Giao dịch hiệu quả dựa trên kháng cự - hỗ trợ như thế nào?

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 856
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Chiến lược giao dịch dựa trên kháng cự - hỗ trợ tuy đơn giản nhưng lại có độ tin cậy rất cao và được nhiều Trader chuyên nghiệp trên khắp thế giới sử dụng mỗi ngày vì nó dựa trên các nguyên tắc giao dịch cơ bản nhất về hỗ trợ - kháng cự.

1613541054785.png

Kháng cự - Hỗ trợ

Xác định kháng cự - hỗ trợ như thế nào?

Bất kể bạn sử dụng khung thời gian giao dịch nào, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra quy luật:
  • Khi giá tăng, giá sẽ chạm mức kháng cự và giảm trở lại.
  • Khi giá giảm, giá sẽ chạm mức hỗ trợ và tăng trở lại.
Đó là những ý tưởng cơ bản về hỗ trợ và kháng cự.

Vì vậy, nếu bạn không biết cách tìm các mức hỗ trợ và kháng cự, hãy làm theo các bước sau:
  1. Nhìn vào biểu đồ.
  2. Tìm kiếm một loạt các đáy mà giá không giảm xuống dưới mức này nữa, đây là mức hỗ trợ.
  3. Tìm kiếm một loạt các đỉnh mà giá không tăng trên mức này nữa, đây là mức kháng cự.
  4. Giá bị bật ra khỏi các mức này càng nhiều lần, các mức này càng có độ tin cậy mạnh mẽ hơn.
  5. Lần tiếp theo giá chạm các mức này, bạn có thể kì vọng vào lệnh.
Khung thời gian: Bất kỳ nhưng tốt nhất là M15 trở lên.

Cặp tiền tệ: Bất kỳ

Chỉ báo kỹ thuật: Không có

Quy tắc vào lệnh MUA:
  1. Sau khi xác định được mức hỗ trợ, hãy vẽ đường hỗ trợ nằm ngang và đợi giá giảm chạm lại đường hỗ trợ.
  2. (a) Khi giá giảm trở lại và chạm vào đường hỗ trợ, hãy đợi nến đóng lại và đặt lệnh Buy Stop từ 2-5 pips trên mức cao của nến chạm đường hỗ trợ hoặc (b) đặt lệnh Buy Limit vì vậy khi giá chạm đến, lệnh sẽ kích hoạt và bạn đang trong giao dịch hoặc (c) bạn có thể mua ngay lập tức với giá thị trường.
  3. Đối với Buy Limit hoặc Buy theo lệnh thị trường, hãy đặt cắt lỗ dưới đường hỗ trợ 10-30 pips. Điều này cũng phụ thuộc vào khung thời gian bạn sử dụng, các khung thời gian lớn có thể yêu cầu mức cắt lỗ lớn hơn.
  4. Các mức chốt lời nên nhắm đến các mức kháng cự phía trên.
1613541084607.png

Ví dụ về chiến lược giao dịch
Quy tắc vào lệnh BÁN:

  1. Khi đã xác định được mức kháng cự, hãy vẽ một đường kháng cự nằm ngang và đợi giá tăng trở lại đường đó.
  2. (a) Khi giá tăng trở lại và chạm vào đường kháng cự, hãy đợi nến đóng lại và đặt lệnh Sell Stop cách 2-5 pips dưới mức thấp của nến chạm đường kháng cự hoặc (b) đặt Sell Limit để khi giá đạt đến, lệnh sẽ kích hoạt nó và bạn đang trong giao dịch hoặc (c) bạn có thể bán ngay lập tức với giá thị trường.
  3. Đối với Sell Limit hoặc Sell theo lệnh thị trường, hãy đặt cắt lỗ cao hơn đường kháng cự 10-30 pips. Điều này cũng phụ thuộc vào khung thời gian bạn sử dụng, các khung thời gian lớn có thể yêu cầu mức cắt lỗ lớn hơn.
  4. Các mức chốt lời nên nhắm đến các mức hỗ trợ phía dưới.
Lưu ý về quản lý lệnh:
  1. Cân nhắc chốt lời một nửa lệnh khi giá đi đến điểm giữa 2 mức kháng cự - hỗ trợ.
  2. Dịch stoploss hoặc sử dụng Trailing Stop theo các mức đỉnh đáy nhằm tối đa lợi nhuận khi lệnh đã chạy đúng.
Nhược điểm của chiến lược giao dịch dựa trên kháng cự - hỗ trợ:
  1. Không có gì là chắc chắn 100% bởi vì giá có thể breakout qua các mức kháng cự - hỗ trợ.
  2. Đôi khi sẽ có fakeout nhưng sau đó giá sẽ quay trở lại.
Ưu điểm của chiến lược giao dịch dựa trên kháng cự - hỗ trợ:
  1. Nhiều Trader cùng quan sát các mức kháng cự - hỗ trợ nên độ tin cậy tăng cao.
  2. Sử dụng các thanh nến đảo chiều sẽ nâng cao hiệu quả giao dịch.
  3. Tỷ lệ R/R đẹp.
  4. Mức Stoploss theo cản nên khó bị Stoploss dễ dàng bởi các biến động giá thông thường.
Theo forextradingstrategies4u​
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên