Giao dịch chênh lệch lãi suất

T
thuhadang123
Bình luận: 0Lượt xem: 820
T

thuhadang123

Thành viên
  • T

    thuhadang123

Giao dịch chênh lệch lãi suất
Rất nhiều người không nắm rõ được chính xác “giao dịch chênh lệch lãi suất” nghĩa là gì, và trong trường hợp nào thì không được coi là giao dịch chênh lệch lãi suất. Các nhà phân tích tài chính luôn không ngừng nói về “giao dịch chênh lệch lãi suất” và chúng ta thường khó mà biết được họ đang muốn nhắc tới loại giao dịch nào.

Một giao dịch chênh lệch lãi suất thường là giao dịch từ trung hạn đến dài hạn, và không phải là các giao dịch chỉ kéo dài trong ngày.

[caption id="attachment_17371" align="aligncenter" width="3865"]
chênh lệch lãi suất[/caption]Giao dịch chênh lệch lãi suất trên các tài sản có doanh thu cố định
Trong trường hợp giao dịch chênh lệch lãi suất trên các tài sản có doanh thu cố định, nhà giao dịch có thể mua vào một trái phiếu dài hạn (kỳ hạn khoảng 10-30 năm) ở một quốc gia nhất định với mức lãi suất 4% sau đó tiến hành Offset (bù đắp) giao dịch này bằng tín phiếu ngắn hạn của cùng quốc gia.

Nhà giao dịch này có thể tiến hành Hedging (bảo đảm) cho giao dịch này dựa trên cơ sở hàng ngày, với môi trường có lãi suất gần bằng 0 để hưởng lãi suất qua đêm (tức là có thể thu được gần 4% lợi nhuận theo thời gian). Hoặc nhà giao dịch này cũng có thể bán ra một trái phiếu kỳ hạn 5 năm tại mức lãi suất 2,5% chẳng hạn, rồi 5 năm sau lại bán thêm một trái phiếu kỳ hạn 5 năm nữa khi lãi suất ở mức 2%. Trong trường hợp này nhà giao dịch sẽ thu về lợi nhuận 1,75%. Ngoài hai cách giao dịch kể trên thì vẫn còn rất nhiều cách khác để giao dịch trong trường hợp này.

Một cách thức khác để thực hiện giao dịch chênh lệch lãi suất trên các tài sản có doanh thu cố định đó là mua vào một trái phiếu dài hạn của một quốc gia đang có mức lợi tức cao và bán ra công cụ tài chính có doanh thu cố định, kỳ hạn dài (hoặc ngắn hạn) tại quốc gia có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Giao dịch này có tồn tại rủi ro tỷ giá nhưng có thể tiến hành Hedging (bảo đảm) để thu về được mức lợi nhuận cố định. Một số nhà giao dịch lại có quan điểm riêng đối với các tiền tệ và không muốn hedging cho các rủi ro giao ngay.

Ví dụ:

Giả sử lãi suất kỳ hạn 10 năm tại Brazil là 10% và lãi suất franc Thụy Sĩ là 1,0%. Một nhà giao dịch tại Mỹ có thể bán ra 10 triệu Đô la Mỹ để đổi lấy đồng Real Brazil tại mức tỷ giá 2,4000 và thu về tổng cộng 24 triệu Real. Đồng thời, nhà giao dịch này cũng tiến hành mua vào 10 triệu Đô la bằng đồng franc Thụy Sĩ, tại mức tỷ giá 0,9000 (tức bán ra tổng cộng 9 triệu Franc). Cả hai giao dịch này đều diễn ra trên thị trường giao ngay.

Trên thực tế, nhà giao dịch này đang cho vay 24 triệu BRL tại mức lãi suất 12% (bằng cách mua vào trái phiếu của Brazil) và đi vay 9 triệu CHF tại mức lãi suất 1% (bằng cách bán ra trái phiếu của Thụy Sĩ). Trong một thế giới không quá phức tạp và nếu thị trường ngoại hối không có biến động thì nhà giao dịch này sẽ tạo ra được lợi nhuận khoảng 11% sau khi trừ đi các chi phí như phí môi giới, phí cho sàn giao dịch/nền tảng.

Giao dịch chênh lệch lãi suất trong Forex
Giao dịch chênh lệch lãi suất Forex “thuần túy” diễn ra khi nhà giao dịch quyết định bán ra một loại tiền tệ có tỷ suất lợi nhuận thấp và mua vào một tiền tệ có tỷ suất lợi nhuận cao.

Nhà giao dịch sẽ đầu tư vào lệnh giao dịch này theo từng ngày hoặc từng tuần, lý tưởng nhất là chọn mức chênh lệch lãi suất. Đồng tiền có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn sẽ được gọi là “đồng tiền cấp vốn/tài trợ”. Tiếp đó, nhà giao dịch sẽ “đi vay” (thông qua các điểm kỳ hạn) đồng tiền có tỷ suất lợi nhuận thấp mỗi ngày (hoặc mỗi tuần, hoặc theo bất cứ thời hạn nào mà nhà giao dịch muốn chọn) và “cho vay” đồng tiền có tỷ suất lợi nhuận cao. Trong môi trường mà tỷ suất của đồng tiền “đi vay” ngày càng thấp hơn (hoặc tỷ suất của đồng tiền “cho vay” ngày càng cao) thì việc đầu tư vào giao dịch này theo cơ sở hàng ngày sẽ là một phương thức dễ dàng để thu về lợi nhuận.

Ví dụ:

Vào tháng 8 năm 2007, lãi suất quỹ liên bang Hoa Kỳ là 5,25%. Lãi suất SABOR của đồng Rand Nam Phi là khoảng 9,60%. Giả sử rằng lãi suất là như nhau từ ngày này sang ngày khác. Nếu bạn bán ra đồng Đô la Mỹ và mua vào Rand Nam Phi trên thị trường giao ngay, bạn sẽ kiếm được tiền từ các điểm kỳ hạn bằng cách chuyển lệnh giao dịch lên thêm một ngày (từ lệnh giao ngay lên thành ngày hôm sau – ngày spot-next; hay cũng có thể từ ngày mai sang ngày sau nữa – ngày tom-next). Hãy nhớ rằng: các điểm kỳ hạn đối với từng tiền tệ được dựa trên công thức có chứa tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất và khoảng thời gian giao dịch.

Đến tháng 8 năm 2008, lãi suất quỹ liên bang Hoa Kỳ đã giảm xuống 2,0% còn lãi suất SABOR đã tăng lên mức 11,70%%. Với một lệnh bán ra với cặp USD/ZAR, nhà giao dịch có thể thu về lợi nhuận nhiều hơn dự kiến ban đầu, khi mà chênh lệch lãi suất đã tăng tư 4,35% lên thành 9,70%. Kết quả này chỉ đúng trong trường hợp tỷ giá giao ngay của tiền tệ này là không đổi. Tùy thuộc vào việc tỷ giá giao ngay của cặp USD/ZAR là tăng hay giảm, nhà giao dịch sẽ có thêm lợi nhuận hoặc mất thêm chi phí.

Trong trường hợp này, tỷ giá giao ngay của cặp USD/ZAR tăng từ khoảng ZAR 7,3900 lên ZAR 7,8700 (giữa tháng 8 năm 2007 đến giữa tháng 8 năm 2008). Do đó, nhà giao dịch sẽ mất 6,5% ở giao dịch giao ngay. Trong trường hợp này, mức thiệt hại do biến động tỷ giá giao ngay không khiến nhà giao dịch mất toàn bộ lợi nhuận, tuy nhiên thì cũng có những lúc việc bị lỗ có thể xảy ra.

Mẹo: Giao dịch chênh lệch lãi suất được sử dụng tốt nhất khi biến động tổng thể ở mức thấp và chênh lệch lãi suất dự kiến sẽ duy trì tương đối ổn định.

Đồng tiền cấp vốn
Trong lịch sử, đồng Yên Nhật thường đóng vai trò đồng tiền cấp vốn trong giao dịch Forex chênh lệch lãi suất. Trong những năm 1980, các nhà đầu cơ đã tận dụng lãi suất cực thấp của Nhật Bản để vay đồng Yên và đầu tư vào chứng khoán châu Âu và các chứng khoán khác. Tỷ giá cặp USD/JPY đã giảm từ 277,65 vào tháng 11 năm 1982 xuống còn 79,70 vào tháng 4 năm 1995, bởi vậy các nhà giao dịch chênh lệch lãi suất phải trả lại số đồng Yên đã vay với tỷ giá Forex cao hơn, nhưng đối với nhiều người thì việc này vẫn đáng giá chấp nhận.

Một đợt giao dịch chênh lệch lãi suất đối với đồng Yên khác bắt đầu vào mùa hè năm 1995 và kết thúc vào cuối năm 1998, trong thời gian diễn ra đợt khủng hoảng tài chính Châu Á. Cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt đầu ở Thái Lan rồi lan sang Argentina và Nga. Việc Nga sau đó vỡ nợ đã gây ra sự thất bại của quỹ bảo đảm Quản lý vốn dài hạn của Hoa Kỳ. Chính phủ Nhật Bản đã phải tái tổ chức và tái cấp vốn cho lĩnh vực ngân hàng đang gặp khó khăn, nhưng lúc này mức lãi suất vẫn còn ở mức thấp. Tỷ giá của cặp USD/JPY đã tăng từ 81,77 vào tháng 5 năm 1995 lên mức 146,75 vào tháng 6 năm 1998.

Một ghi chú khá thú vị là các nhà bình luận Forex khi không thể tìm được lời giải thích nào khác thì thường quy kết cho các giao dịch chênh lệch lãi suất là nguyên nhân gây biến động trong đồng Yên. Có rất ít khả năng là các nhà bình luận này thực sự nắm được rằng các giao dịch chênh lệch lãi suất là tác nhân chính gây ra biến động, bởi lẽ chúng ta không thu được thông tin về các giao dịch này từ bất cứ nguồn nào. Tuy nhiên thì đây là một cái cớ khá thuận tai đấy chứ.

Khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu leo thang sau khi Lehman Brother bị phá sản vào giữa tháng 9 năm 2008, Cục dữ trữ liên bang đã bắt đầu hạ lãi suất và tỷ giá đồng Đô la- tính đến thời điểm đó thì đồng Đô la rất hiếm khi đóng vai trò là đồng tiền cấp vốn, nhưng sau khi khủng hoảng diễn ra thì đồng Đô la lại nhanh chóng rơi vào vai trò này. Với việc Fed dự kiến sẽ giữ lãi suất thấp trong thời gian dài hơn, các nhà giao dịch hồ hởi bán ra đồng Đô la và mua vào các tiền tệ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn như đồng Peso của Mexico hay đồng Đô la của Úc. Một đồng tiền có tỷ suất lợi nhuận thấp khác thường đóng vai trò đồng tiền cấp vốn trong giao dịch Forex chênh lệch lãi suất là đồng Franc Thụy Sĩ.
 
Xem nhiều nhất
  • Series Học Lập Trình Robot Forex bằng ngôn ngữ MQL5
  • Tại sao nên giao dịch CFD trên dầu thô?
  • Lý thuyết thị trường hiệu quả
  • Bên trên