Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Giao dịch là một hoạt động rủi ro tự nhiên và việc tìm kiếm mức rủi ro thích hợp không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Quản lý rủi ro, liên quan trực tiếp đến khối lượng vào lệnh, là một trong những khía cạnh quan trọng của Trading - bất kể phong cách và khung thời gian giao dịch.
2 Trader dùng chung 1 hệ thống nhưng có 2 phương pháp quản lý vốn khác nhau sẽ tạo nên 2 kết quả khác nhau. Quản lý vốn chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa các Trader.
Thật không may, những chiến lược và hệ thống phân tích kỹ thuật lại đang là tâm điểm chú ý của hầu hết các Trader. Vì thế, quản lý rủi ro và định cỡ volume vào lệnh rất hiếm khi được đề cập đến. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 3 phương quản lý rủi ro cơ bản và đơn giản nhất hiện nay.
Quản lý rủi ro theo tỷ lệ rủi ro cố định:
Cách hoạt động:
Chiến lược quản lý rủi ro này bao gồm việc mua bán một lượng đơn vị nhất định trên mỗi lượng vốn nắm giữ. Nó được phổ biến bởi huyền thoại "Turtles" vào những năm 1980 (vụ đặt cược nổi tiếng giữa Richard Dennis và William Eckhardt). Chiến lược này là một thành phần quan trọng trong thành công của họ.
Bạn chấp nhận mất 100 USD cho một lệnh thì có nghĩa nếu bạn muốn duy trì 10 lệnh, bạn chấp nhận mất 1000 USD.
Thí dụ:
Bạn có thể quyết định mua 1 hợp đồng nhỏ cho mỗi 5.000 USD mà bạn có. Tùy thuộc vào hợp đồng mà bạn đang giao dịch, bạn sẽ có đòn bẩy 2:1. Ngay sau khi số vốn của bạn tăng thêm $ 5,000, bạn sẽ tự động thêm 1 hợp đồng.
Nhược điểm:
Bạn có cùng mức độ rủi ro cho tất cả các lệnh, bất kể đó là cặp tiền có biến động cao hay thấp.
Đối với các tài khoản nhỏ, chiến lược này có thể mất nhiều thời gian trước khi bạn có thể thêm một lệnh mới.
Ưu điểm:
Phương pháp tính toán và đơn giản.
Một cách tiếp cận cơ bản nhất cho phép người mới bắt đầu không phải lo lắng về các câu hỏi về quy mô vị thế và tính toán rủi ro.
Mức độ rủi ro được xác định trước và luôn giữ nguyên xuyên suốt quá trình giao dịch.
Quản lý rủi ro theo tỷ lệ phần trăm:
Cách hoạt động:
Chiến lược này dựa trên lượng rủi ro được chấp nhận trên mỗi giao dịch. Ví dụ: nếu bạn sử dụng phân tích kỹ thuật yêu cầu điểm stop loss lớn, bạn sẽ giảm khối lượng vào lệnh tương ứng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải một stop loss ngắn, bạn có thể tăng khối lượng vào lệnh nhưng vẫn giữ nguyên mức phần trăm rủi ro cho phép.
Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro là 0,5% cho danh mục đầu tư, bạn phải luôn đảm bảo rằng mức độ rủi ro sẽ luôn là 0,5%.
Do đó, nếu bạn có điểm stopở 10 pips:
Công thức:
[(Quy mô tài khoản) * Phần trăm rủi ro được xác định trước] = Rủi ro được chấp nhận
Để tìm kích thước vị thế của bạn, RT / Giá trị tiền tệ của điểm stoploss cho 1 vị thế = Kích thước của vị thế.
Hãy xem ví dụ này bằng cách sử dụng số thực:
Vốn có 100.000 USD trong tài khoản và tôi chấp nhận rủi ro 0,5% cho mỗi giao dịch.
Tôi giao dịch cặp tiền tệ X, trong đó giá trị của một pip là 5 USD. Điểm Stoploss của tôi đối với giao dịch này sẽ ở mức 25 pips. Vị thế của tôi sẽ lớn đến mức nào?
Rủi ro được chấp nhận = 100.000 USD * 0.5% = 500 USD
Rủi ro được chấp nhận trên lệnh = 25 * 5 USD = 125 USD
$ 500 / $ 125 = 4; do đó chúng ta có thể giao dịch 4 lệnh cùng một lúc trong ví dụ này hoặc bạn có thể tăng volume lên gấp 4 lần cho 1 lệnh.
Nhược điểm:
Tất cả các giao dịch đều sẽ chấp nhận chung một mức phần trăm vốn nhất định. Bạn sẽ có thể kiếm được ít hơn khi khối lượng vào lệnh nhỏ do stoploss lớn.
Ưu điểm:
Hệ thống này cho phép bạn xác định mức rủi ro cố định cho dù mức stoploss có lớn đến mức nào.
Dễ dàng tính toán.
Nó cho phép bạn tăng dần số lượng lệnh, miễn tổng rủi ro cộng lại vẫn bằng phần trăm vốn xác định từ đầu.
Quản lý rủi ro theo sự biến động:
Để xác định độ biến động, chúng ta sẽ sử dụng công cụ Average True Range.
Phạm vi giá thực trung bình (ATR) là giá trị trung bình động của phạm vi tuyệt đối của đường giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường được tính trong 14 chu kỳ.
Chúng ta có thể xác định mức độ rủi ro theo sự biến động của cặp tiền tệ trong đơn vị thời gian mà chúng ta đang giao dịch.
Trước hết, hãy tính toán rủi ro mà chúng ta sẽ chấp nhận cho mỗi lệnh là 1% của tài khoản 100.000 USD:
100.000 USD * 1% = 1.000 USD cho mỗi lệnh
Tiếp theo, hãy lấy ATR của đơn vị thời gian mà chúng ta quan tâm. Giả sử rằng chúng ta có ATR ở mức 25 pips trên H1 và giá trị của một pip là 2 USD.
Cách tính điểm stoploss như sau:
Stop loss > (3 * 25) = 75 pips (giả sử gấp 3 lần mức ATR)
Số tiền mất nếu 1 lệnh thua lỗ = $ 2 * 75 pips= $ 150 rủi ro cho mỗi lệnh.
Bây giờ, hãy sử dụng kích thước của điểm stop loss trên mỗi lệnh để xác định quy mô của một vị thế.
Nếu chúng ta sẵn sàng mạo hiểm 1.000 USD cho mỗi giao dịch: 1.000 USD / rủi ro cho mỗi hợp đồng = 1.000 USD / 150 đô la = 6,66 hợp đồng.
Vì kết quả này không phải là số tròn, nên sẽ làm tròn xuống số nguyên gần nhất, vì vậy, với ví dụ này, chúng ta sẽ giao dịch tối đa 6 hợp đồng.
Nhược điểm:
Các điểm stop loss khá lớn có thể gây áp lực tâm lý.
Ưu điểm:
Bám sát theo đường giá nên điểm stop loss sẽ phù hợp với điều kiện thị trường
Theo Van K. Tharp, phương pháp quản lý tiền này cho phép bạn kiếm tiền ngay cả với các điểm lệnh ngẫu nhiên 100%.
Quản lý rủi ro, liên quan trực tiếp đến khối lượng vào lệnh, là một trong những khía cạnh quan trọng của Trading - bất kể phong cách và khung thời gian giao dịch.
2 Trader dùng chung 1 hệ thống nhưng có 2 phương pháp quản lý vốn khác nhau sẽ tạo nên 2 kết quả khác nhau. Quản lý vốn chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa các Trader.
Thật không may, những chiến lược và hệ thống phân tích kỹ thuật lại đang là tâm điểm chú ý của hầu hết các Trader. Vì thế, quản lý rủi ro và định cỡ volume vào lệnh rất hiếm khi được đề cập đến. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 3 phương quản lý rủi ro cơ bản và đơn giản nhất hiện nay.
Quản lý rủi ro theo tỷ lệ rủi ro cố định:
Cách hoạt động:
Chiến lược quản lý rủi ro này bao gồm việc mua bán một lượng đơn vị nhất định trên mỗi lượng vốn nắm giữ. Nó được phổ biến bởi huyền thoại "Turtles" vào những năm 1980 (vụ đặt cược nổi tiếng giữa Richard Dennis và William Eckhardt). Chiến lược này là một thành phần quan trọng trong thành công của họ.
Bạn chấp nhận mất 100 USD cho một lệnh thì có nghĩa nếu bạn muốn duy trì 10 lệnh, bạn chấp nhận mất 1000 USD.
Thí dụ:
Bạn có thể quyết định mua 1 hợp đồng nhỏ cho mỗi 5.000 USD mà bạn có. Tùy thuộc vào hợp đồng mà bạn đang giao dịch, bạn sẽ có đòn bẩy 2:1. Ngay sau khi số vốn của bạn tăng thêm $ 5,000, bạn sẽ tự động thêm 1 hợp đồng.
Nhược điểm:
Bạn có cùng mức độ rủi ro cho tất cả các lệnh, bất kể đó là cặp tiền có biến động cao hay thấp.
Đối với các tài khoản nhỏ, chiến lược này có thể mất nhiều thời gian trước khi bạn có thể thêm một lệnh mới.
Ưu điểm:
Phương pháp tính toán và đơn giản.
Một cách tiếp cận cơ bản nhất cho phép người mới bắt đầu không phải lo lắng về các câu hỏi về quy mô vị thế và tính toán rủi ro.
Mức độ rủi ro được xác định trước và luôn giữ nguyên xuyên suốt quá trình giao dịch.
Quản lý rủi ro theo tỷ lệ phần trăm:
Cách hoạt động:
Chiến lược này dựa trên lượng rủi ro được chấp nhận trên mỗi giao dịch. Ví dụ: nếu bạn sử dụng phân tích kỹ thuật yêu cầu điểm stop loss lớn, bạn sẽ giảm khối lượng vào lệnh tương ứng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải một stop loss ngắn, bạn có thể tăng khối lượng vào lệnh nhưng vẫn giữ nguyên mức phần trăm rủi ro cho phép.
Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro là 0,5% cho danh mục đầu tư, bạn phải luôn đảm bảo rằng mức độ rủi ro sẽ luôn là 0,5%.
Do đó, nếu bạn có điểm stopở 10 pips:
Công thức:
[(Quy mô tài khoản) * Phần trăm rủi ro được xác định trước] = Rủi ro được chấp nhận
Để tìm kích thước vị thế của bạn, RT / Giá trị tiền tệ của điểm stoploss cho 1 vị thế = Kích thước của vị thế.
Hãy xem ví dụ này bằng cách sử dụng số thực:
Vốn có 100.000 USD trong tài khoản và tôi chấp nhận rủi ro 0,5% cho mỗi giao dịch.
Tôi giao dịch cặp tiền tệ X, trong đó giá trị của một pip là 5 USD. Điểm Stoploss của tôi đối với giao dịch này sẽ ở mức 25 pips. Vị thế của tôi sẽ lớn đến mức nào?
Rủi ro được chấp nhận = 100.000 USD * 0.5% = 500 USD
Rủi ro được chấp nhận trên lệnh = 25 * 5 USD = 125 USD
$ 500 / $ 125 = 4; do đó chúng ta có thể giao dịch 4 lệnh cùng một lúc trong ví dụ này hoặc bạn có thể tăng volume lên gấp 4 lần cho 1 lệnh.
Nhược điểm:
Tất cả các giao dịch đều sẽ chấp nhận chung một mức phần trăm vốn nhất định. Bạn sẽ có thể kiếm được ít hơn khi khối lượng vào lệnh nhỏ do stoploss lớn.
Ưu điểm:
Hệ thống này cho phép bạn xác định mức rủi ro cố định cho dù mức stoploss có lớn đến mức nào.
Dễ dàng tính toán.
Nó cho phép bạn tăng dần số lượng lệnh, miễn tổng rủi ro cộng lại vẫn bằng phần trăm vốn xác định từ đầu.
Quản lý rủi ro theo sự biến động:
Để xác định độ biến động, chúng ta sẽ sử dụng công cụ Average True Range.
Phạm vi giá thực trung bình (ATR) là giá trị trung bình động của phạm vi tuyệt đối của đường giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường được tính trong 14 chu kỳ.
Chúng ta có thể xác định mức độ rủi ro theo sự biến động của cặp tiền tệ trong đơn vị thời gian mà chúng ta đang giao dịch.
Trước hết, hãy tính toán rủi ro mà chúng ta sẽ chấp nhận cho mỗi lệnh là 1% của tài khoản 100.000 USD:
100.000 USD * 1% = 1.000 USD cho mỗi lệnh
Tiếp theo, hãy lấy ATR của đơn vị thời gian mà chúng ta quan tâm. Giả sử rằng chúng ta có ATR ở mức 25 pips trên H1 và giá trị của một pip là 2 USD.
Cách tính điểm stoploss như sau:
Stop loss > (3 * 25) = 75 pips (giả sử gấp 3 lần mức ATR)
Số tiền mất nếu 1 lệnh thua lỗ = $ 2 * 75 pips= $ 150 rủi ro cho mỗi lệnh.
Bây giờ, hãy sử dụng kích thước của điểm stop loss trên mỗi lệnh để xác định quy mô của một vị thế.
Nếu chúng ta sẵn sàng mạo hiểm 1.000 USD cho mỗi giao dịch: 1.000 USD / rủi ro cho mỗi hợp đồng = 1.000 USD / 150 đô la = 6,66 hợp đồng.
Vì kết quả này không phải là số tròn, nên sẽ làm tròn xuống số nguyên gần nhất, vì vậy, với ví dụ này, chúng ta sẽ giao dịch tối đa 6 hợp đồng.
Nhược điểm:
Các điểm stop loss khá lớn có thể gây áp lực tâm lý.
Ưu điểm:
Bám sát theo đường giá nên điểm stop loss sẽ phù hợp với điều kiện thị trường
Theo Van K. Tharp, phương pháp quản lý tiền này cho phép bạn kiếm tiền ngay cả với các điểm lệnh ngẫu nhiên 100%.
Theo forex-central
-
- Thẻ
- forex quản lý vốn