Chuyển động quy định tiền điện tử: Mỹ giới thiệu dự luật mới không bao gồm NFT; EU xem xét lại cách tiếp cận Defi và Hàn Quốc trì hoãn thuế

Q
qnzz01
Bình luận: 0Lượt xem: 138
Q

qnzz01

Thành viên
  • Q

    qnzz01

Hoa Kỳ giới thiệu dự luật mới
Tại buổi phát trực tiếp do Axios tổ chức vào thứ 3, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis đã giới thiệu dự luật về tiền điện tử được chờ đợi rất lâu. Bà cho biết dự luật là “một mảnh ghép lớn để mọi người có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh” và được chia thành 5 hoặc 6 phần để các ủy ban quốc hội tương ứng xem xét.

tiền điện tử


Cynthia Lummis – Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ

Lummis dự kiến sẽ giới thiệu dự luật cùng với Kristin Gillibrand của Đảng Dân chủ New York, được thiết kế “để hoạt động trong khuôn khổ truyền thống áp dụng cho quản lý và điều tiết tài sản truyền thống”. Nó sẽ phân chia quyền giám sát tiền điện tử giữa Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) và Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC). Quyền giám sát tiền điện tử sẽ được trao cho SEC “khi có tài sản nào đó đáp ứng các điều kiện của Howey Test để xác định là chứng khoán”, Lummis cho biết, đề cập đến quyết định của Supreme Court năm 1946 về định nghĩa chứng khoán.

Theo bà, các quy định cũng phải giải quyết altcoin và niềm tin của người dùng, đồng thời cần “cho phép các cơ quan tách bạch rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu trong không gian”. Theo đó tạo tiền đề cho việc sử dụng tiền điện tử để thanh toán và tích hợp vào các gói tiết kiệm hưu trí 401(k).



Thượng nghị sĩ Wyoming cho biết bà tin tưởng dự luật sẽ được thông qua, vì “tài sản kỹ thuật số là phi đảng phái”. Bà bày tỏ hy vọng quy trình lập pháp sẽ được tiến hành nhanh hơn so với dự kiến đối với một dự luật phức tạp như vậy bởi vì các cơ quan phải “đưa ra quyết định quản lý ngay lập tức”.

Theo Lummis, Sắc lệnh điều hành của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden về đảm bảo phát triển tài sản kỹ thuật số có trách nhiệm “ăn khớp khá tốt” với đề xuất của dự luật, mặc dù dự luật khác với tầm nhìn quy định của Tổng thống ở chỗ nó cho phép các tổ chức phi ngân hàng phát hành stablecoin. Các nhà lập pháp sẽ tìm kiếm lời khuyên từ khu vực tư nhân về khuôn khổ quy định của stablecoin.

Ngoài ra, bà nói thêm dự luật còn đề cập đến tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) nhưng không đi sâu vào chi tiết. Các vấn đề về môi trường cũng như NFT sẽ không được đề cập trong dự luật.

“Thật khó để tìm ra cách phân loại NFT. Các cơ quan quản lý có thể quyết định về cách thức điều chỉnh chúng sau khi dự luật được thông qua”.

Ủy ban EU đề nghị suy nghĩ lại cách tiếp cận quy định đối với DeFi
Các nhà phân tích từ Ủy ban Châu Âu cho thấy sự hiểu biết bất ngờ về cách tài chính phi tập trung thực sự hoạt động, khi xác định nó khác với hệ thống tài chính truyền thống và thừa nhận cần phải suy nghĩ lại cách tiếp cận đối với quy định.

Vào thứ 2, ngày 2/5, cố vấn liên doanh tiền điện tử tại Presight Capital và chuyên gia lâu năm về quy định châu Âu Patrick Hansen đã chia sẻ một số chi tiết quan trọng từ “Đánh giá sự ổn định và hội nhập tài chính châu Âu năm 2022” của Ủy ban EU. Báo cáo được phát hành vào ngày 7/4, có một chương dài 12 trang về DeFi, trong đó các tác giả thể hiện cách tiếp cận hợp lý đối với chủ đề này.

Báo cáo định nghĩa DeFi là “hình thức trung gian tài chính tự trị mới xuất hiện trong môi trường kỹ thuật số phi tập trung hoạt động dựa vào hợp đồng thông minh […] trên các blockchain công khai”. Họ thừa nhận hợp đồng thông minh “thay thế cho các bên trung gian được quản lý” và đề xuất nỗ lực quản lý để tập trung giao tiếp với các team DeFi cụ thể tạo ra những hợp đồng này.

Nhấn mạnh sự khác biệt giữa DeFi và hệ thống tài chính truyền thống, báo cáo ghi nhận những ưu điểm chính của DeFi:

“So với hệ thống tài chính truyền thống, DeFi tuyên bố tăng cường bảo mật, hiệu quả, minh bạch, khả năng tiếp cận, tính mở và khả năng tương tác của các dịch vụ tài chính”.

Đặc biệt chú ý đến tiềm năng của blockchain công khai đối với các nhà nghiên cứu và giám sát – những người có quyền truy cập miễn phí vào toàn bộ chuỗi thời gian của dữ liệu giao dịch lịch sử và thời gian thực, do đó, có thể tạo điều kiện hiểu rõ hơn về những rủi ro mà “thường vẫn còn mù mờ trong hệ thống tài chính truyền thống”.

Trong số những điều khác, báo cáo nhấn mạnh chi phí kiểm toán tài chính tiềm năng thấp hơn của DeFi và cơ hội đáng kể để tích hợp tài chính xuyên biên giới. Họ cũng ủng hộ cách tiếp cận hợp lý đối với quy định, đề xuất chuyển sự cân bằng từ chiến lược dựa trên thực thể sang chiến lược dựa trên hoạt động:

“Tuy nhiên, rõ ràng việc sao chép các cách tiếp cận quy định truyền thống vào môi trường phi tập trung có thể không phải là một lựa chọn tối ưu, vì nó thường tập trung vào các nền tảng trung gian đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính truyền thống. Điều chỉnh khuôn khổ quy định cho phù hợp với môi trường phi tập trung có thể là một thách thức và đòi hỏi phải suy nghĩ lại về cách chúng ta tiếp cận quy định”.

Như Hansen kết luận, mặc dù “có nhiều điều đáng lo ngại về quy định cho các team dự án và code” nhưng anh rất ngạc nhiên về mức độ kiến thức mà phần báo cáo nói về DeFi thể hiện. Theo nghĩa đó, tài liệu được đưa ra như một sự giải tỏa sau hàng loạt các tình tiết gây tranh cãi về quy trình quy định của EU, như một cú lội ngược dòng vào phút cuối từ lệnh cấm khai thác PoW đã được lên kế hoạch trong dự thảo MiCa và kìm kẹp ví không lưu ký (non-custody) trong các sửa đổi Transfer of Funds Regulation (quy định chuyển tiền).

Uzbekistan ban hành sắc lệnh tiền điện tử mới
Cộng hòa Uzbekistan tiếp tục tiến bộ với các quy định về tiền điện tử tỏng nước, với việc Tổng thống Shavkat Mirziyoyev ban hành một sắc lệnh mới.

Được ban hành vào thứ Tư, sắc lệnh mới hướng dẫn tổ chức lại một cơ quan chính của tổng thống được gọi là Cơ quan Quản lý Dự án Quốc gia (NAPM). Chính quyền trước đây đã thúc đẩy giao dịch tiền điện tử ở Uzbekistan, đề xuất cho phép người dân thực hiện tất cả các loại giao dịch tiền điện tử vào năm 2021.

Theo nghị định, NAPM sẽ được tái cấu trúc thành một thực thể mới được gọi là Cơ quan Quốc gia về các Dự án theo viễn cảnh (NAPP), chịu trách nhiệm về một loạt các dự án liên quan đến quy định về tiền điện tử với sứ mệnh áp dụng “chế độ quy định tiền điện tử đặc biệt” ở Uzbekistan.

Cơ quan này được yêu cầu phát triển và áp dụng chính sách thống nhất về tiền điện tử cũng như bảo vệ nhà đầu tư và thực thi các biện pháp chống lại các hoạt động bất hợp pháp như tài trợ khủng bố. NAPP cũng sẽ khởi xướng và thúc đẩy các dự án ứng dụng blockchain và các công nghệ mới nổi khác trong hành chính công và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.

Hàn Quốc trì hoãn thuế tiền điện tử
Tổng thống mới đắc cử của Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố hôm thứ Ba rằng ông sẽ thúc đẩy việc hoãn thuế đối với thu nhập từ đầu tư tiền điện tử ít nhất cho đến khi một bộ quy định mới có tên là Đạo luật Cơ bản về Tài sản Kỹ thuật số (DABA) được ban hành.

Thuế tiền điện tử của Hàn Quốc ban đầu được ấn định sẽ có hiệu lực cho năm tài chính 2022 nhưng đã bị đẩy lùi sang năm 2023 vào tháng 12 năm ngoái. Yoon sẽ đảm bảo luật thuế tiền điện tử không có hiệu lực cho đến khi có luật hợp lý để bảo vệ người tiêu dùng, có thể là vào năm 2024.

DABA được Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) đệ trình trong năm nay và kéo theo một loạt luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Đạo luật này liên quan đến các đợt phát hành token, NFT, niêm yết CEX, tài chính quốc tế vì nó liên quan đến tiền điện tử và bao gồm phản ứng với lệnh điều hành của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden về tiền điện tử.

Thông qua DABA, FSC có kế hoạch giới thiệu hệ thống bảo hiểm tiền điện tử như một biện pháp dự phòng chống lại các vụ hack, lỗi hệ thống và các giao dịch trái phép.
Tham gia giao dịch với Amarket: https://vi. amarkets. com/
Luật thuế tiền điện tử gây tranh cãi bị trì hoãn sẽ đánh thuế 20% đối với thu nhập từ đầu tư tiền điện tử trên khoảng 2.100 đô la mỗi năm.
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên