Định nghĩa bẫy thanh khoản - Bẫy thanh khoản là gì?

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 612
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Bẫy thanh khoản bắt nguồn từ lý thuyết ưu chuộng thanh khoản khi con người kinh tế tiêu biểu có xu hướng giữ tiền mặt gây ra sự thiếu thanh khoản cục bộ nhưng thực tế lại dư thừa thanh khoản.

Định nghĩa:
- Là một trong những lý luận liên quan đến nhu cầu tiền tệ mà John Maynard Keynes đã giới thiệu trong tác phẩm nổi tiếng "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ" và trở thành một trong những lý luận quan trọng của kinh tế học Keynes.

1586947044997.png

- Ưa thích thanh khoản (liquidity preferences) là việc mọi người ưa thích nắm giữ tiền mặt hơn là đầu tư nó vào cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản. Keynes sử dụng thuật ngữ này để phân tích động cơ giữ tiền của công chúng. Ông đã chỉ ra 3 loại động cơ giữ tiền:
- Động cơ giao dịch: Nhu cầu giữ tiền để chi tiêu hàng hóa và dịch vụ.
- Động cơ dự phòng: Nhu cầu giữ tiền để phòng ngừa rủi ro bất thường, không lường trước được.
- Động cơ đầu cơ: Nhu cầu giữ tiền với suy đoán rằng giá các tài sản khác giảm. Các nhà kinh tế còn gọi đây là động cơ đầu cơ vì khi dự kiến giá tài sản giảm, mọi người giữ tiền nhiều hơn, đợi đến khi giá các tài sản giảm, họ sẽ mua chúng với kì vọng hàng hóa tăng giá tăng nhằm tìm lợi nhuận từ chênh lệch giá. Như vậy, loại động cơ giữ tiền này gắn với hoạt động đầu cơ.


Lý luận và thực tiễn:
- Lượng tiền mà mọi người mong muốn nắm giữ hay nhu cầu về tiền phụ thuộc vào thu nhập, tính bất định và lãi suất.
- Nhu cầu về tiền mặt của con người gồm hai bộ phận: giao dịch và đầu cơ. Cơ cấu tiền tệ hiện đại phụ thuộc vào tâm lý của con người. Khi con người kinh tế điển hình ngày càng có thu nhập cao từ lao động thì nhu cầu tiền sẽ tăng lên để phục vụ chi tiêu. Phần cầu tiền còn lại sẽ đến từ mục đích đầu cơ. Vốn nhàn rỗi sẽ được tiếp tục thành dòng tiền chảy vào các cổ phiếu, trái phiếu chính phủ để sinh lãi. Bộ phận đầu cơ này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất. Lãi suất càng hấp dẫn thì việc cầm tiền mặt hoặc gửi trong ngân hàng sẽ không còn hấp dẫn nên con người có xu hướng đem tiền đi đầu cơ. Tóm lại, lãi suất chính là cái giá phải hy sinh để điều tiết tính thanh khoản.

1586947252220.png

- Tôi xin đưa ra 1 ví dụ điển hình như sau: bạn nắm tiền mặt thì đảm bảo tính thanh khoản cao nhưng nó không sinh lời và nếu muốn tiền của bạn sinh lời thì bạn đem đi đầu tư vào thị trường tài chính. Bạn lạc quan dự đoán mã cổ phiếu đó sẽ tăng nên bạn từ bỏ tiền mặt để mua cổ phiếu cùng với cơ số nhà giao dịch khác vì lợi tức hoặc đầu cơ khiến mã này bị thiếu đi thanh khoản cung nên đắt đỏ nhưng sau đó bạn lo ngại khi các tin tức bất lợi nên bạn từ bỏ cổ phiếu này bằng cách bán đi để thu lại tiền mặt, nhiều người cùng bán thì cổ phiếu này sẽ mất tính thanh khoản và sa sút giá mạnh. Nếu có người lạc quan họ sẽ thu lại từ bạn, chính vì vậy ta kết luận được giá cổ phiếu quy đổi dựa trên người mua và kẻ bán. Lãi suất trờ thành cái cân để so sánh nhu cầu giữa 2 loại người này.

Những tên gọi khác:
- Ở Việt Nam, lý thuyết này được gọi bằng nhiều tên khác nhau, ví dụ: sự ưa chuộng tiền mặt, lý thuyết ưu tiên cho khả năng thanh toán tiền mặt, sự ưa chuộng tính lưu động.
 
Xem nhiều nhất
  • Series Học Lập Trình Robot Forex bằng ngôn ngữ MQL5
  • Tại sao nên giao dịch CFD trên dầu thô?
  • Lý thuyết thị trường hiệu quả
  • Học Forex Online

    *Được tài trợ Livestream

    Theo dõi chúng tôi

    Bên trên