Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Báo Jakarta Post số ra mới đây đăng bài viết với nhận định, sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong hai thập kỷ qua giúp khu vực Đông Nam Á có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế, cho phép khu vực này xuất khẩu nhiều hơn các sản phẩm chế tạo, hàng dệt may và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Sự chuyển đổi này, một phần là do các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tham gia nhiều hơn vào khu vực do điều kiện lao động thuận lợi, tăng cường kết nối và đổi mới cũng như sự ổn định chính trị khu vực theo định hướng của Tầm nhìn ASEAN. Những thay đổi này đã mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng bổ sung cho khu vực, từ đó cải thiện cuộc sống và phúc lợi cho người dân ASEAN thông qua nguồn thu nhập và việc làm. Khi khu vực ASEAN bắt tay vào phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng mang tính liên tục, kết nối và đổi mới là chìa khóa cho khu vực để đảm bảo sự thịnh vượng và phát triển bền vững.
Có thể dự đoán rằng sự phục hồi kinh tế sau COVID-19 sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế gia tăng và nhu cầu năng lượng trong tất cả các lĩnh vực. Điều này cho thấy ASEAN cần đầu tư toàn diện vào cơ sở hạ tầng năng lượng và các cơ sở hạ tầng cứng và mềm khác, để lấp đầy khoảng trống trong lĩnh vực này.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đầu tư cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng là cần thiết từ nay đến năm 2040. Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) 2019 về Triển vọng năng lượng ước tính cần đến 430-440 tỷ USD trong lĩnh vực phát triển điện, bao gồm 149-226 tỷ USD cho nhà máy lọc dầu và 16-28 tỷ USD cho các thiết bị đầu cuối của khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo triển vọng năm 2017 sẽ cần 2.100 tỷ USD cho cung cấp dầu, khí đốt, than và điện. Hơn 60% đầu tư vào lĩnh vực điện bao gồm truyền tải và phân phối (T&D) chiếm hơn một nửa tổng vốn đầu tư cần thiết.
Khu vực ASEAN có các bên liên quan khác nhau hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng giúp kết nối các liên kết còn thiếu trong khu vực. Theo đó, ASEAN nên tập trung vào các đối tác phát triển chính để thúc đẩy sự bền vững phát triển lâu dài, đặc biệt là tập trung vào cơ sở hạ tầng chất lượng, xây dựng nguồn nhân lực và mang lại tri thức và đổi mới cho khu vực.
Nhật Bản là một quốc gia tiên phong trong việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng chất lượng trong nhiều năm nhằm trao quyền cho châu Á trở thành trung tâm tăng trưởng để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Tại Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Osaka, Nhật Bản vào tháng 6/2019, Nhật Bản đã khởi động thành công sáng kiến “Các nguyên tắc G20 về đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao”, đây là chìa khóa để thúc đẩy đầu tư cho phát triển bền vững. Các nguyên tắc này tính đến nhiều khía cạnh của tính bền vững để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng chất lượng hài hòa với môi trường địa phương, cộng đồng và sinh kế của người dân thông qua tạo việc làm tại chỗ và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ.
Cho đến nay, Nhật Bản đã cam kết đầu tư 110 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng chất lượng ở châu Á từ 2015-2020, nhằm thúc đẩy huy động nguồn lực tài chính từ các công ty tư nhân trên toàn cầu vào khu vực. Hành động này cũng phù hợp với cam kết toàn cầu của Nhật Bản nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao và giải quyết tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm nghèo đói và chênh lệch mức sống.
Cụ thể hơn, Nhật Bản thúc đẩy những nỗ lực nhằm tăng cường kết nối của ASEAN thông qua các hành lang đất liền và trên biển, và phát triển cơ sở hạ tầng mềm. Các hành lang đất liền là sự phát triển cơ sở hạ tầng cứng chất lượng cao kết nối Biển Đông và Ấn Độ Dương, phát triển Hành lang Kinh tế phía Nam (SEC), kết nối Hồ Chí Minh, Phnom Penh, Bangkok và Dawei cũng như Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) mở rộng từ Đà Nẵng đến Mawlamyine ở Myanmar như một trung tâm thương mại và cảng biển để kết nối Đông Nam Á với Ấn Độ và các khu vực khác.
Một sự phát triển cơ sở hạ tầng cứng khác là Hành lang kinh tế hàng hải nhằm củng cố kết nối thông qua phát triển cảng, các ngành liên quan đến cảng cũng như năng lượng và mạng lưới công nghệ thông tin và truyền thông ở các thành phố lớn. Điều này cho phép tiểu vùng sông Mekong kết nối với Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippines cho tăng cường kết nối trong toàn khối ASEAN.
Các sáng kiến khác như Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Mở (FOIP) của Mỹ, Nhật Bản, Australia và các đối tác khu vực khác cũng được ASEAN đón nhận như một giải pháp thay thế hoặc ở một mức độ nào đó bổ sung cho các sáng kiến khác về đầu tư cơ sở hạ tầng.
Hơn nữa, để thúc đẩy các nguyên tắc của cơ sở hạ tầng chất lượng cao, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã công bố Mạng lưới Điểm Xanh (Blue Dot Network) vào tháng 11/2019 như một sáng kiến đa phương cho các chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự chung tay nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng châu Á thông qua sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về việc các siêu dự án BRI bị nhiều chỉ trích về các vấn đề bền vững như gây ra nợ nần chồng chất cho các nước đối tác và các vấn đề về môi trường và xã hội khác. Việc đánh giá tầm nhìn của BRI không đưa ra hướng dẫn rõ ràng về cách các nhà đầu tư Trung Quốc phải coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường hoặc xã hội dân sự.
Tuy nhiên, các dự án này kêu gọi tăng cường “mối quan hệ giao lưu nhân dân” và tạo ra sự hợp tác “cùng có lợi” giữa các bên liên quan của Trung Quốc và nước sở tại. Các nguyên tắc của sáng kiến cơ sở hạ tầng chất lượng cao sẽ cần được xem xét trong tất cả các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng. Các cộng đồng địa phương phát triển dự án BRI sẽ phải đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện chất lượng hệ thống quản trị của họ.
Có thể dự đoán rằng sự phục hồi kinh tế sau COVID-19 sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế gia tăng và nhu cầu năng lượng trong tất cả các lĩnh vực. Điều này cho thấy ASEAN cần đầu tư toàn diện vào cơ sở hạ tầng năng lượng và các cơ sở hạ tầng cứng và mềm khác, để lấp đầy khoảng trống trong lĩnh vực này.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đầu tư cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng là cần thiết từ nay đến năm 2040. Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) 2019 về Triển vọng năng lượng ước tính cần đến 430-440 tỷ USD trong lĩnh vực phát triển điện, bao gồm 149-226 tỷ USD cho nhà máy lọc dầu và 16-28 tỷ USD cho các thiết bị đầu cuối của khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo triển vọng năm 2017 sẽ cần 2.100 tỷ USD cho cung cấp dầu, khí đốt, than và điện. Hơn 60% đầu tư vào lĩnh vực điện bao gồm truyền tải và phân phối (T&D) chiếm hơn một nửa tổng vốn đầu tư cần thiết.
Khu vực ASEAN có các bên liên quan khác nhau hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng giúp kết nối các liên kết còn thiếu trong khu vực. Theo đó, ASEAN nên tập trung vào các đối tác phát triển chính để thúc đẩy sự bền vững phát triển lâu dài, đặc biệt là tập trung vào cơ sở hạ tầng chất lượng, xây dựng nguồn nhân lực và mang lại tri thức và đổi mới cho khu vực.
Nhật Bản là một quốc gia tiên phong trong việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng chất lượng trong nhiều năm nhằm trao quyền cho châu Á trở thành trung tâm tăng trưởng để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Tại Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Osaka, Nhật Bản vào tháng 6/2019, Nhật Bản đã khởi động thành công sáng kiến “Các nguyên tắc G20 về đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao”, đây là chìa khóa để thúc đẩy đầu tư cho phát triển bền vững. Các nguyên tắc này tính đến nhiều khía cạnh của tính bền vững để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng chất lượng hài hòa với môi trường địa phương, cộng đồng và sinh kế của người dân thông qua tạo việc làm tại chỗ và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ.
Cho đến nay, Nhật Bản đã cam kết đầu tư 110 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng chất lượng ở châu Á từ 2015-2020, nhằm thúc đẩy huy động nguồn lực tài chính từ các công ty tư nhân trên toàn cầu vào khu vực. Hành động này cũng phù hợp với cam kết toàn cầu của Nhật Bản nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao và giải quyết tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm nghèo đói và chênh lệch mức sống.
Cụ thể hơn, Nhật Bản thúc đẩy những nỗ lực nhằm tăng cường kết nối của ASEAN thông qua các hành lang đất liền và trên biển, và phát triển cơ sở hạ tầng mềm. Các hành lang đất liền là sự phát triển cơ sở hạ tầng cứng chất lượng cao kết nối Biển Đông và Ấn Độ Dương, phát triển Hành lang Kinh tế phía Nam (SEC), kết nối Hồ Chí Minh, Phnom Penh, Bangkok và Dawei cũng như Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) mở rộng từ Đà Nẵng đến Mawlamyine ở Myanmar như một trung tâm thương mại và cảng biển để kết nối Đông Nam Á với Ấn Độ và các khu vực khác.
Một sự phát triển cơ sở hạ tầng cứng khác là Hành lang kinh tế hàng hải nhằm củng cố kết nối thông qua phát triển cảng, các ngành liên quan đến cảng cũng như năng lượng và mạng lưới công nghệ thông tin và truyền thông ở các thành phố lớn. Điều này cho phép tiểu vùng sông Mekong kết nối với Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippines cho tăng cường kết nối trong toàn khối ASEAN.
Các sáng kiến khác như Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Mở (FOIP) của Mỹ, Nhật Bản, Australia và các đối tác khu vực khác cũng được ASEAN đón nhận như một giải pháp thay thế hoặc ở một mức độ nào đó bổ sung cho các sáng kiến khác về đầu tư cơ sở hạ tầng.
Hơn nữa, để thúc đẩy các nguyên tắc của cơ sở hạ tầng chất lượng cao, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã công bố Mạng lưới Điểm Xanh (Blue Dot Network) vào tháng 11/2019 như một sáng kiến đa phương cho các chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự chung tay nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng châu Á thông qua sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về việc các siêu dự án BRI bị nhiều chỉ trích về các vấn đề bền vững như gây ra nợ nần chồng chất cho các nước đối tác và các vấn đề về môi trường và xã hội khác. Việc đánh giá tầm nhìn của BRI không đưa ra hướng dẫn rõ ràng về cách các nhà đầu tư Trung Quốc phải coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường hoặc xã hội dân sự.
Tuy nhiên, các dự án này kêu gọi tăng cường “mối quan hệ giao lưu nhân dân” và tạo ra sự hợp tác “cùng có lợi” giữa các bên liên quan của Trung Quốc và nước sở tại. Các nguyên tắc của sáng kiến cơ sở hạ tầng chất lượng cao sẽ cần được xem xét trong tất cả các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng. Các cộng đồng địa phương phát triển dự án BRI sẽ phải đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện chất lượng hệ thống quản trị của họ.