CELR là gì? Toàn bộ thông tin chi tiết về Celer Network

FXCE Official
FXCE Official
Bình luận: 1Lượt xem: 1,930
FXCE Official

FXCE Official

Moderator
  • FXCE Official

    FXCE Official

*Bài viết được FXCE biên tập với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

1630999018952.png

$CELR 2021

I. Celer là gì?

Celer
= Celeritas (Tiếng Latin nghĩa là Tốc độ)

Celer Network là một nền tảng mở rộng Layer 2 mang lại tốc độ, bảo mật và giảm chi phí cho các ứng dụng trên Ethereum, Polkadot và các chuỗi khác để tiến đến sự phổ biến rộng rãi cho người dùng có thể tiếp cận dễ dàng.

Nền tảng này cung cấp:

- Giải pháp Generalized State Channel Network đầu tiên trên Thế giới.

- Tích hợp Celer Optimistic Rollup

- Giải pháp trung gian cho các ứng dụng khác :
  • cBrigde: Kết nối tất cả Token, tất cả blockchain ở bất kỳ đâu. cBridge là 1 sản phẩm mã nguồn mở cho phép các bên tham gia vào cầu của cBridge, cung cấp tính mở rộng nhanh hơn cho cBridge từ đó giảm chi phí cho việc chuyển tài sản cross-chain.
  • Layer2.finance: Defi cross-chain với nhiều chiến lược được tích hợp sẵn.
  • Celer SDKs: Cung cấp công cụ phát triển ứng dụng cross-chain (Defi, Gaming, Micropayment services, Cross-chain interaction)
  • CelerX: Nền tảng ứng dụng trên Layer2 cho iOS và Android, nhắm vào mảng micro payment trên game.
1630999183103.png

Trái tim của Celer Network nằm ở State Guardian Network (SGN). SGN là một sidechain Ethereum chuyên biệt nhằm mục đích đánh giá độ tin cậy của các state channel bằng cách đảm nhiệm hai nhiệm vụ chính là tính khả dụng của dữ liệu và giám sát chuỗi để người dùng luôn kết nối với các dịch vụ trực tuyến.

1630999218126.png

(SGN) được ví như 1 cái tháp canh đảm bảo an toàn cho việc lưu trữ và phản hồi tới các Layer 1. Nó cũng là nơi sản xuất các chuỗi khối để đảm bảo duy trì sự hoạt động và an toàn của Celer Network.

Người dùng có thể khoá CELR token để tham gia vào SGN và hưởng phí từ các dịch vụ bên trong như làm Delegators hay Validators.

Roadmap

1630999287607.png

2021 roadmap:
  • Q1: Layer2 finance v0.1 mainnet launch, cBridge MVP release​
  • Q2: layer2 finance v1.0 launch, cBridge v1.0 launch​
  • Q3: layer2 finance v1.1 launch with ZK Rollup support, cBridge v1.1 launch​
  • Q4: layer2 finance v2.0 with cross-chain synthesis​
Hiện tại Celer đã hoàn tất giai đoạn 3 của roadmap 2021, release Layer2.finance và tiếp tục nâng cấp layer2.finance với tính năng cross-chain synthesis (Cross-chain tổng hợp).

Layer2.Finance là gì?

“Layer2.finance: Don’t ask DeFi to migrate to Layer2, bring Layer-2 to DeFi instead!”

Layer2.Finance
là 1 sản phẩm của Celer Network với mục tiêu đưa khách hàng đại chúng tiếp cận các hệ sinh thái DeFi với công nghệ mở rộng Layer 2. Nó hoạt động như một cửa ngõ với chi phí thấp và đáng tin cậy, hỗ trợ người dùng khám phá và hưởng lợi từ các hệ sinh thái DeFi hiện có mà không cần lo lắng việc phí giao dịch cao sẽ làm giảm lợi nhuận.

Layer2.finance có khả năng mở rộng các hoạt động hệ sinh thái Defi trên Layer 1 mà không cần di chuyển (migration) cả giao thức, do đó không làm phân mảnh thanh khoản hay phá vỡ các hoạt động của giao thức. Layer2.finance thực hiện được điều này nhờ tối ưu trong việc đưa các giao dịch sang 1 chuỗi khác để xử lý rồi sau đó gói lại để đưa lên layer 1 (Rollup).

Vấn Đề Cần Giải Quyết: Ứng dụng Defi đang chậm lại

Chúng ta thấy sự tăng trưởng gấp trăm lần trong thị trường Defi trong 2 năm qua, tiềm năng quá lớn của thị trường tài chính này thực sự hấp dẫn, nơi mà các cơ hội tài chính sẽ phá tan rào cản của các quốc gia, tạo cơ hội cho người dùng số đông tham gia vào sân chơi lớn.

Tuy nhiên các số liệu thực tế cho thấy một điều khác. Bắt đầu như là 1 giải pháp để cung cấp sự công bằng và không phân biệt đối xử trong việc tiếp cận với thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là nhóm không được tiếp cận với ngân hàng, thì nay Defi lại trở thành 1 sân chơi chỉ mang lại lợi nhuận cho giới những người rành công nghệ và có nhiều tiền.

Điều này khá dễ hiểu, vì mặc dù có thể mang lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với các hình thức tiết kiệm truyền thống, những rào cản về công nghệ và phí gas đã cản trở những người dùng mới với số vốn nhỏ tham gia. Với đa số người dùng với số vốn vài trăm đô, phí gas đôi khi còn lớn hơn số tiền họ kiếm được.

Layer2.finance: mang layer 2 đến với Defi

Để giải bài toán dành cho số đông và xử lý thách thức về chi phí một cách hợp lý. Layer2.finance hướng theo một cách khác.

Với các cấu trúc Rollup khác , chúng ta có thể nạp tiền vào Layer2.finance thông qua giao dịch trên layer 1. (Bằng Smart contract)

tổng hợp các "hướng dẫn phân bổ quỹ" của người dùng thành 1 giao dịch tổng hợp, tính toán tác động tổng hợp của tất cả các biến động thanh khoản nhỏ này và sau đó thực hiện một số các giao dịch tái cân bằng trên các giao thức được hỗ trợ để đạt được kết quả tốt nhất.

1630999643386.png

ƯU THẾ CỦA Layer2.finance

Chi phí thấp. Nhờ việc gộp các thanh khoản nhỏ lại với nhau mà chi phí phân bổ quỹ của mỗi khách hàng đều ít hơn đáng kể. Càng nhiều người sử dụng thì chi phí tương tác với các giao thức DeFi sẽ càng giảm, theo ước lượng của chúng tôi, việc giảm 1000 lần phí là hoàn toàn có khả năng.

Khả năng tổng hợp. Không gây phân mảng thanh khoản và không cần di chuyển giao thức DeFi.. Layer2.finance mở rộng giao thức DeFi tại chỗ, do đó không làm ảnh hưởng mà còn tăng hiệu quả của giao thức DeFi.

Phương trình mở rộng. Nếu một chuỗi của Layer2.finance trở nên quá tải và khó duy trì được, rất dễ dàng dể mở ra một chuỗi mới bởi nó kết nối với cùng một hệ thống thanh khoản layer1 DeFi. Trong ngắn hạn điều này được giới hạn bởi dung lượng lưu trữ trên chuỗi, trong tương lai với ETH2.0 khả năng mở rộng sẽ cao hơn nhiều.

Linh hoạt trong môi trường DeFi. Ngoài khả năng mở rộng, còn có nhiều cách để tận dụng sự ưu việt Layer2.finance, chẳng hạn như các cấu hình theo mảng khác nhau, các cấu hình rủi ro khác nhau tuỳ theo các chiến lược (có nắm giữ hay không?), Và nhiều hơn nữa. Điều này giúp đạt được hiệu quả phân bổ chức năng trong hệ sinh thái DeFi

Tích hợp 11 chiến lược Defi mining cho users trên Layer2.finance.

CÁC GIỚI HẠN & ĐÁNH ĐỔI

Mặc dù tin tưởng rằng giải pháp của mình sẽ mang sự bùng nổ trong ứng dụng cho DeFi tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thức được rằng sẽ có những đánh đổi cho giải pháp này. Chúng tôi sẽ đưa ra các điều này để cùng đánh giá xem nó có “xứng đáng” không

Độ trễ thực hiện: dù sử dụng ZK hay Optimistic Rollup đi nữa thì việc có độ trễ từ lúc thực hiện chuyển tiền cho đến khi việc phân bổ quỹ thực sự xảy ra là không thể tránh khỏi.
Các hoạt động và thao tác bị giới hạn: Layer2.finance cung cấp giao diện sử dụng đơn giản của các giao thức DeFi, do đó người dùng chỉ có thể thực hiện các tác vụ đơn giản hơn so với sử dụng trực tiếp các giao thức DeFi khác.

Tất nhiên có một số hạn chế khác, chủ yếu liên quan đến hạn chế front-running và giao dịch riêng tư, tuy nhiên đây không phải vấn đề riêng của Layer2.finance mà là vấn đề chung của tất cả các cấu trúc rollup.

1630999739496.png

TOKEN USECASES

+ Staking earn Fee: Trong hệ sinh thái của Celer, nền tảng của hệ thống sẽ chạy trên State Guardian Network (SGN) của Celer. Người dùng có thể stake CELR để trở thành người xác nhận cho mạng lưới. (SGN Staker).

+ Với cBridge, khi người dùng thực thiện chuyển token crosschain, SGN đóng vai trò là 1 node xác nhận giao dịch và sẽ thu một khoản phí giao dịch nhỏ và trả cho SGN Staker.

+ Với layer2.finance, tất cả lợi suất thu được thông qua layer2.finance sẽ được chia cho SGN với vai trò là trái tim vận hành layer2.finance.

+ Gorvenance: CELR còn được dùng để quản trị, bầu cho Token nào sẽ được thêm vào trong cBridge, điều chỉnh mức phí, các khía cạnh của Defi trên Layer2.finance đều sẽ được quản trị thông qua bầu chọn bằng CELR.

+ Staking trên CEX: Các sàn như Binance cũng hỗ trợ staking CELR với lợi suất 12-13%/ năm theo từng gói 30-60-90 ngày.

CÁC GIAO THỨC DEFI ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI CELER

Hiện Layer2.finance đang hỗ trợ Curve, AAVE, Compound. Tuy nhiên việc phát triển và mở rộng sang các giao thức khác khá dễ dàng và nhanh chóng khi dự án tăng trường sau này.

Celr cũng đã có kế hoạch sẽ hỗ trợ thêm Cream, Liquity, yEarn, DODO, Mirror, Alpha Finance, SushiSwap, Uniswap, BarnBridge, 1Inch…mang đến trải nghiệm Defi đa dạng cho người dùng.

Tiền của người dùng được ủy thác trong Layer2.Finance ở đâu?

Layer2.Finance hoàn toàn không có người quản lý, có nghĩa là tài sản của người dùng trong Layer2.Finance được ủy thác trong hợp đồng thông minh và hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của chính người dùng. Ngoại trừ người dùng sở hữu khóa ví kết nối với tài khoản, các bên thứ ba khác không thể kiểm soát hoặc chuyển giao tài sản của người dùng.

CÁC SẢN PHẨM SẮP RA MẮT

- Kết hợp cBridge và Layer2.finance mang đến trải nghiệm ‘cross-chain synthesis’. Người dùng có thể deposit thanh khoản lên layer2.finance ở 1 chain và dùng các giao thức Defi để thu lợi suất trên 1 chain khác mà không gặp trở ngại gì.

- cBridge v2.0 vào đầu tháng 10 sẽ ra mắt cùng với update tính năng kết hợp ‘message’ cùng token khi swap qua cầu.

- Liquidity Mining sẽ sớm được ra mắt trong Q4.

KHÓ KHĂN & TRỞ NGẠI

Như CEO Mo Dong thừa nhận, khó khăn lớn nhất hiện tại của CELER là việc thiếu nhân sự dẫn đến chậm tiến độ. Đây là tình trạng chung của toàn ngành hiện tại.

Điều này cũng dẫn đến khâu marketing của CELER cũng không được đẩy mạnh vì trễ roadmap.

SỰ CẠNH TRANH & ĐỐI THỦ

Ở phân khúc Layer 2 hiện tại có nhiều cái tên khá nổi bật cùng làm giải pháp mở rộng cũng như giải pháp cross-chain:

1. Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP):

Giải pháp đồng bộ chuẩn chung để kết nối đa chuỗi của Chainlink sẽ ra mắt vào 08/2022.

CCIP là giao thức kết nối tất cả các chain với nhau. Không giống như những cây cầu hiện tại khi mà bạn chỉ có khả năng chuyển token từ chain này sang chain kia, với CCIP bạn có thể chuyển cả token và command (lệnh) bạn muốn làm gì với những token đó. Hiện tại, Celcius đã tích hợp CCIP vào hệ thống để có thể sử dụng các DeFi ở các chain khác nhau.

Với CCIP, bạn có thể làm được như sau: chuyển token A vào Defi protocol M ở chain C, sau đó theo dõi lợi nhuận với Chainlink Keeper, nếu lợi nhuận giảm xuống thì rút ra và chuyển token về cho bạn. Hoặc bạn có thể thế chấp ở chain này, vay ở chain kia mà không bị giới hạn. (Nguồn: chainlinkvn)

CCIP hoạt động như 1 API kết nối thị trường truyền thống và Blockchain/Smartcontract. Các giao thức chỉ cần kết nối vào CCIP là có thể chạy crosschain với bảo mật và tốc độ gần như tốt nhất.

2. Arbitrum:

Là một Layer 2 chain với mức fee chỉ bằng 1/270 so với ETH. Băng thông cao, tương thích với EVM, bảo mật và dữ liệu Tx được lưu trên ETH. Dùng ETH làm gas fee và dùng LINK để thanh toán cho các dịch vụ liên quan đến nguồn giá (Data Feeds), VRF và các ‘message’ từ L2 -> L1 nên không cần ra Token riêng.

Arbitrum cũng có thể sẽ sử dụng Chainlink FSS (Fair Sequencing Services) để phân cấp trình tự sắp xếp để tối ưu tốc độ của Tx, cũng như có thể sử dụng các node của Chainlink làm trình xác thực.

Hệ sinh thái đã có sẵn 400 ứng dụng đang đẩy lên Arbitrum.

3. deBridge (Testnet):

Sử dụng các node Oracle của Chainlink ( DON ) để tương tác đa chuỗi và xác thực các giao dịch đa chuỗi. Từ đó có thể di chuyển bất kỳ loại token nào từ ERC20, ERC721 (NFT) tới các chain EVM (FTM, BSC, Polygon..) và non EVM (SOL, DOT..) mà không cần 1 blockchain riêng.

Hỗ trợ đầy đủ:
  • Bridging assets: Di chuyển tài sản cross-chain​
  • Swap Cross-chain: Hoán đổi tài sản cross-chain​
  • Bridging NFTs: Di chuyển NFTs cross-chain​
  • ***Cross-chain composability of smart contracts: Kết hợp hợp đồng thông minh trên chuỗi chéo.​
  • Light Validation: Dùng 1 layer 2 có fee rẻ (như Arbitrum..) để validator cho giao dịch cross-chain thông qua LightAggregator contract.​
4. Matic (Polygon):

Tập trung mở rộng cho Ethereum với giải pháp sidechain, ZK Rollup, vẫn kết hợp cBridge và các cầu khác để di chuyển tài sản từ Layer 1 lên Polygon.

Matic tập trung cho giải pháp là platform cho các ứng dụng có lượng người dùng lớn với với fee rẻ như Gaming, và bảo mật cao cho Doanh Nghiệp.

Một vài cái tên khác có thể tham khảo như: Hop, Connext và Harmony..

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG

Celer
có lợi thế đi đầu và nhận được phản hồi tích cực từ người dùng từ cBridge. Đó là bước khởi đầu thuận lợi và là bàn đạp để chiếm lĩnh thị phần cross-chain vốn còn rất tiềm năng và rộng lớn. Việc lựa chọn Optimistc Rollup để mở rộng.

Một mình Celer không thể phục vụ hết nhu cầu của toàn thị trường nói chung và Defi nói riêng nhưng nếu tận dụng lợi thế đi đầu để có chỗ đứng vững chắc sẽ là động lực rất lớn cho Token CELR có giá trị trong tương lai.

Nếu cBridge là bước đệm và khôn ngoan khi tích hợp cả Polygon, Avax, FTM, Optimism và Arbitrum vào để educate người dùng (Trong 1 tháng Vol bridged đã tăng gấp 10 lần (Từ 2,5M lên 28M) thì Layer2.finance sẽ là át chủ bài của Celer khi họ chăm chút cho sản phẩm này rất kỹ trước khi release.

Người dùng sẽ có nhiều chiến lược tham gia Defi với hơn 11 cách được tích hợp cho layer2.finance.

Liquidity mining sẽ sớm được triển khai trên cBridge để tăng liquidty cho cBridge.

ĐỊNH GIÁ CHO CELER?

Hiện tại chưa có số liệu thống kê cụ thể tổng tài sản được chuyển qua các Bridge nhưng có thể điểm sơ qua một vài cái tên để có cái nhìn tổng quan:

REN Bridged (REN) :
  • Bridged : $6 B (TVL: $1B)
  • MarketCap : $714M
  • Cap/TVL: 0.69

Polygon (Matic):
  • Bridged $10B (TVL: $10B)
  • MarketCap: $10B
  • Cap/TVL: 1

Trong các dự án Layer2 thì Matic (Polygon) là 1 dự án có cấu trúc, các thành phần tương tự gần với CELR nhất (chain, bridge, SDKs…) cũng như tổng cung của Token, số lượng đang lưu thông cũng tương đương.

Tổng tài sản trên Polygon là $10B và trong mảng Defi AAVE chiếm đến 44% TVL ($2.28B) và QUICKSWAP chiếm $1B TVL. Polygon có sự hậu thuẫn rất lớn từ AAVE và đội ngũ QUICK đã hút được dòng vốn lớn vào nhanh chóng.

Với Celer thì mảng Defi chỉ mới bắt đầu với con số khiêm tốn TVL của layer2.finance là $2M. Việc bắt tay với các top Defi protocol như Aave, Comp, Crv ..sẽ giúp tăng TVL lên nhanh như cách Polygon đã làm.

So sánh nhanh qua các con số của 2 dự án.

1631000344169.png

Điểm khác nhau của 2 dự án là Polygon tập trung vào việc xây dựng 1 thành phố với đầy đủ tiện tích thì Celer tập trung xây dựng trước hệ thống giao thông từ các thành phố lớn (Layer1) đến các thành phố mới (non-EVM) và các khu công nghiệp (Layer2). Sự kết nối này là chìa khoá quan trọng để toàn bộ ngành blockchain tiến đến giai đoạn mass-adoption. (Phổ biến rộng rãi).

Bước tiếp theo là Celer Kết Nối Layer2 tới các trung tâm tài chính lớn nhất và người dùng chỉ cần để tài sản 1 nơi và có thể thu lợi nhuận từ khắp mọi nơi. Celr đã bắt tay với Polygon, Arbitrum, Optimism, Polkadot và sẽ còn tiếp tục mở rộng đối tác để mang đến sự tiện nghi cho người dùng, thúc đẩy dòng tiền di chuyển liên tục tạo ra giá trị nội tại cho Defi nói riêng và Crypto nói chung.

1631000483139.png

Hiện tại Celer có khoảng 60k người quan tâm và 1500 người dùng với tổng tài sản bridged là $28M, tăng gấp 10 lần trong 1 tháng. Celer cần phải phát triển sản phẩm và đẩy nhanh việc tích hợp các Defi protocol song song với kết nối thêm các Chain, nâng số người dùng lên 100k và tổng tài sản bridged ~$10B (all chains).

Đến 2022 hầu như toàn bộ token của các vòng đã unlock xong, trừ 25% locked cho reward staking trả dần thì lượng token lưu hành sẽ khoảng 8B. (Tham khảo Token Supply Distribution and Releasing Schedule.)

$CELR 2022
  • Market Cap: $5B​
  • Circulating Supply: 8B​
  • TVL: $5B Price: $0.625​
  • Cap/TVL: 1​

TỔNG KẾT

Celer là một dự án tốt với Team và Founder có trình độ cao trong ngành. Là một trong những dự án được đón nhận tích cực từ cộng đồng.

Các dự án giải pháp Layer2 và crosschain sẽ cùng tồn tại và phục vụ cho nhu cầu khổng lồ của thị trường DEFI, với tiềm năng tăng trưởng của DEFI sẽ sớm đạt mức $600B thì các giải pháp phục vụ cross-chain thân thiện và fee rẻ như CELR sẽ có những bước phát triển vượt bậc. Chúng ta sẽ sớm chứng kiến Defi Summer 2.0 với Cross-chain và Privacy Defi.

Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm Telegram: https://t.me/fxcecrypto
 

Đính kèm

Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
Last edited:
Bên trên