5 Sai Lầm Lớn Nhất Của Trader

M
maimainguyen
Bình luận: 0Lượt xem: 138
M

maimainguyen

Thành viên
  • M

    maimainguyen

Tham khảo chi tiết bài viết và thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác: TẠI ĐÂY

Bạn có biết rằng 5 nguyên nhân khiến các nhà giao dịch thất bại là do họ tự gây ra không?

Nhiều nhà giao dịch đã tự hủy hoại giao dịch của mình và thậm chí còn không nhận thức được điều đó. Khi tài khoản của họ về 0, lúc này họ mới biết tự nhận lỗi về mình.

image.png

Mặc dù có thể là quá muộn đối với những người này, nhưng may thay lại không quá trễ dành cho bạn.

Chúng tôi muốn chắc chắn bạn sẽ không phải chịu tình cảnh mơ hồ tương tự, và hi vọng bạn có thể tránh được số phận cháy tài khoản như trên.

Để cho dễ nhớ hơn, húng tôi gọi những yếu tố tiêu cực này là “Các chữ O trong giao dịch”, và có năm yếu tố.

Thậm chí còn có một loại ngũ cốc với chế độ ăn kiêng keto lấy cảm hứng từ “Os”.

image.png

Rất nhiều nhà giao dịch đã ăn phải loại ngũ cốc ẩn dụ trên. Ngay cả những nhà giao dịch ăn chay trường. Dù nó trông hấp dẫn nhưng nếu bạn muốn tăng xác suất giao dịch thành công, bạn chắc chắn nên tránh ăn món này trong chế độ ăn của mình.

5 chữ “O” này là

. Overconfidence – Quá tự tin

. Overtrading – Giao dịch quá mức

. Overleveraging – Đòn bẩy quá mức

. Overexposure – Rủi ro quá mức

. Overriding Stop Losses – Ghi đè quá mức điểm dừng lỗ

Hãy cùng đi sâu tìm hiểu từng chữ O một sau đây

Overconfidence – Quá tự tin

Tự tin quá mức không chỉ đơn giản là cảm giác bạn cho rằng mình có thể giải quyết được mọi chuyện. Người tự tin thái quá sẽ luôn tự thổi phồng kỹ năng giao dịch của bản thân.

image.png

Tự tin là phẩm chất quan trọng để trở thành một nhà giao dịch thành công. Khi tự tin, bạn sẽ dám chấp nhận rủi ro hay tìm kiếm những cơ hội.

Tuy nhiên, bạn có thể tin rằng giao dịch của mình có thể sinh lời, nhưng không nên nghĩ rằng mình biết hết tất cả về thị trường, và không thể nào bạn để bị thua lỗ bởi vì bạn luôn thắng trong mọi giao dịch.

Mặc dù sự tự tin là cần thiết nhưng tự tin quá mức có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.


Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng tự tin quá mức.

Hiệu ứng tự tin quá mức là một khuynh hướng về nhận thức khi một người chủ quan tin rằng phán đoán của mình tốt hơn hoặc đáng tin cậy hơn so với những yếu tố khách quan.

Về cơ bản, khi sự tự tin của bạn lên cao, bạn sẽ đánh giá quan điểm của mình là tốt hơn so với một người có lý trí (không phải mẹ của bạn) dựa trên cùng một sự kiện.

Các nhà tâm lý học chia tự tin quá mức thành 3 loại

. Overestimation – Đánh giá quá cao năng lực của một người

. Overprecision – Đề cao kiến thức quá mức về những điều mà họ biết

. Overplacement – Đánh giá năng lực quá mức so với người khác

Overestimation là xu hướng đánh giá quá cao năng lực của một người.

Overprecision là tự tin thái quá về những gì họ biết.

Overplacement là đánh giá năng lực bản thân quá mức so với người khác.

Nói cách khác, những người tự tin thái quá tin rằng họ tốt hơn người khác và đánh giá quá cao về kiến thức khả năng của mình.

Ví dụ, nếu bạn yêu cầu một nhóm người ngẫu nhiên đánh giá khả năng lái xe của chính họ, bạn sẽ thấy rằng hầu hết mọi người đều cho rằng khả năng cầm lái của mình rất tốt.

Nếu tất cả mọi người đều lái xe trên mức trung bình, vậy những người lái xe trung bình ở đâu?

image.png

Để giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng tự tin quá mức, bạn phải dành thời gian để thực sự hiểu bản thân khả năng của mình.

Bạn phải nhận thức được những hạn chế của mìnhnhững cơ hội nào không đáng để theo đuổi.

Quan trọng nhất, bạn phải LUÔN LUÔN cân nhắc đến trường hợp mình SAI, nhìn nhận những bằng chứng mới, và biết khi nào cần phải thay đổi suy nghĩ!

Bạn có tự tin giao dịch, nhưng mức độ tự tin phải cân bằng với sự khiêm tốn về trí tuệ.

image.png

Overtrading – Giao dịch quá mức (bao gồm cả Revenge Trading – Giao dịch để trả thù

Giao dịch quá mức là khi bạn giao dịch quá thường xuyên, thực hiện các giao dịch quá lớn, và/hoặc chấp nhận rủi ro không có sự tính toán.

image.png

Các nhà giao dịch thành công là những người cực kỳ kiên nhẫn. Việc thiết lập chất lượng cần có thời gian để hiện thực hóa, vì vậy họ rất nhẫn nại để chờ thông tin xác nhận.

Sẽ chẳng quan trọng nếu việc thiết lập ấy mất hai giờ hay hai tuần để định hình.

Điều quan trọng là họ có thể bảo vệ được vốn, vì vậy họ sẽ đợi cho đến khi xác suất giao dịch thành công cao hơn trước khi vào lệnh.

Bạn sẽ nhận thức được liệu mình có đang giao dịch quá mức hay không.

Nếu bạn đóng một giao dịch đang lỗ, bạn cảm thấy rằng đáng lẽ mình không nên thực hiện giao dịch ấy, rồi sau đó thấy HỐI HẬN vì đã giao dịch quá mức.

image.png

Ví dụ, khi bạn phải giao dịch từ đồ thị hàng ngày, bạn có tự quan sát khung thời gian nhỏ hơn như đồ thị 5 phút và “phát hiện” ra giao dịch nào ở đó tốt hơn không?

Bạn có dành hàng giờ đồng hồ để nhìn chằm chằm vào đồ thị và cố gắng “bắt ép” một giao dịch bằng một thiết lập “đủ tốt” không?

Dành quá nhiều thời gian nhìn chằm chằm vào đồ thị sẽ thường khiến bạn giao dịch quá mức, bởi vì bạn dễ rơi vào tình trạng để ý quá nhiều vào “hành động giá” (và các chỉ báo) khi các thiết lập ma thuật chỉ mới bắt đầu xuất hiện, nhưng thực ra đó chỉ là ẢO TƯỞNG!

image.png

Revenge Trading – Giao dịch để trả thù

Sẽ thật nguy hiểm nếu bạn để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến hiệu suất giao dịch.

Trong khi giao dịch, bạn cần phải nghe theo lý trý, chứ không phải cảm tính.

image.png

Khi phải chịu một khoản lỗ lớn, hay lỗ liên tục trong một thời gian ngắn, bạn có thể bị cuốn vào “giao dịch để trả thù”.

Bạn muốn “quay lại phục thù thị trường”!

Giao dịch để trả thù là khi bạn nhảy ngay vào một giao dịch mới ngay sau khi vừa lỗ, bởi vì bạn tin rằng mình có thể nhanh chóng lật ngược tình thế, chuyển lỗ thành lãi.

image.png

Khi suy nghĩ này lóe lên trong đầu bạn, trạng thái tâm trí của bạn không còn khách quan nữa. Bạn sẽ dễ mắc nhiều sai lầm hơn khi giao dịch, dẫn đến tình trạng thua lỗ càng nhiều tiền hơn.

Làm thế nào để tránh giao dịch trả thù?

. Sẵn sàng và tập trung khi thực hiện giao dịch

. Đảm bảo bạn đang trong một trạng thái tâm trí ổn định và không có những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, thờ ơ, sợ hãi, tham lam hoặc thiếu kiên nhẫn.

. Tạo lập một kế hoạch giao dịch và tuân theo nó! Luôn phải giao dịch một cách bài bản. Khi vào lệnh hay trong quá trình giao dịch, kông có chỗ cho sự ứng biến ngẫu hứng.

Nếu bạn muốn trở thành nhà giao dịch thành công, bạn phải có tầm nhìn xa trông rộng.

Đừng cảm thấy áp lực sau một giao dịch thua lỗ hay thậm chí nhiều ngày lỗ liên tục. Hãy tập trung vào hiệu suất giao dịch của bạn trong những năm tháng sau này.

Mọi người thường nghĩ rằng cứ giao dịch càng nhiều thì sẽ kiếm được nhiều tiền. Nhưng thực tế lại ngược lại.

Giao dịch là một trò chơi cần sự kiên nhẫn. Các nhà giao dịch chờ đợi các thiết lập chất lượng và ngồi khoanh tay không làm gì là những người sẽ kiếm được lời về lâu về dài. Hãy tập trung vào quá trình chứ không chỉ vào lợi nhuận.

image.png

Overleveraging – Đòn bẩy quá mức

Trong giao dịch ngoại hối, đòn bẩy có nghĩa là chỉ với một số vốn nhỏ trong tài khoản, bạn có thể mở và kiểm soát vị thế giao dịch lớn hơn nhiều.

Ví dụ, với 1.000 USD, sàn giao dịch cho phép bạn mở một vị thế 100.000 USD. Tương ứng với mức đòn bẩy 100:1.

Ưu điểm của việc sử dụng đòn bẩy là bạn có thể tăng lợi nhuận với số vốn hạn chế.

Nhược điểm của đòn bẩy là bạn cũng có thể tăng số tiền lỗ và nhanh chóng đánh bay vốn trong tài khoản!

image.png

Khi giao dịch với mức đòn bẩy quá mức, giá chỉ dao động chút thôi cũng có thể đánh bay toàn bộ số dư trong tài khoản của bạn.

Mức đòn bẩy bạn sử dụng càng lớn thì số vốn trong tài khoản của bạn dao động càng mạnh. Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ nhận kết cục là một margin call (lệnh gọi ký quỹ).

Khi số vốn chủ sở hữu của bạn tăng vọt nhờ những vị thế có đòn bẩy cao, bạn cần phải kiềm chế cảm xúc của mình và không để nó ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn.

Sẽ không ai muốn ở bên bạn khi điều này xảy ra.

image.png

Khi giao dịch với mức đòn bẩy thấp (hoặc không có đòn bẩy), giao dịch của bạn sẽ có “không gian để thở” và bạn cần phải bảo vệ vốn giao dịch của mình.

Ví dụ, bạn sẽ phải điều chỉnh mức dừng lỗ rộng hơn, đồng thời vẫn phải hạn chế những rủi ro.

Mức đòn bẩy càng cao thì càng rủi ro, khiến bạn dễ đưa ra những quyết định không hợp lý.

Bạn cần nắm được mối liên kết giữa mức đòn bẩy và vốn chủ sở hữu tài khoản của mình bởi vì nó quyết định mức đòn bẩy thực dành cho bạn.

Dưới đây là một nghiên cứu được thực hiện bởi một sàn giao dịch ngoại hối nổi tiếng, hiển thị tỷ lệ phần trăm các nhà giao dịch thắng lệnh theo mức đòn bẩy thực trung bình.

image.png

Như bạn có thể thấy, cơ hội kiếm lời giảm mạnh khi mức đòn bẩy thực tăng!

40% các nhà giao dịch sử dụng mức đòn bẩy là 5:1 hoặc thấp hơn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, so với chỉ 17% các nhà giao dịch sử dụng mức đòn bẩy là 25:1 trở lên.

Hầu hết các nhà giao dịch chuyên nghiệp chọn mức đòn bẩy rất thấp, và hiếm khi nào vượt trên mức 10:1. Đây chính là bí quyết để họ tồn tại lâu hơn trên thị trường.

Bất kể số đòn bẩy mà sàn giao dịch cung cấp cho bạn là bao nhiêu, bạn có thể mô phỏng các mức đòn bẩy thấp hơn bằng cách đơn giản là nạp thêm càng nhiều tiền vào tài khoản của bạn và quản lý rủi ro hợp lý cũng như sử dụng kích thước lệnh phù hợp.

Nên sử dụng mức đòn bẩy là 10:1 hoặc thấp hơn.

Tại bất kỳ thời điểm nào, số dư tài khoản của bạn chỉ được chấp nhận mức rủi ro là 10% hoặc thấp hơn. Không được để giá trị của tất cả các giao dịch mở vượt quá 10 lần vốn chủ sở hữu tài khoản.

image.png

Để tính toán mức đòn bẩy cho một giao dịch của bạn, hãy lấy kích thước lệnh chia cho vốn chủ sở hữu của bạn.

Ví dụ, nếu bạn mở một tài khoản với số vốn chủ sở hữu là 5.000 USD, tỷ lệ đòn bẩy 10:1 có nghĩa là các vị thế đang mở không được lớn hơn 55.000 USD (hay tương đương ~5 mini hoặc 50 micro lot) tại một thời điểm.

Mức đòn bẩy càng thấp thì tỷ lệ rủi ro càng thấp. Ví dụ, một mức đòn bẩy 2:1 sẽ đồng nghĩa các vị thế đang mở không được lớn hơn 10.000 USD (hay tương đương với ~10 micro lot) tại một thời điểm.

Nếu bạn là một nhà giao dịch định hướng phát triển lâu dài, sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng mức đòn bẩy CÀNG THẤP.

Sàn giao dịch cho phép bạn giao dịch với mức đòn bẩy cao không có nghĩa là bạn nhất thiết phải lực chọn mức đó!

image.png

Khi bạn lần đầu mở tài khoản trực tiếp, hãy thử bắt đầu giao dịch với mức đòn bẩy là 0.

Ví dụ, nếu bạn có 5.000 USD trong tài khoản giao dịch, đừng mở bất cứ vị thế nào lớn hơn 5.000$ (tương đương ~5 micro lot) tại một thời điểm.

Khi đã có kinh nghiệm qua nhiều lần giao dịch, bạn sẽ biết được thời điểm tốt nhất để sử dụng đòn bẩy, và nên áp dụng tỷ lệ đòn bẩy là bao nhiêu, để giúp bạn đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình.

Khi sử dụng với bất kỳ số lượng đòn bẩy nào, giao dịch một cách THẬN TRỌNG nên là vấn đề ưu tiên của bạn.

Đòn bẩy quá mức sẽ làm giảm đáng kể khả năng sinh lời.

Overexposure – Rủi ro quá mức

Khi bạn mở cùng một lúc nhiều vị thế trong tài khoản giao dịch của mình, và mỗi vị thế là một cặp tiền tệ khác nhau, bạn cần phải luôn luôn nhận thức được MỨC ĐỘ RỦI RO của mình.

image.png

Ví dụ, trong hầu hết các trường hợp, nếu mở cùng lúc hai giao dịch AUD/USD và NZD/USD, về cơ bản giống như mở hai giao dịch giống hệt nhau, bởi vì 2 cặp tiền này thường cùng biến động theo hướng giống nhau.

Ngay cả khi có hai thiết lập giao dịch hợp lệ trong cả hai cặp tiền tệ này, bạn sẽ có thể không muốn thực hiện cả hai.

Thay vào đó, hợp lý hơn hết là bạn nên chọn MỘT trong hai thiết lập.

Bạn có thể cho rằng mình đang cố tình tạo ra chênh lệch giá hay phân bổ rủi ro lên những cặp tiền khác nhau, tuy nhiên nhiều cặp tiền thường có xu hướng biến động cùng hướng với nhau.

Vì thế thay vì giảm thiểu rủi ro, bạn càng làm tăng thêm rủi ro cho mình!

Vô hình chung bạn lại đang khiến bản thân phải chịu CÀNG NHIỀU rủi ro hơn.

Đây được gọi là overexposure (rủi ro quá mức).

Trừ khi bạn dự định chỉ giao dịch một cặp tiền, còn lại bạn cần phải nắm được các cặp tiền tệ biến động khác nhau như thế nào trong mối tương quan với nhau.

Bạn cần phải hiểu được khái niệm currency correlation (tương quan tiền tệ).

image.png

Tương quan tiền tệ đo lường cách hai cặp tiền biến động theo cùng một hướng, hướng trái ngược, hoặc hoàn toàn ngẫu nhiên như thế nào, trong những khoảng thời gian nhất định.

Bạn cần phải làm quen với tầm ảnh hưởng của tương quan tiền tệ đến mức độ rủi ro mà bạn sẽ gặp phải với tài khoản giao dịch của mình.

Nếu bạn không biết mình đang làm gì khi giao dịch nhiều cặp tiền cùng một lúc trong tài khoản giao dịch, đừng thấy ngạc nhiên nếu số dư tài khoản của bạn không còn xu nào!

Overriding Stops – Ghi đè quá mức điểm dừng lỗ

Mức cắt lỗ là các lệnh chờ bạn sử dụng để đóng các vị thế giao dịch một cách hiệu quả khi các khoản lỗ đã chạm đến một mức giá định trước.

Bạn có thể gặp khó khăn về mặt tâm lý khi nhận ra mình đã mắc sai lầm, nhưng cứ khư khư cái tôi ấy sẽ chẳng giúp bạn tồn tại lâu hơn trên thị trường đâu!

Liệu bạn có đủ tinh thần cứng rắn và khả năng tự chủ để vào lệnh cắt lỗ?

image.png

Khi cuộc chơi đang hết sức căng thẳng, điểm quyết định người thắng cuộc đường dài và kẻ thua cuộc đó là liệu họ có thể tuân theo chiến lược giao dịch đã lập ra một cách khách quan hay không.

Các nhà giao dịch, đặc biệt là những người ít kinh ngiệm, thường phân vân và làm theo cảm tính khi bị cơn đau thua lỗ giằng xé.

Trong đầu họ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực như kiểu “Đằng nào mình cũng mất nhiều rồi. Còn nước còn tát. Biết đâu thị trường sẽ lại chuyển hướng ngay tại điểm này thì sao.”

Sai lầm!

Nếu thị trường đã đạt đến điểm dừng lỗ của bạn, thì bạn không nên ở trong giao dịch đó nữa và đã đến lúc phải đóng giao dịch đó lại.

Đừng có cố mở rộng điểm dừng lỗ làm gì.

Hay thậm chí, đừng cố ghi đè hay loại bỏ điểm dừng lỗ.

image.png

Bạn tăng điểm dừng lỗ sẽ chỉ càng làm tăng thêm rủi ro và số tiền bạn sẽ MẤT hơn thôi!

Nếu thị trường đã chạm điểm dường lỗ như bạn dự tính, hãy đóng giao dịch ấy lại.

Nhận lấy bài học và đi tìm kiếm những cơ hội tiếp theo.

Việc mở rộng điểm dừng lỗ về cơ bản chẳng khác gì việc bạn không có điểm dừng lỗ nào cả, và việc làm ấy chẳng đem lại tác dụng gì hết!

image.png
 
Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
Bên trên