Định nghĩa bẫy thanh khoản - Bẫy thanh khoản là gì? (P.2)

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 822
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Ở bài viết trước, tôi đã giới thiệu Lý thuyết ưu chuộng thanh khoản. Ở bài viết này, tôi xin đi sâu vào chủ đề chính về Bẫy thanh khoản.

Bẫy thanh khoản:
Định nghĩa:
- Bẫy thanh khoản (liquidity trap) là hiện tượng trong đó nguồn cung tiền tệ được nới lỏng bằng biện pháp giảm lãi suất rồi mức lãi suất xuống thấp quá một mức nhất định gây tâm lý hoang mang khiến cho người dân quyết định quy đổi tài sản thành tiền mặt làm thừa mứa tiền mặt khiến chính sách tiền tệ bị vô hiệu. Các chính sách tài khóa nặng nề sẽ được thực hiện nhằm cứu vãn.
Lý luận và thực tiễn:
- Tình huống này diễn ra khi lãi suất giảm xuống mức quá thấp, làm cho mọi người thích giữ tiền hoặc tài sản dễ thanh toán (tài sản không sinh lợi) hơn giữ trái phiếu hay các tài sản sinh lợi khác. Mỗi một người đều có suy nghĩ riêng nên dẫn đến mỗi người đều có một mốc khác nhau về lãi suất cân bằng dài hạn nhưng lại tồn tại một mức lãi suất ngưỡng, nếu lãi suất ngân hàng dưới mức đó thì các cá nhân sẽ tập trung tích trữ tiền mặt và trên mức đó sẽ tích cực mua trái phiếu.
- Tại một mức lãi suất thấp nào đó, đường cầu về tiền trở nên gần như nằm ngang chứ không có độ dốc như bình thường. Lúc này, bất kỳ nỗ lực nào nhằm sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng để cắt giảm lãi suất đều trở nên vô ích và chỉ dẫn tới hậu quả là người dân tập trung tích trữ tiền mặt.


1587008073896.png

- Khi nền kinh tế vào vào thời suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi suất hoặc các gói QE để bơm tiền cho các doanh nghiệp được thở. Tuy nhiên, nếu việc giảm lãi suất không kĩ lượng và đi về mức tiêu cực thì, theo thuyết ưa chuộng tính thanh khoản kích hoạt tâm lý giữ tiền mặt chứ không chuyển dịch dòng tiền vào ngân hàng hoặc các thị trường tài chính đầu tư. Hậu quả là các doanh nghiệp khó có thể sản xuất vì ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không thể cho doanh nghiệp vay và doanh nghiệp không thể sản xuất sẽ kéo theo chứng khoán suy giảm. Lúc này lãi suất giảm, nhu cầu đầu tư, sản lượng, việc làm không tăng, nên chính sách tiền tệ trong trường hợp này bị coi là bất lực hoặc không có hiệu quả.
- Nguyên thống đốc ngân hàng Anh, ông Mervyn King đã đề cập trong cuốn sách “ Sự kết thúc của thời đại giả kim” là các ngân hàng tư nhân luôn có xu hướng chuyển hóa các khoản vay dài hạn thành các khoản vay ngắn hạn thông gia các hợp đồng tương lai, chứng khoán và các tài sản có thanh khoản thấp như bất động sản nhằm vay thêm tiền để mở rộng hoạt động cho vay của bản thân để tối đa lợi nhuận cho các cổ đông. Các ngân hàng trung ương vô tình trở thành nạn nhân khi các khoản nợ ảo lại đè lên vai họ. Đường cung cầu chính là nền tảng cho việc bơm thổi lãi suất nếu đường này mất cân bằng vì lãi suất ở thấp quá lâu mà không kịp tăng thắt lại sẽ khiến ngân hàng trung ương trở thành những người trữ nợ xấu và mất đi khả năng cho in tiền cho nền kinh tế.

1587008125757.png

- Để cứu nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái do bong bóng bất động sản vỡ đầu thập niên 1990, BOJ đã nhiều lần hạ lãi suất và không tiến hành nâng lãi suất đã làm nguồn cung tiền trở nên thừa mứa. Kinh tế trở nên trì trệ vì sức mua của người dân không tăng mà còn sa sút, doanh nghiệp không có nguồn cầu nên phải tắt máy sản xuất. Họ có thể vay nhưng lại không thể sản xuất nên đành phải đệ đơn phá sản. Khi Nhật Bản thực hiện chính sách lãi suất tiêu cực mức âm thì kinh tế mới dần trở lại. Đồng JPY giá rẻ kích thích xuất khẩu hồi phục, hàng hóa tìm nguồn cung ở thị phần nước ngoài nhờ thực hiện kết hợp thực hiện chính sách tài chính (nhiều lần thực hiện các gói biện pháp tổng hợp để kích cầu), kinh tế Nhật Bản cuối cùng cũng cơ bản thoát khỏi suy thoái từ năm 2002.
 
Xem nhiều nhất
  • Series Học Lập Trình Robot Forex bằng ngôn ngữ MQL5
  • Tại sao nên giao dịch CFD trên dầu thô?
  • Lý thuyết thị trường hiệu quả
  • Học Forex Online

    *Được tài trợ Livestream

    Theo dõi chúng tôi

    Bên trên