Yếu tố kinh tế trong chiến dịch tái tranh cử của ông Trump

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 3Lượt xem: 1,530
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo nhận định của bài viết trên báo The Straits Times ngày 10/8, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây sẽ là cuộc đấu giữa Tổng thống Donald Trump với chính bản thân mình hơn là với đối thủ Joe Biden.

Trong bối cảnh đó, nỗ lực tái cử của ông Trump sẽ được quyết định bởi các lá phiếu của cử tri như một cuộc trưng cầu dân ý về những gì ông đã làm trong nhiệm kỳ đầu của mình.

Cho đến cuối tháng 1/2020, khi số ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận ở Mỹ, người ta cho rằng nhờ có một nền kinh tế hùng mạnh mà những việc làm sai lầm của ông Trump đã bị lu mờ. Trước đó, ông Trump bị cáo buộc lạm dụng quyền lực để gây chia rẽ tới mức kỷ lục các mối quan hệ sắc tộc, làm suy yếu đáng kể trật tự thế giới. Tuy nhiên, khi số ca mắc COVID-19 tăng lên hơn 5 triệu người chỉ trong 6 tháng, những tuyên bố đầy tự hào của ông Trump về việc thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thị trường chứng khoán và việc làm đã bị lu mờ hoàn toàn bởi vấn đề duy nhất là cách thức ông xử lý dịch bệnh.

Còn vài tuần trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu sớm ở một số bang và chỉ còn chưa đến 3 tháng là đến ngày bầu cử chính thức, đối thủ Joe Biden thuộc đảng Dân chủ đang đã dẫn trước ông Trump ít nhất 6 điểm trong các cuộc thăm dò dư luận quốc gia.

Trong khi đó ở các bang “chiến trường”, nơi quyết định số người thắng theo hệ thống bầu cử của Mỹ, ông Biden đã thiết lập được một lợi thế rõ ràng. Ông cũng đang thu hẹp khoảng cách trong các quỹ vận động tranh cử, vốn có ý nghĩa then chốt đối với việc quảng bá và huy động người ủng hộ.

Sự vô hình đáng chú ý của ông Biden trước cử tri, so với sự hiện diện thường xuyên của ông Trump trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông xã hội, đang thay đổi. Dự kiến ngày 20/8, ông Biden sẽ nêu tên người liên danh tranh cử với mình và có bài phát biểu về việc tranh cử vào Nhà Trắng. Bài phát biểu chính thức của ông Trump với tư cách là ứng cử viên sẽ diễn ra một tuần sau đó.

Bị mất đi yếu tố kinh tế vốn là một lợi thế đáng tin cậy nhằm thu hút lá phiếu cử tri, ông Trump đã phải nỗ lực mở rộng cơ sở ủng hộ và cải thiện tỷ lệ ủng hộ của mình. Trong những ngày gần đây, ông Trump đã tìm cách gia tăng các biện pháp đối phó với dịch bệnh, khuyến khích người dân sử dụng khẩu trang và đưa ra những tuyên bố thận trọng hơn.

Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm tiêu hao một kênh thu hút cử tri có ý nghĩa sống còn. Dù vậy, sẽ có ba cuộc tranh luận trước bầu cử giữa hai ứng cử viên có thể cho phép ông có được sức mạnh thuyết phục nào đó. Các nhà phân tích cho rằng cách thức cuộc tranh luận phù hợp với phong cách hay gây gổ của ông Trump và bất lợi cho ông Biden.

Tuy nhiên, thử thách lớn nhất là đối với hệ thống bầu cử của Mỹ, được định hình lại trước khi xảy ra dịch bệnh. Trong cuộc bầu cử trước, 1/4 số cử tri bỏ phiếu qua đường bưu điện. Vào tháng 11 tới đây, khi số ca tử vong vì COVID-19 ở Mỹ dự kiến tới 250.000 người, số lượng cử tri bỏ phiếu qua đường bưu điện sẽ tăng lên và những ảnh hưởng có thể là rất tồi tệ.

Các cử tri thuộc đảng Dân chủ có xu hướng ủng hộ bỏ phiếu qua đường bưu điện, trong khi ông Trump lên án hình thức bỏ phiếu này dễ có nhiều gian lận. Nếu nhiều người hơn thực hiện bỏ phiếu qua đường bưu điện, kết quả có thể bị trì hoãn. Các cử tri và ứng viên có thể nghi ngờ về hành vi gian lận và đặt vấn đề về tính hợp pháp của cuộc bầu cử. Một số sẽ suy diễn về sự can thiệp từ Trung Quốc hay Nga. Trong bối cảnh đó, đối với nước Mỹ, thách thức về tính trung thực này đáng được theo dõi.
 
A

admin1

Administrator
  • A

    admin1

Joe Biden thuộc đảng Dân chủ đang đã dẫn trước ông Trump ít nhất 6 điểm
 
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Joe Biden thuộc đảng Dân chủ đang đã dẫn trước ông Trump ít nhất 6 điểm
cơ mà đa số người Mỹ đều cho rằng ông Trump sẽ làm tốt hơn ông Biden về điều hành kinh tế
 
Bên trên