SuperRare: Đầu Tư Vào Sự Phục Hưng Kỹ Thuật Số

FXCE Official
FXCE Official
Bình luận: 0Lượt xem: 1,008
FXCE Official

FXCE Official

Moderator
  • FXCE Official

    FXCE Official

Bài viết được thành viên Huyền Trang thuộc FXCE Crypto biên tập từ tài liệu “ SuperRare: Investing In The Digital Renaissance" của Mason Nystrom với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

1631801934845.png

Tác phẩm nghệ thuật là một loại tài sản bị đánh giá thấp. Giá trị nổi bật của tác phẩm nghệ thuật - vốn hóa thị trường - ước tính hơn 1.7 nghìn tỷ USD (Tham khảo), với doanh thu hàng năm của tác phẩm nghệ thuật trong khoảng 30-50 tỷ USD.


Lập luận về việc đầu tư vào tác phẩm nghệ thuật như một loại tài sản là rõ ràng - tác phẩm nghệ thuật đã vượt trội hơn S&P 500 (chỉ số cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất ở Mỹ) trong 25 năm qua, chúng không tương quan với các loại tài sản khác và đã mang lại lợi ích từ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Trong một khoảng thời gian dài nghệ thuật đương đại đã vượt trội hơn thị trường chứng khoán trong thời kỳ lạm phát cao (điều này đã quá rõ ràng).



Sự Phát Triển Của Tầng Lớp Thượng Lưu
Ngành công nghiệp tác phẩm nghệ thuật ban đầu như một tài sản quý tộc, chủ yếu dành cho các cá nhân hoặc tổ chức có giá trị tài sản ròng cao. Điều này hoàn toàn chính xác và trong khi các tổ chức như Masterworks giúp các nhà đầu tư bán lẻ tiếp cận với thị trường, thì tăng trưởng chính đến từ các tổ chức và cá nhân giàu có. Sự phân phối của cải tiếp tục phát triển trên nhiều thước đo khác nhau. Số lượng tỷ phú trên toàn thế giới đã tăng gấp bốn lần trong 20 năm qua, nhiều người trong số họ có sở thích đầu tư vào tác phẩm nghệ thuật như một dự án mà họ đam mê hoặc để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài ra, số lượng triệu phú tăng 10% trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Xu hướng đầu tư vào tác phẩm nghệ thuật như một loại tài sản có dấu hiệu tốt bất kể những tác động toàn cầu của khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.


Vũ trụ Đầu Tư Nghệ Thuật
Đầu tư vào tác phẩm nghệ thuật như một loại tài sản trong lịch sử bị hạn chế. Chiến lược đầu tư vào tác phẩm nghệ thuật rõ ràng là mua các tác phẩm nghệ thuật sẽ giữ giá trị theo thời gian.

Tuy nhiên, cách đầu tư này cần nhiều vốn và yêu cầu phải có độ chính xác cao trong việc chọn nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật nào của họ sẽ được định giá cao theo thời gian. Nếu chọn sai nghệ sĩ hoặc tác phẩm kém giá trị nhất của họ thì sẽ không đạt được mức lợi nhuận mong muốn và khả năng sinh lời thấp hơn những gì có thể đạt được trong các loại tài sản khác.

Điểm mấu chốt của vấn đề là có rất ít cách để đầu tư vào sự tăng trưởng chung của ngành nghệ thuật. Bị giới hạn trong thị trường cổ phiếu truyền thống khi Sotheby’s (nhà đấu giá nghệ thuật lớn cuối cùng) chuyển sang tư nhân vào năm 2019. Ngoài ra, các công ty nghệ thuật liền kề (thiếu sáng tạo) như Shutterstock tập trung vào nhiếp ảnh thương mại hơn là nghệ thuật nhiếp ảnh giá cao. Các nhà đầu tư được công nhận (accredited investors) có thể đầu tư vào các quỹ mua tác phẩm nghệ thuật, nhưng ngay cả khi đó thì khả năng tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật có thể sẽ ở mức tối thiểu hoặc phù hợp để đa dạng hóa danh mục đầu tư hơn là tìm kiếm lợi nhuận. Các phòng trưng bày hoặc địa điểm nghệ thuật thường hoạt động phi lợi nhuận và mô hình kinh doanh của các phòng trưng bày thương mại cần nhiều vốn (Tham khảo) và thường thua lỗ.

Gần đây hơn Masterworks - một công ty đã chia nhỏ và bảo mật các tác phẩm nghệ thuật vật lý theo từng phần - đã trở nên phổ biến, nhưng các nhà đầu tư đang mua các tác phẩm nổi tiếng (blue-chip) mà không phải cổ phiếu của Masterworks. Trong tiền điện tử (crypto), mua các phần NFT nghệ thuật (NFT - non-fungible token – token không thể thay thế) là một xu hướng đang phát triển và có thể thực hiện được thông qua Fractional, Niftex,...

Thị trường tác phẩm nghệ thuật tiền điện tử khác xa với loại tài sản nghìn tỷ USD của nghệ thuật truyền thống, tuy nhiên nó đã phát triển đáng kể trong năm qua, bùng nổ doanh số lên hơn 1.2 tỷ USD và có khả năng sở hữu giá trị thị trường tăng gấp nhiều lần hiện tại do sự tăng giá gần đây của các tác phẩm nghệ thuật khác nhau.

1631801984512.png

Tương tự, việc tiếp cận rộng rãi với tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số (tiền điện tử) cũng là một thách thức vì hầu hết các nền tảng không có vốn chủ sở hữu hoặc token được giao dịch công khai. Việc mua tác phẩm nghệ thuật (NFTs) từ các nền tảng này là hình thức chủ yếu để tiếp cận với loại tài sản nghệ thuật mới nổi này. Sự ra mắt token RARE gần đây của SuperRare mang đến cơ hội mới có thể thay thế giúp cho các nhà đầu tư tiếp xúc rộng rãi với phong trào nghệ thuật NFT.


The SuperRare Network
Được thành lập vào năm 2017, SuperRare được cho là thị trường tác phẩm nghệ thuật tiền điện tử đầu tiên. Với nâng cấp giao thức gần đây của SuperRare, nhóm SuperRare Labs đang cố gắng tạo ra không đơn giản chỉ một thị trường mà là một mạng lưới dành cho các nghệ sĩ và nhà sưu tầm.


Mạng lưới SuperRare gồm các phần sau:
  • Giao thức SuperRare - giao thức của smart contracts cho phép các nghệ sĩ trong danh sách có thể mint các tác phẩm nghệ thuật.
  • Thị trường SuperRare - thị trường nơi mọi người có thể mua hoặc bán các tác phẩm nghệ thuật SuperRare.
  • SuperRare Spaces – Phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật trên SuperRare
  • SuperRare DAO – Một tổ chức tự trị phi tập trung (Decentralized Autonomous Organization - DAO) được điều hành bởi chủ sở hữu token RARE và Hội đồng quản trị SuperRare (SuperRare Governance Council) sẽ kiểm soát ngân sách cộng đồng, giám sát SuperRare Spaces và các tính năng nền tảng khác.

SuperRare Protocol

Giao thức SuperRare cho phép các nghệ sĩ mã hóa tác phẩm nghệ thuật của họ thông qua các smart contracts có thể được bán trên thị trường SuperRare.

Cụ thể hơn, SuperRare hỗi trợ hai loại phát hành:
  • Hợp đồng SuperRare tiêu chuẩn (SuperRare standard contracts ) (ví dụ SUPR tokens cho NFT 1-1 đặc biệt, 1 NFT cho 1 tác phẩm nghệ thuật)
  • Custom smart contract có thể được triển khai hoặc tích hợp vào giao thức SuperRARE để phát hành các tác phẩm nghệ thuật.
Giao thức SuperRare cung cấp các đề xuất giá trị quan trọng so với các thị trường nghệ thuật truyền thống.


Khả Năng Cung Cấp Tính Khan Hiếm Và Xác Thực
Tất cả các tác phẩm nghệ thuật trên SuperRare là duy nhất, đảm bảo sự khan hiếm và nâng cao giá trị. Các tác phẩm nghệ thuật vật lý và thậm chí là các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số mà không ứng dụng blockchain (non-blockchain digital artworks) sẽ không bao giờ có được sự chắc chắn về tính xác thực như các tác phẩm nghệ thuật không thể thay thế (NFT). NFT hoạt động như một chứng chỉ kỹ thuật số chứng minh tính xác thực và khi được kết hợp với các giao thức như Arweave, Sia hoặc IPFS - hình ảnh của các tác phẩm nghệ thuật tương ứng có thể được đóng băng theo thời gian (frozen in time) hoặc được lưu trữ vô thời hạn, đây là một tính năng không tồn tại đối với thị trường nghệ thuật truyền thống.


Theo Dõi Xuất Xứ

Các NFT trên Ethereum hoặc các mạng blockchain khác giúp các nhà sưu tầm và nghệ sĩ có thể dõi nguồn gốc, xuất xứ của các tác phẩm nghệ thuật. Trong thế giới truyền thống, việc theo dõi nguồn gốc thường là một thách thức vì một số bức tranh biến mất trong nhiều thập kỷ sau đó xuất hiện trở lại ở các khu vực khác trên thế giới, trong khi những bức tranh khác được xem là đã mất cho đến khi một nhà sưu tầm tuyên bố sở hữu tác phẩm đó và nó có giá trị hàng triệu USD. Ngoài ra, theo dõi quyền sở hữu cũng có thể dẫn đến việc định giá cao tác phẩm nghệ thuật. Nếu các cá nhân có thể theo dõi ai đã sở hữu một tác phẩm nghệ thuật (ví dụ: một người nổi tiếng) thì tác phẩm đó có thể được định giá cao chỉ từ tín hiệu xã hội.

Có Thể Lập Trình Hóa

Trong khi các custom smart contract từ các nghệ sĩ mới sẽ cần được kiểm tra và tích hợp vào giao thức chậm hơn, việc các nghệ sĩ có thể tùy chỉnh tác phẩm nghệ thuật của họ sẽ mở ra các khái niệm và tiềm năng nghệ thuật mới. Ví dụ: tác phẩm nghệ thuật có thể được lập trình để thay đổi theo thời gian, thay đổi tại các thời điểm trong ngày hoặc có thể ghép lại theo các cách khác.


Tính Thanh Khoản

Thị trường tác phẩm nghệ thuật truyền thống có thanh khoản rất kém (Tham khảo), ngoại trừ các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ hàng đầu như Andy Warhol. Đấu giá tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số làm tăng tần suất của các cuộc đấu giá vì chúng có thể diễn ra thường xuyên hơn và trên quy mô toàn cầu so với đấu giá vật lý. Ngoài ra, khả năng xem giá thầu được niêm yết công khai trên các tác phẩm nghệ thuật có thể giúp tăng hiệu quả thị trường cho việc định giá các tác phẩm nghệ thuật.


Sức Hấp Dẫn Của SuperRare: Tiền Bản Quyền

Lợi ích chính của nền tảng SuperRare dành cho các nghệ sĩ là phân phối tiền bản quyền trọn đời đến từ việc mint các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT và doanh số bán hàng trên nền tảng SuperRare sau này.


Tiền Bản Quyền Cho Nghệ Sĩ

Trong mạng lưới SuperRare mới, các nghệ sĩ nhận được 85% số tiền thu được từ doanh số bán hàng chính (primary sales) và 10% trên tất cả doanh số bán hàng phụ (secondary sales).


1631801998094.png
Đến nay, SupeRare đã phân phối 3.5 triệu USD tiền bản quyền cho các nghệ sĩ, số tiền mà họ có thể đã không nhận được từ doanh số bán hàng thứ cấp nếu như tham gia thị trường nghệ thuật truyền thống.

1631802024417.png

Mặc dù đối với một số người, tiền bản quyền dường như chỉ là một lợi ích nhỏ, nhưng trên thực tế, đó là sự cải thiện gấp 10 lần so với động lực thị trường nghệ thuật hiện có. Thật không may, tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ có giá trị cao nhất sau khi người nghệ sĩ mất đi khi đó nguồn cung sẽ chỉ còn các tác phẩm của họ. Hầu hết các nghệ sĩ dành cả cuộc đời mình để giành được sự công nhận, chỉ để sau đó có thể bán các tác phẩm mới của họ với giá trị thấp hơn đáng kể trong khi các kiệt tác đã sưu tập trước đây được bán với giá hàng triệu USD, điều này chỉ mang lại lợi ích cho các nghệ sĩ nổi tiếng.
Tiền bản quyền vĩnh viễn cho nghệ sĩ đảm bảo người sáng tạo có thể hưởng lợi từ thành công của họ trong suốt cuộc đời và các thành viên gia đình hoặc người thụ hưởng được chọn (ví dụ: tổ chức từ thiện) có thể hưởng lợi từ tác phẩm sau khi nghệ sĩ qua đời.

Tiền Bản Quyền Của Người Sưu Tầm

Nhóm SuperRare Labs đã thử nghiệm với tiền bản quyền của người sưu tầm vào ngày 13 tháng 7 năm 2021 và mở rộng vô thời hạn chương trình tiền bản quyền của người sưu tầm với sự ra mắt của token SuperRare. Người sưu tầm nhận được 1% trong số 3% phí được tính trên mỗi giao dịch thứ cấp và tiền thưởng của người sưu tầm sẽ giảm một nửa sau mỗi người sưu tầm tiếp theo cho đến khi tiền thưởng bằng không.


1631802038897.png

Một số nghệ sĩ thậm chí đã chia phần lớn tiền bản quyền của họ cho các nhà sưu tầm.

Cần lưu ý rằng tiền bản quyền chỉ được chia sẻ nếu tác phẩm nghệ thuật được bán trên SuperRare hoặc các nền tảng như OpenSea có tích hợp chức năng tiền bản quyền của SuperRare. Vì vậy, nếu một cá nhân bán một tác phẩm nghệ thuật cho một cá nhân trực tiếp qua địa chỉ ví của nhau thì sẽ không có tiền bản quyền nào được chuyển. Tuy nhiên, việc bổ sung tiền bản quyền cho nhà sưu tầm khuyến khích các nhà sưu tầm hiện tại và các nhà sưu tầm mới mua tác phẩm nghệ thuật theo cách hỗ trợ các nhà sưu tầm và nghệ sĩ hiện có.


SuperRare DAO và RARE: Giám Định Với Tư Cách Quản Trị

SuperRare DAO - được điều hành bởi chủ sở hữu token RARE - kiểm soát các khía cạnh nhất định của mạng bao gồm kho bạc (treasury) SuperRare, các thông số nền tảng (ví dụ: Spaces) và bỏ phiếu về các đề xuất cải tiến cho giao thức SuperRare. Ngoài SuperRare DAO, mạng sử dụng Hội đồng quản trị SuperRare (SuperRare Governance Council) hoạt động như một người thi hành các quyết định đã được DAO phê duyệt.

Hội đồng quản trị ban đầu bao gồm bảy cá nhân (một thành viên SuperRare Labs, ba nhà đầu tư và ba thành viên cộng đồng) bao gồm:
  • John Crain; CEO và Co-Founder của SuperRare Labs
  • Nick Tomaino; Founding Partner của 1confirmation
  • Derek Schloss; Partner của CollabCurrency
  • Cooper Turley; Partner của FireEyes
  • Serena Tabacchi; Founder và Curator của MoCDA
  • Simona Pop; Community Strategy của Status
  • Pindar Van Arman; OG Artist của SuperRare

Các thành viên trong hội đồng có thể được thay thế thông qua quyền quản trị của những người nắm giữ token RARE.

Token SuperRare (RARE) chủ yếu được xem như một token giám định được sử dụng để khám phá và trao quyền cho nhân tài trong nền tảng và cộng đồng SuperRare. Token SuperRare cũng được dùng để tham gia vào kênh SuperRare Discord.

Các nhiệm vụ giám định bao gồm:
  • Giới thiệu người phụ trách, phòng trưng bày và tập thể
  • Quản lý độc lập SuperRare Spaces (phòng trưng bày)

Các phòng trưng bày giám định sẽ tương tự như việc quảng cáo trên SuperRare vì các Spaces hàng đầu sẽ thu hút phần lớn lượt xem và do đó có lượng tiêu thụ đáng kể. Các phòng trưng bày (SuperRare Spaces) sẽ có khả năng xác định phần trăm hoa hồng (mặc định là 10%) mà họ muốn giữ so với trả lại kho bạc. Các phòng trưng bày chọn mức phí thấp nhất có thể nhận được nhiều hỗ trợ của chủ sở hữu token RARE hơn.


Phí ban đầu do SuperRare Labs thu đối với doanh số bán hàng chính và thứ cấp hiện được phân bổ cho kho bạc. Doanh thu tích lũy của SuperRare Labs từ doanh số bán hàng chính và thứ cấp đạt hơn 13 triệu USD với phần lớn thu được từ doanh số bán hàng chính và sẽ thu về trong năm 2021 (xấp xỉ 12 triệu USD).

1631802061472.png
Cuối cùng, token RARE sẽ có stake (đóng góp) cho các phòng trưng bày khác nhau và có khả năng thu được các lợi ích staking (tức là chia sẻ phí, truy cập sớm, quản lý các phòng trưng bày) sẽ giúp mang lại nhiều giá trị tiện ích hơn cho token.


Không gian Giao Dịch: SuperRare Spaces

SuperRare Spaces là các cửa hàng kỹ thuật số hoặc phòng trưng bày nhãn trắng (whitelabel galleries - các phòng trưng bày được cá nhân/tổ chức điều hành dựa trên thương hiệu của họ nhưng chia sẻ lợi nhuận với SuperRare) điều hành độc lập có thể được người quản lý hoặc nghệ sĩ sử dụng để phát hành, quảng bá và bán tác phẩm nghệ thuật hoặc tiến hành đấu giá. Ngoài ra, tất cả các Space trên SuperRare Network đều có khả năng thu hoa hồng (10%) doanh số bán hàng từ cửa hàng/phòng trưng bày của họ.

Spaces có thể được điều hành bởi một cá nhân, một nhóm nghệ sĩ hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các thành viên trong cộng đồng. Sau khi một Space được mở, Space có quyền kiểm soát việc nghệ sĩ nào có thể phát hành hoặc bán các tác phẩm trong phòng trưng bày của Space đó. Nếu tại bất kỳ thời điểm nào, cộng đồng quyết định rằng một Space đang tác động tiêu cực đến mạng SuperRare, cộng đồng có thể bỏ phiếu để đóng Space đó.

Cuộc Chạy Đua Space

Trong nỗ lực gamify các phòng trưng bày SuperRare (áp dụng các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết và thiết kế trò chơi giúp cho các tác phẩm nghệ thuật có giá trị hơn), thị trường nghệ thuật đang mô phỏng cách nền tảng xuất bản Mirror và “cuộc đua viết” mà nó đã thực hiện - một cuộc thi bỏ phiếu hàng tuần để xác định tài khoản Twitter nào có quyền truy cập vào nền tảng Mirror. Tương tự, SuperRare sẽ có các cuộc thi hàng tuần vào thứ tư đầu tiên và thứ ba của mỗi tháng, nơi cộng đồng sẽ sử dụng các phiếu bầu của cộng đồng $RARE để xác định ai có quyền tạo Spaces/cửa hàng tiếp theo trên SuperRare.

Mặc dù điều này có thể sẽ làm tăng sự cam kết của cộng đồng từ các nghệ sĩ cố gắng thu hút phiếu bầu, nhưng kết quả cuối cùng có thể sẽ diễn ra tương tự như Mirror, nơi những người chiến thắng cuối cùng là những người có 1) nhiều token nhất hoặc 2) nhiều vốn xã hội nhất.

Quá trình có được một Space rất đơn giản, bao gồm năm giai đoạn:
  1. Đề xuất: Ứng viên Space nộp hồ sơ
  2. Đánh giá: Các biên tập viên và tình nguyện viên của cộng đồng đánh giá các đơn đăng ký
  3. Hội đồng phê duyệt: Hội đồng sẽ kiểm tra, sau đó công bố các ứng dụng được chọn cho mỗi cuộc đua để chúng có thể được đánh giá công khai trước khi cộng đồng bỏ phiếu
  4. Bình chọn: Người sở hữu token bỏ phiếu cho người chiến thắng Space Race thông qua cuộc bỏ phiếu nhanh (Snapshot vote)
  5. Thực hiện: Người chiến thắng được thêm vào quy trình giới thiệu và lên lịch ngày ra mắt cửa hàng.

1631802074623.png


SuperRare: Cung Và Cầu

Cho đến nay, giao thức SuperRare đã tạo ra khối lượng giao dịch hơn 100 triệu USD, đạt đỉnh vào tháng 3 năm 2021. Tuy nhiên, tháng 8 là tháng đầu tiên khối lượng thứ cấp của SuperRare gần như vượt xa doanh số bán sơ cấp. Tổng cộng, doanh số bán hàng thứ cấp chiếm 36% doanh số SuperRare, tỷ lệ phần trăm sẽ còn tăng lên khi có nhiều tác phẩm nghệ thuật được bán trên nền tảng hơn.

1631802086326.png

Mặc dù doanh số bán hàng chính như đấu giá là rất quan trọng đối với sự phát triển của SuperRare, sức khỏe thực sự của mạng lưới được thể hiện trong doanh số bán hàng thứ cấp, nó cho thấy một thị trường thứ cấp sôi động.


Nghệ sĩ SuperRare: Số ít, Người may mắn

Mặc dù nền tảng đã được thành lập vào năm 2018, SuperRare vẫn rất khắc khe trong việc chọn lọc các nghệ sĩ tham gia vào mạng SuperRare. Đến nay có 1.500 nghệ sĩ đã có quyền truy cập vào nền tảng và tạo ra gần 24.000 tác phẩm nghệ thuật.

1631802095639.png

Các nghệ sĩ nổi tiếng như Xcopy và Hackatao đã bán được nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất trên SuperRare và đạt doanh thu lần lượt là 11 và 4 triệu USD.

Nghệ sĩ SuperRare: Chủ quyền và Space

Mặc dù không được xác định cụ thể, nhưng về cơ bản có hai cấp nghệ sĩ trong SuperRare Network. Cấp đầu tiên - mà chúng tôi gọi là nghệ sĩ có chủ quyền - được giới thiệu trực tiếp vào nền tảng SuperRare và có thể phát hành các tác phẩm nghệ thuật tùy ý. Nhóm nghệ sĩ thứ hai - mà chúng tôi gọi là nghệ sĩ Space - có ít chủ quyền hơn trong mạng SuperRare và chỉ có thể phát hành tác phẩm nghệ thuật thông qua SuperRare Space.

Vì các nghệ sĩ phải được nhóm SuperRare đưa vào nền tảng, nên Spaces có thể hoạt động như một công cụ quản lý - nơi các nghệ sĩ Space thành công hơn cuối cùng có thể được cấp toàn quyền truy cập - giành được chủ quyền để truy cập vào nền tảng SuperRare, nơi họ có thể phát hành các tác phẩm nghệ thuật của riêng mình một cách trực tiếp trái ngược với phòng trưng bày (Space). Đây sẽ là một thử nghiệm thú vị để khám phá xem liệu mạng SuperRare có thể sử dụng hiệu quả việc quản lý cho phía cung cấp của mạng (các nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật của họ) hay không.

Người sưu tầm: Trò Tiêu Khiển Của Giới Giàu Có

Có ít hơn 7.000 người sưu tầm SuperRare tính cho tất cả doanh thu trên SuperRare. Đầu tư tác phẩm nghệ thuật chắc chắn là một hoạt động đòi hỏi tiền vốn cao và tuân theo sự phân bổ long-tailed (tập trung vào các tài sản có giá trị nhưng khan hiếm) ngay cả trong số 1%. Mười nhà sưu tầm SuperRare hàng đầu chiếm 27% (gần 30 triệu USD) mua hàng trên SuperRare.

Mạng SuperRare được xem là nhỏ và chỉ sở hữu các chỉ số người dùng mà OpenSea có được hàng tuần. Tuy nhiên, sức mạnh của SuperRare thật may mắn và có lẽ trớ trêu thay lại không phụ thuộc vào tổng số lượng người dùng nền tảng (nghệ sĩ hoặc nhà sưu tập).


1631802109740.png

Tính độc nhất của một thị trường tác phẩm nghệ thuật hoặc hàng hóa xa xỉ làm mạng không phát triển giá trị hơn khi các node được thêm vào và ngược lại, có thể làm cho lợi nhuận giảm dần. Điều quan trọng hơn đối với thành công của SuperRare là khả năng thêm các node có giá trị (nghệ sĩ và nhà sưu tầm), những người sẽ làm tăng giá trị của nền tảng. Vì vậy, việc giám định ngày càng trở nên quan trọng đối với hệ sinh thái SuperRare trong khả năng thu hút các nhà sưu tầm và tuyển chọn các nghệ sĩ mới.

SuperRare vs Các Phòng Trưng Bày

Lịch sử ngắn của tác phẩm nghệ thuật NFT, cho đến gần đây, là câu chuyện của SuperRare. Được ra mắt lần đầu vào năm 2018, SuperRare đã kiểm soát một tỷ lệ lớn trong tổng thị trường tác phẩm nghệ thuật NFT cho đến khi Nifty Gateway tăng trưởng vào cuối năm 2020.


1631802136578.png

Tổng thị trường tác phẩm nghệ thuật NFT đã vượt mức tổng doanh thu 1.2 tỷ USD, tạo ra hơn 1 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2021. Thị trường tác phẩm nghệ thuật đạt đỉnh vào tháng 3, từng gây sốt đã bị các nền tảng như Art Blocks thu hẹp với khối lượng chỉ hơn 600 triệu USD trong suốt tháng 8.


1631802150893.png

Trong những tháng gần đây, Art Blocks đã tận dụng phong trào nghệ thuật đang phát triển (Tham khảo) bằng cách cung cấp thị trường cũng như một bộ công cụ cho các nghệ sĩ. Sự thành công của nền tảng cho generative art (loại hình nghệ thuật sáng tạo mà những tác phẩm được tạo ra bởi các thuật toán do người nghệ sĩ viết ra) một phần là do một loạt các dự án được quản lý bởi Art Blocks (tác phẩm nghệ thuật) đã đạt được danh tiếng, bao gồm “Fidenza” của Tyler Hobbs, “Ringers” của Dmitri Cherniak và bộ sưu tập Art Blocks đầu tiên, “Chromie Squiggle” của Snowfro, người sáng lập Art Blocks.

Câu hỏi được đặt ra cho chính nó là liệu sự thành công của SupeRare chỉ là thoáng qua hay nền tảng hướng tới mục tiêu thành công lâu dài? Mặc dù SuperRare đã mất thị phần trong đợt tăng giá NFT kéo dài, nhưng nó vẫn giữ được quyền lợi đối với các nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng khác nhau. Ngoài ra, SuperRare có sự khác biệt với Nifty Gateway vì SuperRare chỉ cung cấp 1 bản NFT duy nhất cho mỗi tác phẩm nghệ thuật so với các phiên bản khác của đối thủ (tức là nhiều NFT của cùng một hình ảnh hoặc các định dạng hiếm 1NFT là Unique / 10NFTs là Rare / 100NFTs là phổ biến). Và mặc dù Nifty Gateway được hưởng lợi từ việc hoạt động như một nhánh nghệ thuật của Gemini, nhưng như chúng ta đã thấy từ cơ sở người sưu tầm của SuperRare, đây không phải là một cuộc đua để thu hút lượt xem hoặc thương nhân bán lẻ mà là những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.

So với Art Blocks, được quản lý theo 2 nhóm giám tuyển gồm nền tảng chỉ được mời (invite-only) và nền tảng mở, SuperRare chỉ dành cho người được mời trên toàn diện, có nghĩa là nó tập trung vào tính độc quyền. Các phiên bản được giám tuyển của Art Blocks đã hoạt động tốt, tuy nhiên, hầu hết các dự án được giám tuyển có hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm NFTs cho mỗi bộ sưu tập, điều này làm giảm sự khan hiếm.

Định Nghĩa Sự Thành Công Của SuperRare

Cuối cùng, để thành công SuperRare cần phải thành công trên một số mặt trận quan trọng.

Đầu tiên, sự tăng trưởng liên tục của SuperRare phụ thuộc mạnh mẽ vào khả năng của mạng trong việc giới thiệu hoặc nuôi dưỡng các nghệ sĩ hàng đầu và tận dụng doanh số bán hàng thứ cấp để mang lại giá trị bổ sung cho các nghệ sĩ và nhà sưu tầm.

Thứ hai, khả năng trở thành trung tâm đấu giá kỹ thuật số trên thực tế của SuperRare là điều bắt buộc đối với sự phát triển trong tương lai. Christie’s và Sotheby’s - hai trong số các nhà đấu giá lớn nhất - đã ghi nhận doanh thu đấu giá 9 nghìn tỷ USD trong năm 2019.



1631802161983.png

Nguồn: Deloitte


Khi thị trường tác phẩm nghệ thuật NFT toàn cầu mở rộng, SuperRare và các thị trường tập trung vào tác phẩm nghệ thuật khác có khả năng thu được doanh số bán hàng có ý nghĩa từ Christie’s và Sotheby’s, doanh số này không phải là bản chất của kỹ thuật số và nhận hoa hồng cao hơn. Bởi vì tác phẩm nghệ thuật là một thị trường đủ lớn, SuperRare có thể sẽ cạnh tranh với các sàn giao dịch lớn hơn như OpenSea hoặc Rarible nơi tập trung vào tổng hợp và bán hàng NFT tổng quát.

Cuối cùng, khả năng kích động cộng đồng, gắn kết các nghệ sĩ và nhà sưu tầm với sự phát triển mạng của SuperRare tạo ra lợi thế đáng kể so với các nền tảng không phân phối phí gián tiếp hoặc trực tiếp cho chủ sở hữu token.


Nghệ Thuật Của Đầu Tư Tác Phẩm Nghệ Thuật

Daniel-Henry Kahnweiler là một trong những nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật người Pháp đáng chú ý nhất thế kỷ 20. Kahnweiler được tôn kính vì đã giành chức vô địch cho các nghệ sĩ sắp ra mắt và rộng hơn là phong trào lập thể. Kết hợp óc hiểu biết kinh doanh với niềm đam mê nghệ thuật, Kahnweiler đã tạo ra một đế chế nghệ thuật không gì sánh bằng. Trước khi bộ sưu tập của mình bị chính phủ Pháp tịch thu trong Thế chiến thứ II, Kahnweiler đã tích lũy được một danh mục đầu tư giá trị bao gồm các tác phẩm của Picasso, Georges Braque và hàng chục nghệ sĩ nổi tiếng khác.

Kahnweiler nổi tiếng vì đã ký hợp đồng với nhiều nghệ sĩ khác nhau - bao gồm cả Picasso - nơi ông đồng ý mua các tác phẩm của họ với giá cố định. Kahnweiler không chỉ mua một vài tác phẩm, anh ấy đã mua hàng chục, thậm chí hàng trăm tác phẩm từ nhiều nghệ sĩ khác nhau từ các bức tranh, tác phẩm điêu khắc, bản vẽ và các thể loại khác.

Tác phẩm nghệ thuật tiền điện tử rõ ràng có sự thu hút tương đồng với thế giới nghệ thuật truyền thống. Không thể biết nghệ sĩ nào hoặc tài sản nào cuối cùng sẽ tăng giá trị và trở nên xứng đáng được trưng bày trong một bảo tàng nghệ thuật đáng kính.

Đầu tư vào tác phẩm nghệ thuật như một loại tài sản đòi hỏi một cách tiếp cận theo phong cách mạo hiểm. Một báo cáo từ nghiên cứu của Horizon (Tham khảo) phân tích sự nghiệp thành công của các nhà sưu tầm và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật và xác định hai yếu tố chính cho việc sưu tầm nghệ thuật là chỉ số hóa tác phẩm nghệ thuật và tầm nhìn dài hạn.

Chỉ Số Hóa Tác Phẩm Nghệ Thuật

Chỉ số hóa là chiến lược tạo ra một danh mục gồm nhiều loại tài sản nhằm đa dạng hóa các tài sản hơn, cũng như chi phí và lệ phí thấp hơn so với các chiến lược được quản lý chủ động.

Một trong những giao dịch thành công nhất của Kahnweiler liên quan đến hợp đồng làm việc từ Picasso. Trong thỏa thuận, Kahnweiler nhận các bức tranh, tác phẩm điêu khắc và các tác phẩm nghệ thuật khác từ Picasso với mức cố định trên mỗi tác phẩm. Như một phần của thỏa thuận, Picasso có quyền giữ một số tác phẩm cho riêng mình. Tuy nhiên, mặc dù cuộc đời của Picasso được ghi chép tương đối đầy đủ, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ông đã lưu giữ những bức tranh có giá trị nhất của mình. Ngay cả bản thân các nghệ sĩ không phải lúc nào cũng có khả năng xác định tác phẩm nào sẽ tích lũy giá trị nhất. Nghệ thuật vốn mang tính chủ quan, nó không sở hữu dòng tiền, cũng không có bất kỳ số liệu hợp lý nào để định giá khiến việc chỉ số hóa trở thành một chiến lược danh mục đầu tư có giá trị.


Sức Mạnh Của Thời Gian

“Các nhà đầu tư lớn đã mua một lượng lớn tác phẩm nghệ thuật. Một tập hợp con của các bộ sưu tập hóa ra là những khoản đầu tư tuyệt vời và chúng được giữ trong một khoảng thời gian đủ dài để lợi nhuận của danh mục đầu tư hội tụ khi có sự trở lại của các yếu tố tốt nhất trong danh mục. " - Horizon Research

Chỉ số thứ hai mà Horizon Research phát hiện ra trong số các danh mục đầu tư thành công là điều mà tất cả chúng ta đều phải tuân theo: thời gian.

Nghệ thuật truyền thống là tĩnh tại, không thay đổi. Cổ phiếu, trái phiếu hoặc các tài sản có tính thanh khoản tương tự thay đổi hàng ngày, được mua lại và trong một khoảng thời gian đủ dài sẽ phá sản và chết đi. Nhưng, chừng nào một tác phẩm nghệ thuật không bị mất đi, nó vẫn tiếp tục tồn tại. Đầu tư trong một thời gian dài (10-30 năm) đảm bảo rằng tác phẩm nghệ thuật có thời gian để tăng giá trị. Trong khi lo lắng, các nhà sưu tầm tồn tại lâu hơn các nghệ sĩ có thể sẽ chứng kiến sự tăng giá đối với tác phẩm của nghệ sĩ.

Có một yếu tố khác mà tôi tin rằng phù hợp với bản chất của đầu tư tác phẩm nghệ thuật - tìm kiếm thị trường phù hợp với tác phẩm nghệ thuật.

Kỹ Năng: Khám Phá Thị Trường Phù Hợp Với Tác Phẩm Nghệ Thuật

Điều quan trọng cần lưu ý là vào năm 1907, chỉ có một số phòng trưng bày nghệ thuật tự duy trì trong khi rất nhiều nghệ sĩ thiếu thốn. Là một người đam mê ban đầu trong phong trào nghệ thuật lập thể (cubist), Kahnweiler đã ký thỏa thuận với nhiều nghệ sĩ khác nhau để mua tất cả tác phẩm của họ. Kahnweiler hoạt động như một nhà đầu tư mạo hiểm cho các nghệ sĩ, mua đủ tác phẩm nghệ thuật từ mỗi nghệ sĩ để cung cấp cho họ đủ tự do tài chính để tập trung vào nỗ lực sáng tạo của họ.

Nhìn lại, việc Kahnweiler áp dụng sớm Chủ nghĩa Lập thể - được coi là một trong những trào lưu nghệ thuật có ảnh hưởng nhất vào đầu thế kỷ 20 - đã chứng tỏ Kahnweiler sở hữu một kỹ năng quý giá. Ngày nay, kiến thức về tiền điện tử chuyên biệt cung cấp cho những người sưu tầm một lợi thế có ý nghĩa so với những người buôn bán tác phẩm nghệ thuật truyền thống, những người chỉ nhìn thấy giá trị từ các jpegs (định dạng ảnh jpegs) đơn thuần.

Fidenza. Pak. Ringers. Punks. Autoglyphs. Tất cả các tác phẩm mà các nhà sưu tầm đã mua đều dựa trên tính chất độc đáo của tác phẩm nghệ thuật hoặc sự nổi bật sắp tới của các nghệ sĩ.

Chủ nghĩa Lập thể của thế kỷ trước có thể là nghệ thuật tạo nên thế kỷ này. Nhu cầu ban đầu của việc bán generative art trên các nền tảng như SuperRare, ArtBlocks và OpenSea cho thấy rằng loại tác phẩm này đang tìm kiếm sự phù hợp với thị trường. Trong khi tác phẩm generative art đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, một token trung gian không thể thay thế cuối cùng đã xuất hiện để nâng tác phẩm nghệ thuật lên tiềm năng thực sự của nó.

Cuối cùng, những nhà sưu tầm thực hiện cách tiếp cận đa dạng và lâu dài để xây dựng danh mục tác phẩm nghệ thuật tiền điện tử sẽ nhận được phần thưởng về mặt tài chính. Những nhà sưu tầm có khả năng sử dụng các kỹ năng chủ quan của họ hoặc đánh cược vào các thể loại nghệ thuật mới nổi có thể tìm thấy những cơ hội bất đối xứng trong thị trường nghệ thuật.

Kết Luận: Nghệ thuật, Văn hóa và Chính trị

Nghệ thuật mang tính bí ẩn và chủ quan, nhưng nghệ thuật định hình văn hóa. Và giống như một thác nước, theo thời gian, văn hóa định hình chính trị và chính trị định hình thế giới. Các nhà đầu tư - cá nhân và tổ chức - đang ngày càng tìm thấy giá trị của tác phẩm nghệ thuật như một loại tài sản. Khi tác phẩm nghệ thuật bước vào thời đại kỹ thuật số với NFTs, một loại tài sản phụ mới được sinh ra và sẵn sàng để phân bổ vốn.

Mặc dù các nghệ sĩ ngày nay sở hữu nhiều quyền lực hơn so với thế kỷ 19, nhưng các nhà sưu tầm vẫn có thể hưởng lợi bằng cách điều chỉnh lợi ích tài chính của họ với các nghệ sĩ mà họ ủng hộ. Không có sự bảo vệ cho các nghệ sĩ sau khi họ chết, nhưng các nền tảng như SuperRare có thể mang lại cho họ chủ quyền tài chính trong suốt cuộc đời.

SuperRare và các nền tảng NFTs khác đang đặt cược rằng văn hóa sẽ tiếp tục chuyển sang lĩnh vực kỹ thuật số. Tác phẩm nghệ thuật NFT phát triển như thế nào từ đây là suy đoán của mỗi người, nhưng khá thuyết phục qua dữ liệu và trực giác rằng các xu hướng phù hợp với tác phẩm nghệ thuật tiền điện tử đang được củng cố. Thập kỷ tiếp theo sẽ là thời kỳ phục hưng kỹ thuật số cho tác phẩm nghệ thuật NFT.

Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.
 

Đính kèm

Bài viết liên quan
  • Đầu cơ vào Thể thao
  • Đầu Cơ Và Cuộc Chiến Smart Contract
  • Xem nhiều nhất
    Last edited:
    Bên trên