Phương Pháp Lục Chỉ Cầm Ma LV1

PAPATRADER
PAPATRADER
Bình luận: 16Lượt xem: 8,525
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Luc Chi Cam Ma - LV1.jpg


Hướng Dẫn PP Lục Chỉ Cầm Ma LV1

Sử dụng PP Lục Chỉ Cầm Ma thế nào?

PP Lục Chỉ Cầm Ma LV1 được nghiên cứu bởi SP Khắc Qui sau đó được chính anh chia sẻ cho cộng đồng vào năm 2010.

Sau nhiều năm tinh chỉnh và đơn giản hóa phương pháp với mong muốn cho cộng đồng trader Việt Nam một System có thể mang lại hiệu quả cao nhưng dễ hiểu và dễ dàng áp dụng SP Khắc Qui đã cho ra đời LCCM LV1.

Bài viết này Papatrader sẽ giúp các bạn trả lời 7 câu hỏi để có thể nắm vững và sử dụng PP Lục Chỉ Cầm Ma LV1 một cách hiệu quả nhất.

Trả lời 7 câu hỏi để nắm được phương pháp Lục Chỉ Cầm Ma
1. Khi nào thì Mua? Khi nào thì Bán?
2. Trong trường hợp nào thì không vào lệnh mua/bán?
3. Đặt dừng lỗ ban đầu như thế nào?
4. Khi nào thì cắt lỗ sớm?
5. Khi nào thì nhồi thêm lệnh?
6. Khi nào thì chốt lời?
7. Khi nào thì đánh ngược lại?

1/ Khi nào vào Mua khi nào vào Bán?

  • Vào lệnh mua khi nến đóng cửa trên cản đỏ (đóng cửa vượt đỉnh)
  • Vào lệnh bán khi nến đóng cửa dưới cản vàng (m15) hoặc dưới cản xanh (m30) (đóng cửa phá đáy).
Sau khi nến đóng cửa vượt cản thì xem xét vào lệnh, có thể chờ giá hồi về để điểm vào tốt hơn.

1590746272078.png


2/ Trong trường hợp nào khi không được vào lệnh giá đóng cửa vượt cản:

2.1 Cản đã bị hủy không còn tác dụng.


1590746297044.png


2.2 Nến phá cản nhưng rút bóng hơn 50% cây nến (tính cả bóng nến)

Lý giải: nến tăng rút bóng hơn 50% nghĩa là lực bán đã lớn hơn lực mua, vào mua sẽ rủi ro.

1590746391777.png


2.3 nến phá đã đi quá dài hơn 7 giá.

7 giá vàng tương đương 70 pips tiền tệ, không vào lệnh vì ăn thì ít nhưng nếu thua thì nhiều vì phải đặt dừng lỗ xa.

1590746787639.png


2.3 Tạo hình 3 nến tăng dần nến trước đó phản lại sóng chủ thì không vào lệnh

Giải
thích:

  • 3 nến tăng dần là 3 nến có biên độ của thân nến lớn dần,
  • Nến 1 có thể là nến thân nhỏ hoặc doj
  • Nến 1 không cần cùng màu với nến 2 và 3
  • Nến chủ: là nến trước nến số 1
Nếu 3 nến thân lớn dần phản lại nến chủ thì không vào lệnh nến số 3 phá cản,
Nếu
thuận nến chủ thì vẫn vào lệnh bình thường.

1590746806254.png
 
Last edited:
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

3/ Đặt dừng lỗ ban đầu như thế nào?

  • Dừng lỗ cho lệnh Mua dưới nến giảm gần nhất + 0.3 giá (3 pips)
  • Dừng lỗ cho lệnh Bán dưới nến tăng gần nhất + speard + 0..3 giá (3 pips)
1590746835160.png


4/ Khi nào thì cắt lỗ sớm?

  • Khi có 1 nến quay ngược 60% nến phá và phá ngược lại cản.
  • Khi có 2 nến quay ngược 70% nến phá và phá ngược lại cản
    chú ý: chưa phá ngược lại cản thì chưa đủ điều kiện
1590746845900.png


  • Khi nến đóng cửa ngược lại đường ma20
1590746859923.png


5/ Khi nào thì nhồi thêm lệnh?

  • Sau khi nến phá cản mà 2 cây nến tiếp theo vẫn đóng cửa vượt cản thì nhồi thêm lệnh.
  • Khi giá tiếp tục phá cản tiếp theo.
  • Nếu giá phá 2 cản liên tục thì vào 2 lệnh, phá 3 cản liên tục thì vào 3 lệnh.
1590746870394.png


  • Khi giá tiếp tục phá cản tiếp theo.
1590746880394.png


  • Nếu giá phá 2 cản liên tục thì vào 2 lệnh, phá 3 cản liên tục thì vào 3 lệnh.
1590746889598.png
 
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

6/ Khi nào thì chốt lời?

  • Chốt lời khi giá chạm cản 2 lần mà không vượt được cản
  • Khi có một dấu hiện nến đảo chiều c7cb, c75n ngược lại.
  • Khi nến đóng ngược lại đường MA20.
1590746932497.png


  • Khi có một dấu hiện nến đảo chiều c7cb, c75n, pin bar, engulfing, fakey
1590746941991.png


C7CB và C75N

1590746957091.png


Engulfing Bar

1590746965020.png


Pin bar, Fakey

1590746972282.png


  • Khi nến đóng ngược lại đường MA20.
1590746992333.png


7/ Khi nào thì đánh ngược lại?

  • Sau khi đã cắt lỗ sớm thì đánh ngược lại (1 nến quay ngược 60%, 2 nến quay ngược 70%)
  • có thể 2-3 cây nến sau đó mà có 1 nến quay ngược lại tiếp tục phá cản lần 2 thì vào lệnh gấp đôi.
1590747000675.png
 
Last edited:
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Các câu hỏi thường gặp:
1. Tôi đặt dừng lỗ mặc định mà không áp dụng cắt lỗ sớm có được hay không?
Trả lời: được, tuy nhiên nên cắt lỗ sớm để tối thiểu hóa rủi ro.

2. Tôi chỉ vào lệnh khi phá cản mà không vào lệnh nhồi có được không?
Trả lời: được, tuy nhiên áp dụng nhồi lệnh ưu điểm của phương pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

3. Nếu 2 cản gần nhau quá thì tôi phải làm thế nào?
Trả lời: nên đợi cho nến phá qua cả 2 cản rồi mới vào lệnh để giảm thiểu rủi ro.

4. Phương pháp này có áp dụng cho các cặp tiền được không?
Trả lời: phương pháp này được viết dành riêng cho Gold nên khi áp dụng cho các cặp tiền các bạn cần phải thống lại để kiểm chứng.

5. Áp dụng cho các khung thời gian khác ngoài m15 và m30 có được không?
Trả lời: phương pháp này áp dụng tốt nhất cho khung m15 và m30 vì nhiều lý do:

  • Tận dụng được những sóng tăng/ giảm dài trong 1 ngày giá không điều chỉnh quá nhiều.
  • Cản trên khung m15 và m30 thì dễ phá hơn các khung lớn, ngược lại ở các khung nhỏ hơn thì cản không đủ mạnh.
  • Phù hợp với daytrading không giữ lệnh qua ngày > thoải mái tâm lý.
  • Dừng lỗ tương đối không quá nhỏ (dễ quét) cũng không quá lớn.
6. Cản nhiều chấm thì mạnh hơn còn cản ít chấm thì yếu hơn có phải không?
Trả lời: giá trị như nhau.

7. Vì sao lại có cản nhiều chấm mà có cản lại ít chấm?
Trả lời: khi giá chạm cản thì cản ngưng vẽ > ít chấm, khi một cản mới cùng hướng hình thành thì cản ngưng vẽ > ít chấm

8. Cản càng lâu trong quá khứ thì càng yếu đúng không?
Trả lời: đúng, cản càng xa trong quá khứ thì càng yếu tâm thị trường đã thay đổi quá lớn so với trong quá khứ, cản càng xa thì càng ít người chú ý tới nó.

Phương Pháp Lục Chỉ Cầm Ma LV1 đã được viết rất chi tiết và cụ thể nếu trong quá trình tìm hiểu và giao dịch vẫn chưa rõ bạn có thể liên hệ cho chúng tôi bất cứ lúc nào qua email: support@papatrader.com

Tải công cụ miễn phí: Nhấn vào đây LCCM

Đăng kí khóa học online miễn phí tại đây: Khóa học LCCM online

Đọc thêm: Phương pháp Lục Chỉ Cầm Ma LV1

Chúc bạn giao dịch thắng lợi!
 
Last edited:
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Kiến thức bổ sung:

I - Các mẫu nến C7CB, C7CC, C7TT

1. C7CB ( Chiêu 7 Cơ Bản )


Đặc điểm:
•Là 3 nến tăng hoặc 3 nến giảm có thân nến nhỏ dần (ngắn dần)
•Nến thứ 3 nên là nến có thân ngắn, càng ngắn càng tốt
•Nến 3 có thể là nến thân ngắn không cùng màu với 2 nến trước đó

Tâm lý thị trường:
•Nến sau ngắn hơn nến trước cho lấy lực mua/bán đang yếu dần
•Nến thứ 3 có thân ngắn cho thấy lực mua/bán đã cạn kiệt, có thể đảo chiều bất cứ lúc nào khi có lực mua bán đối diện tham gia vào.

1590747870338.png



1589210440591.png


Ứng dụng giao dịch và đặt SL - TP thế nào:


1589211117333.png




2. C7CC ( Chiêu 7 Cao Cấp )

C7CC là kết hợp của c7cb với một nến mẹ. 3 nến thân ngắn dần cho tín hiệu thị trường quay đầu giảm, nến mẹ giảm mạnh đóng vai trò dẫn hướng.

Tâm lý: lực mua giảm dần cho thấy phe Buy đã yếu thế,
lực mua sau 3 nến vẫn không vượt được nến mẹ trước đó cho thấy phe sell vẫn chiếm ưu thế, khả năng giảm tiếp tục là rất cao.



1589210668395.png



Ứng dụng giao dịch và đặt SL - TP thế nào:



1589211267989.png



3. C7TT ( Chiêu 7 Thân Tăng )

Cấu tạo gồm 2 phần:

Phần 1 - Nến chủ: là nến trước cụm 3 nến thân tăng dần
Phần 2 - 3 nến thân tăng dần:
•Nến số 1 có thể là nến doj hoặc nến có thân ngắn
•Thân nến 2 dài hơn thân nến 1, thân nến 3 dài hơn thân nến 2


1589211562362.png



Ý nghĩa của mẫu hình:

3 nến thân tăng dần (lớn dần) cho thấy thị trường đang tăng/giảm đến cực điểm (buy/sell climax), thị trường nhiều khả năng rơi vào trạng thái quá mua/quá bán (over bought/ over sold).
Nến chủ ngược cho thấy 3 nến tăng dần ngược với hướng đi trước đó của thị trường.


1589211678619.png



Cách tính lực buy/sell của nến chủ:

•Lực buy: tính từ giá thấp nhất tới giá đóng cửa
•Lực sell: tính từ giá cao nhất đến giá đóng cửa


1589211792931.png



Ứng dụng:


1589211864458.png



Chúng ta vừa tìm hiểu xong các mẫu nến hay còn được dọi là C7 ( Trong LCCM của tác giả Khắc Qui )

Tải công cụ miễn phí: Nhấn vào đây LCCM

Đăng kí khóa học online miễn phí tại đây: Khóa học LCCM online

Đọc thêm: Phương pháp Lục Chỉ Cầm Ma LV1

Chúc bạn giao dịch thắng lợi!
 
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Ok! Kiến thức về PP Lục Chỉ Cầm Ma LV1 đã post tương đối đầy đủ xin mời các anh chị em trader đã hoặc đang tìm hiểu có thể vào đây bàn luận hoặc gửi thắc mắc của mình để được giải đáp!

Tải công cụ miễn phí: Nhấn vào đây LCCM

Đăng kí khóa học online miễn phí tại đây: Khóa học LCCM online

Đọc thêm: Phương pháp Lục Chỉ Cầm Ma LV1

Chúc bạn giao dịch thắng lợi!
 
nguyentienlcvn

nguyentienlcvn

Thành viên
  • nguyentienlcvn

    nguyentienlcvn

Hi Anh! Anh giải thích thêm giúp em về trường hợp thoát lệnh khi gặp C75N với a, ý nghĩa của cụm này ntn ah a, ví dụ em đang sell mà gặp cụm như trong hình mô tả đi ạ
 
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Hi Anh! Anh giải thích thêm giúp em về trường hợp thoát lệnh khi gặp C75N với a, ý nghĩa của cụm này ntn ah a, ví dụ em đang sell mà gặp cụm như trong hình mô tả đi ạ
Chào bạn! Thực chất C75N cũng giống như mẫu nến Inside.
- Nếu bạn đang sell mà gặp mẫu C75N có nến mẹ là nến giảm mạnh thì vẫn tiếp tục giữ lệnh sell.
- Nhưng nếu bạn đang hold lệnh Buy mà gặp phải mẫu C75N có nến mẹ là một nến giảm mạnh sau đó 4 nến con bên trong như mẫu hình dưới đây thì bạn nên chốt lệnh buy. Và ngược lại cho mẫu C75N có nến mẹ là nến tăng mạnh.

1590769337598.png
 
nhan louis

nhan louis

Thành viên
  • nhan louis

    nhan louis

Có ai đó luyện thành tầng thứ 6(c6) của LCCM xin truyền dạy cho đệ tử ^^
 
Bên trên