[Forex cơ bản] Giao dịch với Kháng cự và Hỗ trợ

W
WhoEver
Bình luận: 0Lượt xem: 895
W

WhoEver

Diễn viên hài
  • W

    WhoEver

Thực chiến lần thứ nhất

Và thế là chúng ta đã đi qua phần cơ bản của phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính. Giờ thì bắt đầu áp dụng những kiến thức vừa học vào giao dịch thực tế nhé.
Để đơn giản hóa mọi thứ, chúng tôi sẽ đặt tên và chia các phản ứng với kháng cự, hỗ trợ của giá thành 2 dạng: Bật và Phá.

Cú Bật:
Dễ hiểu như cái tên, các nhà giao dịch theo kháng cự và hỗ trợ sẽ giao dịch theo các cú bật sau khi đường giá chạm cản.

Nhiều nhà giao dịch mắc phải một lỗi tư duy về cú bật, đặt lệnh ngay ở vùng giá kháng cự hoặc hỗ trợ, và mong chiếm được ưu thế tỉ lệ. Đúng là họ có thể chiến thắng vài lần, nhưng ở thị trường phức tạp bậc nhất như Forex, thì đôi khi, giá sẽ quay đầu trước khi chạm vào vùng cản.

Khi giao dịch với Cú bật, chúng ta cần một vị trí vẫn còn đủ lợi thế tỉ lệ và xác nhận rằng giá đã thực sự bật lại sau khi chạm vào vùng cản.
Ví dụ, thay vì mua hoặc bán ngay vùng cản, chúng ta sẽ đợi giá thực sự bật lại để bắt đầu vào lệnh

1587532576747.png

1587532583717.png

Với sự cẩn thận cần thiết này, tài khoản của bạn hẳn sẽ an toàn hơn khi giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật theo các cản giá. Nếu không bạn sẽ là một kẻ bắt dao rơi, và trò chơi đó thì hẳn là nguy hiểm khôn lường đấy.

Cú Phá:
Ở một thế giới trong mơ, đường giá sẽ di chuyển mãi trong một kênh giá, hoặc một cặp kháng cự hỗ trợ, thức ăn nhanh sẽ luôn có lợi cho sức khỏe, và mỗi người chúng ta đều có một chiếc phi cơ cá nhân.

Ở một thế giới Forex trong mơ, chúng ta có thể chốt lời và vào lệnh ngược lại ngay tại những ngưỡng cản của giá, và hẳn là sẽ kiếm được những đống tiền to.
Nhưng sự thật thì, đời không như là mơ, những ngưỡng cản cũng có độ cứng nhất định của nó. Chuyện một cản bị phá ở trong thị trường này trong một tháng là… như cơm bữa.

Lý do thì đơn giản lắm, vì giá phá qua cản nghĩa là giá phá qua cản. Chúng ta không thể biết hết tất cả các lý do để giá đi qua một cản nào đó, nhưng chúng ta có thể biết khi nào đường giá thực sự phá qua cản và các dạng thức của chúng.

Dạng 1: Dạng trực diện

Ở dạng này, trader sẽ giao dịch ngay khi giá vừa phá mạnh qua khỏi vùng kháng cự, hỗ trợ hoặc trendline.
Điều quan trọng nhất là giá phải phá cản một cách thực sự MẠNH, nến đóng qua vùng cản một cách nhanh gọn và dễ dàng

1587532602801.png

Dạng 2: Dạng an toàn

1587532614849.png
Ví dụ bạn mua BTC ở mức giá 9400USD/BTC, sau khi giá phá qua khỏi mức cản 9100USD/BTC. Nhưng kỳ lạ thay, kể từ sau khi đặt lệnh mua giá không đi lên nữa, chỉ đi xuống và đi ngang, nhưng chưa chạm ngưỡng cắt lỗ.

Bạn sẽ làm gì?

Bạn sẽ cắt lỗ hay giữ lệnh và trông chờ vào việc giá sẽ lại đi lên theo phân tích kỹ thuật của mình?

Nếu bạn là người giữ lệnh, thì bạn thực sự thuộc về trường phái giao dịch phá cản theo dạng an toàn đấy. Đây là một dạng giao dịch rất cần sự kiên nhẫn và lòng tin vào phân tích kỹ thuật của bản thân người trader.

Mách nhỏ nhé, thay vì vào lệnh trực tiếp như ở trên, thì bạn có thể giá thực sự quay lại “test cản” và vào lệnh vào khoảng giá đó để tạo ra lợi thế tỉ lệ cho lệnh của mình.
Nói đi cũng sẽ nói lại, không điều gì là tuyệt đối trên thế giới không hoàn hảo này, và thị trường Forex cũng thế. Sẽ có những tình huống mà giá “một đi không ngoảnh lại” khi test cản, vì thế chúng ta luôn cần một điểm dừng lỗ tuyệt đối, đừng giữ một lệnh quá lâu chỉ vì bạn đặt niềm tin quá nhiều.

Và đây cũng là bài viết kết thúc phần hướng dẫn cơ bản đầu tiên mà VNForex dành tặng đến các bạn. Hãy thực hành và chờ đợi chúng tôi với chuỗi bài viết hướng dẫn tiếp theo nhé. Phần cơ bản của thị trường Forex chưa kết thúc ở đây đâu.
Nguồn: Internet​
 
Xem nhiều nhất
  • Quản Lý Vốn
  • Non-Farm là gì ?
  • Last edited by a moderator:

    Học Forex Online

    *Được tài trợ Livestream

    Theo dõi chúng tôi

    Bên trên