ASEAN chèo lái trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 396
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Trang mạng straistimes.com/scmp.com/chinamil.com.cn

Các diễn biến trên Biển Hoa Nam (Biển Đông) đã trở thành tiêu điểm trong cuộc họp của các đại diện đến từ Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 10/9. Nước chủ nhà Việt Nam khẳng định rằng các quốc gia Đông Nam Á muốn Mỹ đóng vai trò trong việc duy trì hòa bình tại khu vực đang tranh chấp này.

1599925851649.png


Phát biểu tại hội nghị trực tuyến giữa 10 nước thành viên ASEAN và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nói: “Chúng tôi hoan nghênh những đóng góp nhiệt tình và mang tính xây dựng của Mỹ đối với những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông”. Việt Nam, quốc gia giữ vị trí Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay, khẳng định rằng các nước Đông Nam Á mở cửa đón nhận các cơ hội hợp tác thiết thực với Mỹ trong khu vực, phủ nhận các bình luận trước đó của Trung Quốc rằng các lực lượng của Mỹ đang gây bất ổn khu vực.

Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, viện dẫn cái gọi là “đường 9 đoạn” để biện minh cho cái mà họ gọi là các quyền lịch sử tại tuyến hàng hải trọng yếu này. Tại một hội nghị trực tuyến hôm 9/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu với những người đồng cấp ASEAN rằng Mỹ đang can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ và tăng cường triển khai quân đội tại khu vực đang tranh chấp “nhằm phục vụ các mục tiêu chính trị của riêng họ”. Theo tuyên bố được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng tải, ông Vương Nghị đã gọi Mỹ là “nhân tố lớn nhất thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông”. Ông nói: “Hòa bình và ổn định là mối quan tâm chiến lược lớn nhất của Trung Quốc, đó cũng là mong muốn chung của các quốc gia ASEAN”.

Theo quan điểm của phía Trung Quốc được đăng tải trên trang tin Chinamil, trong những tháng qua, mọi việc ngày một trở nên rõ ràng rằng mối lo ngại lớn nhất và trực tiếp nhất với thế giới là sự thiếu thận trọng của chính quyền Mỹ và tổn hại tiềm tàng mà họ gây ra do những hành động không cần thiết và vị kỷ của họ. Mặc dù chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc, dù chỉ lôi kéo được ít đồng minh, được rao giảng là phản ứng chống lại “sự hăm dọa và cưỡng ép” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng “chủ nghĩa hiện thực” tự cho mình là trung tâm của Mỹ vẫn không được nhiều người chấp nhận, và các chiến thuật tuyên truyền của chính quyền Mỹ đã ngày một trở nên “khó nuốt” với các đối tượng mà họ nhắm tới.

Trong khi đó, ngày 10/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hối thúc Đông Nam Á cắt đứt quan hệ với các công ty Trung Quốc hậu thuẫn hoạt động xây đảo ở Biển Đông, nhiều tuần sau khi Mỹ đưa hơn 20 công ty Trung Quốc hoạt động tại tuyến đường biển giàu tài nguyên này vào danh sách đen. Ông Pompeo nói rằng đã đến thời điểm các chính phủ Đông Nam Á cân nhắc lại mối quan hệ của họ với các công ty hoạt động tại vùng biển này. Ông nói: “Hãy xem xét lại các thỏa thuận thương mại với các công ty nhà nước Trung Quốc vốn đang bắt nạt các quốc gia ASEAN ở ven Biển Đông... Đừng để Đảng Cộng sản Trung Quốc lấn lướt chúng ta và người dân của chúng ta”.

Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu nước thành viên ASEAN có thỏa thuận giao thương với các công ty xây dựng của Trung Quốc bị Bộ Thương Mại Mỹ đưa vào danh sách đen. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuần trước nói rằng họ sẽ không làm theo hành động của Mỹ và sẽ cho phép một trong các công ty bị Mỹ cấm hoặc chi nhánh của công ty đó hợp tác với một công ty của Philippines để xây dựng dự án sân bay tại tỉnh Cavite phía Nam Manila. Philippines nói rằng họ cần đầu tư của Trung Quốc, ngay cả khi một tranh chấp mới giữa hai quốc gia tại Bãi cạn Scarborough - một trong các ngư trường lớn nhất khu vực - đe dọa tới các cuộc đàm phán

Trong một tuyên bố chung được công bố vào tối 10/9, các nước thành viên ASEAN cho biết họ đã đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia ký kết. Tuyên bố khẳng định: “Một số bộ trưởng đã bày tỏ quan ngại về hoạt động cải tạo đất và các sự cố nghiêm trọng tại khu vực này, điều làm xói mòn niềm tin, gia tăng căng thẳng và gây tổn hại tới hòa bình, an ninh và ổn định khu vực”.

Căng thẳng trên Biển Đông đã gia tăng trong những tháng gần đây, khi Mỹ và Trung Quốc bất đồng về mọi vấn đề, từ dân chủ ở Hong Kong đến bảo mật dữ liệu của các ứng dụng phổ biến của Trung Quốc như TikTok và WeChat. Tháng 7/2020, Washington đã lần đầu tiên thẳng thừng phủ nhận các tuyên bố hàng hải bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực và điều động các tàu sân bay tới tập trận quân sự tại vùng biển này. Tháng 8/2020, Trung Quốc đã phóng thử các tên lửa vào Biển Đông, thể hiện khả năng của họ trong việc tấn công các căn cứ và tàu sân bay của Mỹ, vốn là các công cụ phô trương sức mạnh của Mỹ trong khu vực.

Mặc dù các hội nghị của ASEAN trong tuần này dường như bị phủ bóng bởi sự thù địch Mỹ-Trung, nhưng các thành viên ASEAN cũng có cuộc đối ngoại có ý nghĩa với các quốc gia khác. Ngày 10/9, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan viết trên Facebook rằng họ đã tiến hành các cuộc đối thoại thực chất với Mỹ, Canada, Australia và New Zeland về việc tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực như y tế công cộng, phát triển bền vững, thương mại, đổi mới và số hóa trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19).

ASEAN, tổ chức được thành lập năm 1967, đã phải vật lộn để né tránh sự thù địch leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. ASEAN thường khẳng định vai trò “trung tâm” và lãnh đạo khu vực của họ mặc dù một số nhà chỉ trích cho rằng khối ASEAN chỉ là diễn đàn để thảo luận và thường bị ảnh hưởng bởi các cường quốc thế giới. Phát biểu với những người đồng cấp ASEAN hôm 8/9, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein nói: “Tùy thuộc vào cách thức ASEAN giải quyết các vấn đề, điều đó sẽ dẫn tới thảm họa hoặc mở ra sự khởi đầu mới cho hòa bình và ổn định khu vực. Thách thức ở đây là phương cách lãnh đạo - liệu chúng ta sẽ dẫn đầu hay sẽ chỉ là người theo sau? Chúng ta không thể mắc sai lầm - Đông Nam Á cần làm chủ vận mệnh của chúng ta”.
 
Bên trên