháp trừng phạt đối với các công ty công nghệ Trung Quốc và đôi khi áp dụng một số giải pháp thay thế để giảm tác động. Ví dụ gần đây nhất là việc Chính quyền Tổng thống Trump bất ngờ thay đổi quyết định vào phút chót, chấp thuận cho TikTok tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Mỹ, đồng thời lệnh cấm của Chính phủ Mỹ đối với WeChat cũng bị trì hoãn do những chất vấn liên quan hiến pháp. Đại diện của giới khoa học và giáo dục Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cho rằng những hạn chế và kiểm duyệt quá mức cản trở việc trao đổi nghiên cứu khoa học bình thường giữa hai nước, không phù hợp với lợi ích quốc gia của chính Mỹ.
Từ góc độ hiệu quả, tác động của cuộc chiến công nghệ kiểu này đối với các doanh nghiệp Trung Quốc cũng bị hạn chế. Dưới sức ép liên tục của Mỹ, các lô hàng điện thoại thông minh của Huawei trong quý II/2020 đã ngược lại, vượt qua Samsung để lần đầu tiên giành ngôi quán quân trên thị trường toàn cầu.
Từ những phân tích trên, có thể thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của Mỹ-Trung trong lĩnh vực thương mại và công nghệ đã hạn chế không gian cho sự phát triển chiều sâu của chiến tranh thương mại và chiến tranh công nghệ. Định hướng chính sách này không những không đạt được mục đích đã định mà còn không bền vững vì nó tách rời khỏi xu thế phát triển của toàn cầu hóa và các nền tảng cơ bản của quan hệ kinh tế, thương mại và công nghệ giữa hai nước.
Hiện nay, biến số lớn nhất ảnh hưởng đến quan hệ hai nước Mỹ-Trung đến từ lĩnh vực địa chính trị chứ không phải lĩnh vực thương mại hay công nghệ. Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày càng đến gần, dư luận phổ biến quan tâm liệu ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden có thay đổi chính sách cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc hay không.
Nhưng điều thực sự cần chú ý là, không phải là những thay đổi có thể xảy ra trong phong cách cầm quyền này, mà là liệu ông Biden nếu trúng cử, sẽ lựa chọn gây sức ép lên Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và công nghệ như ông Trump, hay ông Biden sẽ thay đổi chiến lược và chuyển hướng cứng rắn với Trung Quốc về các lĩnh vực địa chính trị và an ninh hay không.
Nếu vế hai (chọn cách cứng rắn với Trung Quốc về các lĩnh vực địa chính trị và an ninh) xảy ra, tình hình sẽ phức tạp hơn chiến tranh thương mại hay chiến tranh công nghệ, sẽ đặt ra thách thức lớn hơn đối với Trung Quốc. Xét cho cùng, ông Trump vốn xuất thân là một doanh nhân, bản thân ông cũng không gây sức ép quá lớn lên Trung Quốc về các lĩnh vực quân sự, an ninh hay nhân quyền.
Ông Biden thì khác, là một chính trị gia nặng ký của Đảng Dân chủ trong một thời gian dài, ông nhạy cảm hơn với các vấn đề như nhân quyền và địa chính trị. Do đó, nếu đắc cử, ông Biden có thể sẽ dần làm nhạt hóa chiến tranh thương mại và chiến tranh công nghệ, thay vào đó lựa chọn gây sức ép lên Trung Quốc trong các lĩnh vực như địa lý, an ninh và ý thức hệ.