Đầu Cơ Và Cuộc Chiến Smart Contract

FXCE Official
FXCE Official
Bình luận: 0Lượt xem: 914
FXCE Official

FXCE Official

Moderator
  • FXCE Official

    FXCE Official

*Bài viết được thành viên Huyền Trang thuộc FXCE Crypto biên tập từ tài liệu " Speculation and The Smart Contract Wars" của Ryan Watkins, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

1631242765797.png

“Không ai sử dụng nó. Không thể nào có chuyện các ghost chain đó (các blockchain có vốn hóa thị trường hàng tỷ đô nhưng tỷ lệ sử dụng rất nhỏ) được đánh giá cao như vậy so với ETH” – một Tweet tình cờ trên Twitter

Đôi khi chúng ta quên rằng thị trường luôn tiến đến tương lai. Nhưng trước khi đi sâu vào các đánh giá về nền tảng smart contract, hãy điểm qua một số thông tin cơ bản.

Hiện nay, các nền tảng smart contract một lần nữa trở thành trung tâm của sự đầu cơ nhưng lần này có một bước ngoặt. Không giống như các chu kỳ trước, các nền tảng smart contract không còn là những ý tưởng đơn thuần cho các world computer (các ứng dụng trên Web vượt qua các ứng dụng cục bộ), mà chúng là hệ sinh thái sống động của người dùng, vốn hóa và các ứng dụng đang cùng thúc đẩy hàng nghìn tỷ USD trong hoạt động kinh tế.

Ethereum đã dẫn đầu trong bước ngoặc này, hiện tại tài sản đảm bảo hơn 700 tỷ USD (thông tin chi tiết), giao dịch hơn 2.5 nghìn tỷ USD mỗi quý (thông tin chi tiết) và có hàng nghìn ứng dụng chạy trên nó. Ethereum đã được tưởng thưởng xứng đáng cho sự tăng trưởng này khi đạt mức vốn hóa thị trường cao nhất mọi thời đại 450 tỷ USD trong những tháng gần đây.

1631243184904.png

Nhưng không chỉ có mỗi Ethereum trong đợt tăng trưởng này.

Khi Ethereum đang ở giai đoạn then chốt trên lộ trình mở rộng quy mô và đấu tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng đã mở ra một cơ hội mới. Với những hứa hẹn về khả năng mở rộng như hiện nay, các nền tảng smart contract đối thủ đã tích cực đẩy mạnh thu hút người dùng đến với các chain của riêng họ, cung cấp các cải tiến và thúc đẩy UX (User Experience – trải nghiệm người dùng).

Những dịch vụ này đã được tưởng thưởng bằng hoạt động gia tăng đáng kể trên các chain này trong vài tháng qua khi phí gas trong Ethereum tiếp tục tăng. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu cơ đang đổ xô vào các token tương ứng của những nền tảng này khi sự thống trị của Ethereum bị ngờ vực.

1631243251187.png

Tuy nhiên, như nhiều người đã chỉ ra, hành động giá (price action) không phải lúc nào cũng biểu thị giá trị và mặc dù các đối thủ của Ethereum đã phát triển đáng kể, chúng vẫn chỉ là một phần nhỏ so với Ethereum. Nhỏ đến mức bạn bắt đầu hỏi liệu những định giá này có hợp lý hay không? Tại sao một số đối thủ cạnh tranh có giá trị tỷ lệ hàng chục phần trăm với Ethereum, nhưng lại có tỷ lệ hoạt động chỉ vài phần trăm?

1631243380585.png

Khám phá về đầu cơ và định giá các nền tảng smart contract.

Định giá 101

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là không có khung định giá thống nhất cho các nền tảng smart contract. Tài sản gốc của các nền tảng này là sự kết hợp độc đáo của nhiều thuộc tính khiến chúng không giống với bất kỳ tài sản nào đã tồn tại trước đây.

Trong một số trường hợp, chúng giống như tiền vì chúng là kho lưu trữ giá trị và tiền tệ giao dịch chính trong tokenomics. Theo hướng khác, chúng giống như cổ phần khi được nhận phí thu từ việc xử lý các giao dịch. Và theo nhiều cách, chúng giống như hàng hóa khi cung cấp quyền truy cập vào tính toán. Sự kết hợp này cung cấp cho chúng các thuộc tính của cả ba lớp tài sản (three asset superclasses) và cung cấp nhiều thuộc tính thúc đẩy giá trị. Do đó, việc định giá trở nên khó khăn, đặc biệt là khi các dự án này vẫn đang ở giai đoạn đầu và đối mặt với tương lai không chắc chắn.

Các nhà đầu tư vẫn cố gắng làm hết sức mình để định giá những tài sản này một cách tuyệt đối và tương đối, bằng cách áp dụng một loạt các biện pháp định tính và định lượng. Một điều mà tất cả chúng ta đều đồng ý là bất kỳ nền tảng smart contract nào giành chiến thắng cuối cùng sẽ đáng giá rất nhiều tiền (hàng nghìn tỷ đô la).

1631243470340.png

Ở cấp độ cơ bản nhất, các nhà đầu tư sẽ định giá token dựa trên 2 thành phần: các giá trị cơ bản và sự sẵn sàng chi trả.

Các giá trị cơ bản thường liên quan đến các yếu tố định lượng (KPIs) như total value locked (TVL), khối lượng giao dịch và phí giao dịch bên cạnh các yếu tố định tính như khả năng cạnh tranh, sự quan tâm của nhà phát triển và cộng đồng. Các nguyên tắc cơ bản này đều được đánh giá dựa trên kết quả thực hiện trong quá khứ, cũng như trên cơ sở hướng về phía trước để xác định tiềm năng trong tương lai. Thành tích trong quá khứ cho biết nguyên nhân trong khi tiềm năng trong tương lai thể hiện đích đến. Thị trường luôn hướng về phía trước và giá trị tương lai mà một tài sản sẽ tạo ra là yếu tố thúc đẩy việc định giá.

Sự sẵn sàng chi trả cũng liên quan đến các yếu tố định lượng và định tính. Nó xác định số tiền một nhà đầu tư sẵn sàng trả ngay bây giờ cho các giá trị cơ bản có thể có ở tương lai. Đây là một nghệ thuật hơn là khoa học và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố có thể so sánh được (định giá tương đối), điều kiện kinh tế vĩ mô, tâm lý thị trường, những thông tin được tường thuật, memes (nghiêm túc) và hơn thế nữa.

Vậy những điều này áp dụng cho các nền tảng smart contract như thế nào?

Hãy nhớ câu trích dẫn chính về các nền tảng smart contract ở phần đầu bài viết.

“Không ai sử dụng nó. Không thể nào có chuyện các ghost chain đó được đánh giá cao như vậy so với ETH.”

Vậy lý do câu nói đó sai là bởi vì như chúng ta vừa đề cập, thị trường đang hướng tới tương lai chứ không phải nhìn lại quá khứ. Các nhà đầu cơ không định giá các đối thủ cạnh tranh của Ethereum dựa trên các giá trị cơ bản ở hiện tại mà định giá dựa trên tiềm năng phát triển trong tương lai.

Nếu Ethereum là bất kỳ một chỉ hướng nào thì các nguyên lý cơ bản có thể thay đổi rất nhanh. 18 tháng trước, Ethereum thực hiện dưới 1 tỷ USD giao dịch mỗi ngày, lưu trữ tài sản ít hơn 20 tỷ USD và chỉ chứa vài trăm ứng dụng với bất kỳ hoạt động nào (nếu có). 18 tháng sau, hệ sinh thái này đã phát triển tăng gần 2 lần về độ lớn nhờ vào các ứng dụng đột phá, động lực thúc đẩy tăng trưởng và là một trong những thị trường tăng giá mạnh nhất trong lịch sử ngành này.

1631244215077.png

Liệu các đối thủ của Ethereum có thể lặp lại sự tăng trưởng này trong 18 tháng tới không? Hay chúng thậm chí có thể phát triển nhanh hơn nữa? Đây là ván bài mà các nhà đầu cơ smart contract đang đặt cược.

Kết Thúc Của Sự Khởi Đầu

Với việc tất cả các nền tảng smart contract lớn đã triển khai mainnet, các hệ sinh thái ứng dụng bắt đầu phát triển trên mỗi nền tảng và các cầu nối (bridges) đã được tung ra để di chuyển tài sản giữa các hệ sinh thái với nhau, cuộc chiến smart contract đã bước sang một giai đoạn mới. Không cần phải định giá dựa trên lý thuyết về khả năng cạnh tranh của một nền tảng này so với nền tảng khác; mà là sự cạnh tranh về người dùng, nhà phát triển và vốn hóa đang diễn ra sôi nổi.

1631244678031.png

Để giành được sự quan tâm từ Ethereum không phải là việc dễ dàng vì nó đã khởi đầu từ nhiều năm trước và thường xuyên phô diễn các hiệu ứng mạng (network effects) dành cho nhà phát triển của Ethereum, nhưng các đối thủ cạnh tranh đang thực hiện nhiều chiến lược sáng tạo để làm điều đó.

Trong một số trường hợp, những khuyến khích này bao gồm việc giới thiệu các ưu đãi khai thác có tính thanh khoản cao để thúc đẩy người dùng dùng thử nền tảng của họ và tái hiện lại thành công của Ethereum’s DeFi (Decentralized Finance – Tài chính phi tập trung) vào mùa hè năm 2020 (
tham khảo). Trong vài tình huống, nhà phát triển khuyến khích các nhóm thu hút thanh khoản cho các ứng dụng của họ. Và ở những trường hợp khác, nhiều dự án tiếp cận với các cộng đồng nhà phát triển bên ngoài crypto, tổ chức hackathons và cấp vốn cho các nhà xây dựng ứng dụng (tham khảo). Trong mọi trường hợp, chúng đang tích cực theo đuổi sự tăng trưởng khi cơ hội rộng mở và Ethereum tung ra bộ giải pháp mở rộng quy mô của mình.

Vậy một lần nữa, tại sao tất cả những điều này lại quan trọng?

Sự không chắc chắn mang lại cơ hội và cơ hội thì thu hút đầu cơ. Với cuộc chiến smart contract chuẩn bị bước vào vào giai đoạn kế tiếp, các đối thủ giành thị phần từ Ethereum, tương lai của ngành này và tiềm năng hàng nghìn tỷ đô đang đổ vào, không có gì ngạc nhiên khi đầu cơ vào thị trường smart contract béo bở này. Và nó có thể sẽ không biến mất sớm.

Liệu Người Thắng Có Đạt Được Tất Cả?

1631245124852.png

Chúng ta đã sống trong một thế giới đa chuỗi/đa nền tảng (multi-chain) trong một thời gian với Bitcoin và Ethereum là hai lực lượng thống trị của ngành này. Với một loạt các blockchain mọc lên trong toàn ngành, liệu có chỗ cho thế lực thống trị thứ ba không? Hay có thể là thứ tư hoặc thứ năm? Thay vào đó, Ethereum có thể không chỉ giành chiến thắng so với mọi nền tảng smart contract khác mà còn lật đổ sự thống trị của Bitcoin như một kho lưu trữ giá trị của ngành? Câu trả lời phụ thuộc vào khả năng và mức độ chuyên biệt của blockchains để trở thành một nền tảng smart contract thống trị, cung cấp phần lớn use cases cho các blockchain khác.

Câu trả lời này có hệ quả đáng kể đối với việc thị trường trị giá hàng nghìn tỷ USD cuối cùng sẽ được chia như thế nào giữa các blockchain hàng đầu. Một nền kinh tế tiền mã hóa với một số blockchain thống trị sẽ không khác với thế giới chúng ta đang sống ngày nay với năm công ty công nghệ trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD (Apple, Amazon, Microsoft, Google, Facebook). Có lẽ mô hình này áp dụng cho các blockchain, cũng như khi xem xét tất cả chúng đang ngày càng dễ kết hợp với nhau hơn và nhiều chức năng cung cấp không có sẵn trên các chain khác do đánh đổi thiết kế.

Cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng các chain này cùng nhau tạo ra nhiều giá trị hơn so với khi hoạt động riêng lẻ. Nếu đó thực sự là nơi chúng ta đang hướng tới, thì sẽ có rất nhiều cơ hội đáng kinh ngạc giữa các đối thủ cạnh tranh của Ethereum và bổ sung thêm lý do tại sao lĩnh vực này thu hút nhiều đầu cơ đến vậy. Nhiều dự án cạnh tranh cùng tồn tại khiến Ethereum đối mặt cùng lúc với nhiều đối thủ có thể hất đổ vị thế số một của mình.


Ethereum Như Một Thanh Nam Châm

Trong phần còn lại của thị trường giá lên này (bull market), định giá của Ethereum có thể sẽ tiếp tục đóng vai trò như một nam châm thu hút các nền tảng smart contract cạnh tranh - một định giá mục tiêu liên tục chuyển động mà một nền tảng smart contract cần phải vượt qua để trở thành số một trong ngành. Các đối thủ cạnh tranh sẽ tiếp tục được định giá so với Ethereum dựa trên triển vọng tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của chúng. Tương tự như vậy, khi thị trường tiếp tục nóng lên và tâm lý gia tăng, nhiều khả năng các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn cho sự tăng trưởng đó.

Ethereum có thể tiếp tục là nền tảng thống trị với những dự án cố gắng đuổi theo phía sau. Nó có thể tiếp tục là cơ sở cho tất cả các đổi mới. Tiếp tục là ngôi nhà của DeFi và NFTs (Non-fungible token). Nó có thể là hệ sinh thái đầu tiên thu hút sự tham gia của thể chế lớn ở cấp độ ứng dụng. Nó có thể là hệ sinh thái đầu tiên được chấp nhận rộng rãi (mass retail adoption) thông qua giao dịch và môi giới. Trong tất cả các lĩnh vực này, Ethereum sẽ tiếp tục có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khi có cộng đồng nhà phát triển lớn và đa dạng, các giao thức đã được thử nghiệm và tinh thần cộng đồng mạnh mẽ.

Nhưng các đối thủ của Ethereum sẽ tiếp tục tăng trưởng song song. Và đầu cơ sẽ tiếp tục là trung tâm của lĩnh vực smart contract, miễn là thị trường đang phát triển và có hàng nghìn tỷ đô vẫn đang đổ vào.

Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.
 

Đính kèm

Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
Bên trên