Cùng tìm hiểu về mô hình nến búa - Hammer

T
thuhadang123
Bình luận: 0Lượt xem: 641
T

thuhadang123

Thành viên
  • T

    thuhadang123

Mô hình nến Hammer hay còn được các nhà đầu tư gọi là nến búa do hình dáng đặt biệt của nó. Đây là mô hình đại diện cho sự đảo chiều tăng của xu hướng thị trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô hình nến búa qua nội dung bài viết này nhé!

Cùng Tìm Hiểu Về Mô Hình Nến Búa Hammer


Nến Búa - Hammer là gì
Khi bạn nhìn thấy trên biểu đồ giá xuất hiện một cây nên giống như một cây búa, với phần bóng nến dài gấp đôi so với phần thân nến thì đó chính là nến Búa - Hammer. Đó là khu vực mà lực mua đang đẩy giá thị trường đi xuống thì gặp phải một vùng kháng cự của lực bán và đẩy thị trường quay đầu chuyển hướng đi lên. Vì vậy, mô hình nến Búa - Hammer chính là đại diện cho sự đảo chiều tăng của thị trường.

Đặc điểm nhận diện của nến Búa - Hammer:
  • Loại nến này thường sẽ không có bóng nến tăng, nếu có cũng sẽ rất nhỏ.
  • Thân nến búa nến có độ dài khoảng 30% so với độ dài trung bình của khoảng 20 cây nến trước nó.
  • Bóng nến phải có chiều dài gấp đôi thân nến hoặc hơn thế nữa.
  • Khi nến có màu đỏ đó có thể là Bearish - Nến Hammer giảm, và khi nến có màu xanh đó có thể là Bullish - Nến Hammer tăng.
Hammer - Nến Búa


Gợi ý cách xác định điểm vào lệnh với mô hình nến Hammer:

Gợi ý cách vào lệnh với mô hình nến Hammer


Trên đây là biểu đồ giá của cặp GBP/USD, bạn có thể nhận thấy ngay sau khi đúng với những gì chúng tôi đã mô tả từ đầu bài về đặc điểm của loại nến búa này. Ngay sau xu hướng giá giảm là một nến búa xuất hiện và sau đó là sự đảo chiều đi lên của giá thị trường. Hãy vào lệnh ở mức 50% chiều dài của nến, điểm stop loss nên đặt ở phía dưới bóng nến 1 vài pips nhằm tránh tình huống lệnh bị quét trúng khi thị trường có biến động.

Ở nến Búa, bạn cũng sẽ không tránh khỏi việc có những cây nến giả phát ra tín hiệu sai lệch khiến bạn nhầm lẫn. Vì vậy, không chỉ dựa vào nến búa để đưa ra quyết định, bạn cũng cần kết hợp thêm một số yếu tố khác như: xu hướng thị trường, các vùng giá trị,...

Tại khung thời gian từ H1 đến H4 hoặc D1 mô hình nến búa này có giá trị cao hơn. Và điều bạn cần ghi nhớ là khi lựa chọn sử dụng khung thời gian nào thì vị trí đặt stop loss và take profit cung phải theo khung thời gian đó, nhằm giảm thiểu được rủi ro trong quá trình giao dịch.
 
Xem nhiều nhất
  • Series Học Lập Trình Robot Forex bằng ngôn ngữ MQL5
  • Tại sao nên giao dịch CFD trên dầu thô?
  • Lý thuyết thị trường hiệu quả
  • Bên trên