FXCE Official
Moderator
-
FXCE Official
Bài viết được thành viên Hồng Mai thuộc FXCE Crypto biên tập từ " KeeperDAO: Tackling the MEV Challenge" của Seth Bloomberg với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
Các giao thức trao đổi phi tập trung (DEX’s) đã cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng DeFi. Ví dụ: người dùng có thể truy cập ứng dụng Uniswap và chỉ cần vài cú nhấp chuột để hoán đổi một token ra bất kỳ một token nào khác trên Ethereum. Lúc này, người dùng kiên nhẫn chờ đợi hoàn thành giao dịch (hoặc liên tục làm mới Etherscan), nhưng những người dùng tò mò sẽ tự hỏi rằng điều gì đang thực sự xảy ra trong các tầng sâu hơn của blockchain lúc đó?
Một ứng dụng DeFi có thể hiển thị cho người dùng một thông báo gần như vô thưởng vô phạt, ví dụ: “Vui lòng đợi trong khi giao dịch của bạn được xác nhận…” nhưng trên thực tế, giao dịch đã đi vào nơi được gọi là “Khu rừng tối” (Dark Forest), nơi các thực thể tìm cách kiếm lợi nhuận bằng nhiều phương pháp khác nhau thông qua cách khai thác các giao dịch khi chúng đang chờ đợi để được đưa vào một block sắp tới.
Các thực thể nói trên thường là các bot (thường gọi là keepers), được định cấu hình để tìm lợi nhuận dựa trên các giao dịch được phát tới mạng. Do bản chất mở của các permissionless blockchain (blockchain không cần cấp phép), bất kỳ ai cũng có thể tự do đảm nhận vai trò keeper bằng cách phân tích cú pháp các giao dịch và hành động dựa trên phát hiện ra các cơ hội kiếm lợi nhuận. Ví dụ: chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch mang lại cho keepers lợi nhuận tiềm năng khi các giao dịch của họ được thực hiện theo yêu cầu. Sau đó blockspace (không gian khối) được bán đấu giá cho cả người dùng và keepers, đặt các giao dịch do người dùng tạo cùng nơi cạnh tranh với giao dịch của keepers. Điều này dẫn đến tắc nghẽn mạng và đẩy phí gas cao hơn khi các keepers tham gia các cuộc chiến đấu giá về blockspace (một ví dụ cụ thể về hiện tượng này là PGA - Cạnh tranh thanh toán giao dịch để nhận sự ưu tiên).
Nói chung, việc tìm lợi nhuận bằng cách quản lý các giao dịch theo thứ tự tạo nên một block được gọi là Miner Extractable Value - MEV (Giá trị (lợi nhuận) thợ đào kiếm được), mặc dù có nhiều người diễn đạt lại MEV là Giá trị trích ra tối đa (Maximum Extractable Value) (để tìm hiểu sâu hơn về MEV, hãy tham khảo Bài báo Messari gần đây). Giá trị được mô tả ở đây liên kết chặt chẽ với khả năng đặt và kiểm duyệt những giao dịch trong bất kỳ block nào, do đó việc mở rộng phạm vi gồm có: ví dụ: mạng lưới Proof of Stake (bằng chứng cổ phần) của các nhà sản xuất block. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về MEV, nhưng vẫn còn nghi vấn về việc xác định cách giành được MEV và phân phối trên tất cả các bên liên quan bao gồm người dùng mạng (có thể bao gồm các giao thức khác), keepers và thợ đào.
KeeperDAO đặt mục tiêu giải quyết khó khăn này, đưa ra quan điểm rằng MEV nên được chia sẻ lại với người dùng vì họ là nguồn gốc của MEV. Ở đây, chúng tôi tìm cách khám phá thêm các cơ chế mà giao thức đã sử dụng để đạt được mục tiêu của chúng.
Trận chiến đầy cạnh tranh giữa các Keepers
Các keepers trên mạng Ethereum thường hoạt động độc lập với nhau khi họ thực hiện các chiến lược chênh lệch giá và thanh lý. Đây là những giao dịch đầy lợi nhuận do đó tạo ra sự cạnh tranh giữa các keepers. Keepers có ít công cụ để đảm bảo những khoản lợi nhuận này, vì vậy họ chỉ cần tăng phí giao dịch trả cho thợ đào với hy vọng giao dịch của họ sẽ được chọn để đưa vào khối tiếp theo. Đương nhiên, khi liên tục đưa ra các giao dịch với mức phí cao hơn sẽ dẫn đến việc trả giá lẫn nhau giữa các keepers, điều này làm mất đi lợi nhuận tiềm năng.
Nhìn lại, chúng ta thấy kịch bản này đòi hỏi sự hợp tác giữa các keepers. Ví dụ minh họa, hãy tưởng tượng một mạng đơn giản chỉ bao gồm hai keepers. Nếu họ đồng ý phối hợp bằng cách không tham gia cuộc chiến đấu thầu, thì mỗi người sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên mỗi cơ hội so với kịch bản mà họ cạnh tranh với nhau. Lý tưởng nhất là các thỏa thuận “không cạnh tranh” này được quản lý on-chain (theo chuỗi) và cũng sẽ không giới thiệu bất kỳ bên tập trung nào làm bên thực thi các thoả thuận. Tầm nhìn của KeeperDAO là cung cấp chính xác điều này: Duy trì các thỏa thuận không cạnh tranh giữa các bên và cho phép các bên có trách nhiệm giải trình cho nhau.
Giao thức KeeperDAO chính thức ra mắt trên Ethereum vào tháng 7 năm 2020. Vào thời điểm đó, giao thức tập trung xung quanh Liquidity Pool (bể thanh khoản) ETH, cung cấp vốn trả trước cho keeper để đoạt được MEV. Từ đó, họ đã khai triển hàng loạt các Liquidity Pool và cũng đã giới thiệu token giao thức gốc: ROOK. KeeperDAO cũng có tầm nhìn về việc tận dụng tích hợp và phát triển giao thức thông qua việc tăng cường sử dụng Hiding Game (Trò chơi ẩn nấp) và (cuối cùng) Coordination Game (Trò chơi điều phối). Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách tìm hiểu Hiding Game là gì và cách họ tận dụng keepers của KeeperDAO.
The Hiding Game - Trò chơi ẩn nấp
Hiding Game là một phần quan trọng của hệ thống KeeperDAO. Ở cấp độ cao, trò chơi được thiết kế để cho phép người dùng định tuyến tính thanh khoản thông qua các hợp đồng KeeperDAO chuyên biệt - chỉ cho phép tương tác với keepers trong danh sách cho phép hay còn gọi là danh sách trắng. Giao thức tạo kênh các giao dịch Hiding Game thông qua một mempool (Memory Pool - Bể chứa bộ nhớ) ảo ngoài chuỗi, được gọi là Hiding Book (Sổ ẩn), nơi những keepers trong danh sách trắng có thể thực hiện các lệnh đã đặt. Lưu ý, API (Application Programming Interface - Giao diện lập trình ứng dụng) của Hiding Book là mở, bất kỳ bên nào quan tâm đều có thể truy cập và sử dụng. Nhưng, quan trọng là KeeperDAO giữ danh sách trắng của keepers, họ yêu cầu xác thực để ngăn những keepers không có trong danh sách trắng tham gia.
Cùng xem xét một giao dịch định tuyến thông qua Hiding Game của KeeperDAO. Khi người dùng đặt lệnh chờ qua KeeperDAO, những keepers trong danh sách trắng sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ việc giao dịch chênh lệch giá (đầu cơ). Giả sử keepers tìm thấy cơ hội để thực hiện lệnh, mọi lợi nhuận sẽ được chia sẻ lại cho người dùng dưới dạng ROOK – token giao thức gốc. Thay vì chịu lỗ hoàn toàn do bị chặn trước hoặc bị xen vào bởi các bot giao dịch chênh lệch giá, các nhà giao dịch định tuyến các lệnh của họ thông qua Hiding Game sẽ được nhận thưởng từ lợi nhuận chênh lệch giá là ROOK token.
Dân gian có câu, không có bữa trưa nào là miễn phí; nên dĩ nhiên, giao dịch chênh lệch giá đòi hỏi vốn. Thực tế này bắt nguồn từ một thành phần quan trọng khác của hệ thống KeeperDAO, đó là các nhà cung cấp thanh khoản. Ví dụ: giao dịch chênh lệch giá trên sàn cross-DEX (sàn giao dịch chéo phi tập trung) có thể yêu cầu một lượng lớn vốn trả trước (ví dụ: một stablecoin như USDC) và tất nhiên để thực hiện các giao dịch sẽ cần ETH để làm phí. KeeperDAO hiện có các Liquidity Pool cho ETH, wETH, renBTC, USDC và DAI. Chúng hoạt động như các quỹ cho vay nhanh mà keepers có thể sử dụng để hỗ trợ cho việc giành lấy MEV. Keepers được thanh toán bằng token ROOK, tương ứng với số lợi nhuận trả lại cho giao thức. Các nhà cung cấp thanh khoản nhận kTokens (ví dụ: kUSDC) để đổi lại tiền nạp của họ, kTokens đại diện cho cổ phần riêng của họ trong quỹ vốn cơ sở. Khoản thanh toán cho nhà cung cấp thanh khoản tương tự như keepers, họ nhận được ROOK tương ứng với cổ phần của họ trong quỹ thanh khoản cơ sở.
Chu kỳ phát thưởng token ROOK gần đây nhất bắt đầu vào đầu tháng 5, với 20% được phân bổ cho Liquidity Pool, 30% cho Hiding Game và 50% cho một tính năng mới gọi là kCompound (xem chi tiết hơn về điều này bên dưới). Phần trăm phân bổ chính xác có thể thay đổi, nằm trong tầm kiểm soát của những người nắm giữ ROOK khi giao thức dần dần phân quyền.
Giai đoạn hai của Hiding Game, được gọi là kCompound, đã được dự án công bố vào tháng Tư. Người dùng đã mở các khoản vay trên các nền tảng như Compound hoặc Aave có thể đã cảm nhận nỗi đau của việc thanh lý mang lại, kCompound là một giải pháp mà KeeperDAO đã phát triển trong nỗ lực xoa dịu bớt nỗi đau do các khoản thanh lý tạo ra. Người dùng sẽ hưởng lợi khi được người bảo lãnh phát hành của KeeperDAO (người có khả năng tận dụng quỹ thanh khoản của các giao thức để đạt được các mục tiêu) giám sát và duy trì trạng thái cho vay của họ (trong một khoảng thời gian nhất định). Giao thức KeeperDAO đã triển khai kCompound như một vỏ bọc cho giao thức Compound. Như đề cập ở trên, KeeperDAO đã phát triển một bảo lãnh khoản vay chuyên biệt (được gọi là JITU, hay Just-In-Time Underwriter (Bảo lãnh phát hành đúng lúc)) để giám sát các vị thế cho vay kCompound. JITU bổ sung tài sản thế chấp (có thể được lấy từ các Liquidity Pools của KeeperDAO) vào các khoản vay khi chúng có nguy cơ bị thanh lý.
Nguồn: KeeperDAO Medium
Dịch vụ này giúp giảm bớt nhu cầu thanh khoản ngắn hạn của người dùng cho đến khi họ có thể củng cố vị thế của mình bằng tài sản thế chấp bổ sung. Nếu người dùng không thể cung cấp tài sản thế chấp cần thiết, thì vị thế sẽ bị thanh lý bởi những keepers trong danh sách trắng; Nhưng vì vị thế được chuyển qua kCompound, một phần lợi nhuận kiếm được từ việc thanh lý sẽ được chia sẻ lại cho người dùng bị thanh lý. Nhóm đã thực hiện một cuộc khảo sát thú vị khi thiết kế sản phẩm kCompound: Các vị thế được biểu diễn dưới dạng NFT (token không thể thay thế) (cụ thể là ERC-721 NFT) cho phép dễ dàng chuyển qua lại giữa các địa chỉ cũng như khả năng kết hợp giữa các giao thức khác. Gần đây, dự án đã công bố ý định tiến tới với phiên bản mở rộng của sản phẩm kCompound. Dự án mở rộng tầm nhìn của kCompound, được gọi là Hiding Vaults (Mái vòm trú ẩn), cung cấp cho người dùng một cơ chế để tổng hợp các vị thế từ các giao thức cho vay khác nhau. Người vay sẽ có thể tổng hợp các vị thế từ các giao thức cho vay này (các giao thức được hỗ trợ bao gồm Aave và Cream Finance) vào một NFT Hiding Vault duy nhất. Giao thức dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm tiếp theo này vào đầu tháng 7.
Phân phối ROOK & Khoa học của nền kinh tế token
Token giao thức gốc - ROOK, hoạt động như một token quản trị và có lịch trình phát hành đang diễn ra hàng quý. 1,000,000 ROOK tokens đầu tiên đã được phát hành, các phân bổ được hiển thị bên dưới. Lưu ý, không có phân bổ nào có thời gian khóa bắt buộc.
Đầu tiên, phần phân bổ “Ecosystem Incentives (Khuyến khích hệ sinh thái)” (đề cập đến việc phân phối ROOK) chỉ dành cho các nhà cung cấp thanh khoản và những keepers của hệ sinh thái. Quý đầu tiên, bắt đầu vào tháng 11 năm 2020, đã phân phối 200,000 ROOK với 30% dành cho các nhà cung cấp thanh khoản và 70% dành cho keepers. Phân bổ đang diễn ra của ROOK hàng quý (đến từ token ROOK mới được phát hành, không liên quan đến việc phân bổ Genesis token (GENT)) được xác định bởi hai thông số, hệ số sụt giảm và tổng ROOK được phát ra trong quý trước. Sự sụt giảm hiện được đặt ở mức 70%, nghĩa là lượng phát thải của quý hiện tại sẽ bằng 70% tổng lượng phát thải ROOK của quý trước.
Việc này giúp giảm đi một loạt lượng phát thải và mang lại cho ROOK token một mức nguồn cung tự nhiên là 1,466,666. Quý thứ hai kết thúc vào cuối tháng 2 năm 2021, tạo ra 140,000 ROOK với 30% được phân bổ cho các nhà cung cấp thanh khoản và 70% được phân bổ cho các nhà giao dịch định tuyến giao dịch của họ thông qua Hiding Game.
Kho bạc KeeperDAO
Như các lưu ý trước, keepers có thể tự do sử dụng các Liquidity Pool của KeeperDAO để có cơ hội đoạt được MEV, miễn là các khoản tiền vay được trả lại. Người dùng DeFi giao dịch qua KeeperDAO nhận được một phần lợi nhuận thu được của keepers thông qua phần thưởng là ROOK.
Điều quan trọng, lợi nhuận cơ sở trong các trường hợp này được gửi đến kho bạc KeeperDAO. Điều này ngụ ý rằng kho bạc nên mở rộng quy mô lợi nhuận của keepers tham gia vào. Tính đến ngày 27 tháng 6, kho bạc có tổng cộng khoảng 60 triệu USD được tạo thành từ các thành phần dưới đây.
Việc kết hợp các tích hợp của Hiding Game khi MEV được nghiên cứu sâu hơn sẽ tạo ra một dàn chiến binh tiềm năng cho giao thức KeeperDAO. Xin nhắc lại, những người nắm giữ token ROOK sẽ cơ hội cao giữ vai trò quản lý kho bạc khi giao thức dần phân quyền.
Con đường tương lai của KeeperDAO
Hiding Game được mô tả ở trên tạo ra một môi trường có thể đoạt được MEV và trả lại hệ sinh thái KeeperDAO. Một trong những nhà hảo tâm của hệ thống này là chính những keepers, nhưng vẫn phải có một sự liên kết cơ sở tồn tại giữa những keepers. Hiding Game hiện có một keeper duy nhất, nhưng giao thức có kế hoạch tiếp tục mở rộng keepers. Vậy, điều gì ngăn những người này tham gia vào PGA để thu lợi nhuận từ việc đầu cơ? Câu hỏi này liên quan đến Coordination Game – điều vẫn chưa được thực hiện. Nói một cách đơn giản, mục tiêu của Coordination Game (từ góc độ keeper) là đảm bảo những người chọn tham gia có lợi hơn so với khi họ không tham gia.
KeeperDAO sẽ tạo một lịch trình thiết lập đề xuất lệnh trong đó keepers có thể giành được các cơ hội MEV. Lịch trình được xây dựng dựa trên số ROOK được bảo lãnh mà keepers đã đưa vào danh tính onchain của họ và được cập nhật sau 100 khối. Nếu các keepers xác định một keeper cụ thể nào đó đang cạnh tranh không theo thứ tự, thì họ có thể bỏ phiếu để loại keeper đó khỏi lịch trình. Hiệu suất của keepers được đo bằng lợi nhuận mà nó trả lại cho quỹ thanh khoản bên cạnh lượng phí tiêu hao trong quá trình đó và đây là một chỉ số quan trọng vì nó kiểm soát lượng ROOK được bảo lãnh giữa những keepers. Những người có thành tích kém thì một phần trái phiếu của họ được chuyển cho những người có thành tích xuất sắc. Có thể không nêu rõ lý do tại sao lượng phí gas của một keeper lại có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của họ. Về mặt lý thuyết, điều này khuyến khích keepers cạnh tranh với những keepers khác không thuộc hệ sinh thái KeeperDAO và cũng khuyến khích họ tham gia hệ thống KeeperDAO để tránh việc PGA. Khi giao thức ngày càng phát triển và triển khai Coordination Game, sẽ rất thú vị khi xem hoạt động giữa những keepers diễn ra như thế nào.
The Incentive Game (Trò chơi khích lệ) là trò chơi cuối cùng sẽ được KeeperDAO triển khai. Nói chung, trò này sẽ xoay quanh việc quản lý lợi nhuận của những người nắm giữ ROOK và việc phân phối ROOK. Như công bố gần đây, dự án đang tìm cách đạt được những mục tiêu này bằng cách hướng tới sự phân quyền lớn hơn trong những tuần tới. Là một phần của sự phân quyền này, chủ sở hữu ROOK nên chú trọng nhiều hơn vào các sản phẩm sắp ra mắt và kho bạc.
Lộ trình đã công bố là một sự khích lệ để khách hàng sử dụng Hiding Game. Các giao thức tích hợp Hiding Game sẽ đủ điều kiện nhận phần thưởng ROOK tương ứng với khối lượng đã đóng góp của họ. Điều này sẽ mở rộng tính khả dụng cho người dùng DeFi tham gia Hiding Game khi cho phép các giao thức có khả năng đa dạng hóa kho bạc của họ.
Lưu ý về Layer 2 & Proof of Stake (Bằng chứng cổ phần)
Cần quan tâm sự phát triển của MEV và mạng Ethereum. MEV đang phát triển nhanh chóng với cơ sở đo lường tích lũy đạt gần 589 triệu USD kể từ đầu năm 2021. Mạng Ethereum đang sử dụng Proof of Work (bằng chứng công việc) cho đấu trường MEV này . Những thực thể nào sẽ được hưởng lợi từ MEV khi triển khai zero-knowledge và optimistic rollups? Việc Ethereum chuyển sang Proof of Stake sẽ ảnh hưởng đến MEV như thế nào?
Cuối cùng, miễn là các vai trò đặc quyền mà các thợ đào trong mạng Proof of Work hiện đang nắm giữ tồn tại, thì MEV vẫn sẽ tồn tại. Rollup sequencers có thể sẽ đóng một vai trò lớn trong việc xác định thứ tự thực hiện các giao dịch, do đó MEV có thể chuyển từ miner sang sequencer. Khi Ethereum chuyển sang Proof of Stake, những validators (người xác nhận giao dịch) sẽ trở thành nhà sản xuất block, và như vậy, họ sẽ có vai trò đặc quyền trong việc đặt lệnh giao dịch. Khi MEV được nghiên cứu sâu hơn, các cơ hội MEV phức tạp hơn sẽ được tìm thấy. Khi các giải pháp mở rộng quy mô tiếp tục được triển khai và Ethereum thay đổi thuật toán đồng thuận, KeeperDAO sẽ tiếp tục định vị bản thân như một phần quan trọng trong hệ sinh thái DeFi bằng cách điều phối các trình thu nhận MEV và chia sẻ lợi nhuận thực tế của họ với keepers, người dùng và các giao thức DeFi khác.
Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.
Các giao thức trao đổi phi tập trung (DEX’s) đã cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng DeFi. Ví dụ: người dùng có thể truy cập ứng dụng Uniswap và chỉ cần vài cú nhấp chuột để hoán đổi một token ra bất kỳ một token nào khác trên Ethereum. Lúc này, người dùng kiên nhẫn chờ đợi hoàn thành giao dịch (hoặc liên tục làm mới Etherscan), nhưng những người dùng tò mò sẽ tự hỏi rằng điều gì đang thực sự xảy ra trong các tầng sâu hơn của blockchain lúc đó?
Một ứng dụng DeFi có thể hiển thị cho người dùng một thông báo gần như vô thưởng vô phạt, ví dụ: “Vui lòng đợi trong khi giao dịch của bạn được xác nhận…” nhưng trên thực tế, giao dịch đã đi vào nơi được gọi là “Khu rừng tối” (Dark Forest), nơi các thực thể tìm cách kiếm lợi nhuận bằng nhiều phương pháp khác nhau thông qua cách khai thác các giao dịch khi chúng đang chờ đợi để được đưa vào một block sắp tới.
Các thực thể nói trên thường là các bot (thường gọi là keepers), được định cấu hình để tìm lợi nhuận dựa trên các giao dịch được phát tới mạng. Do bản chất mở của các permissionless blockchain (blockchain không cần cấp phép), bất kỳ ai cũng có thể tự do đảm nhận vai trò keeper bằng cách phân tích cú pháp các giao dịch và hành động dựa trên phát hiện ra các cơ hội kiếm lợi nhuận. Ví dụ: chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch mang lại cho keepers lợi nhuận tiềm năng khi các giao dịch của họ được thực hiện theo yêu cầu. Sau đó blockspace (không gian khối) được bán đấu giá cho cả người dùng và keepers, đặt các giao dịch do người dùng tạo cùng nơi cạnh tranh với giao dịch của keepers. Điều này dẫn đến tắc nghẽn mạng và đẩy phí gas cao hơn khi các keepers tham gia các cuộc chiến đấu giá về blockspace (một ví dụ cụ thể về hiện tượng này là PGA - Cạnh tranh thanh toán giao dịch để nhận sự ưu tiên).
Nói chung, việc tìm lợi nhuận bằng cách quản lý các giao dịch theo thứ tự tạo nên một block được gọi là Miner Extractable Value - MEV (Giá trị (lợi nhuận) thợ đào kiếm được), mặc dù có nhiều người diễn đạt lại MEV là Giá trị trích ra tối đa (Maximum Extractable Value) (để tìm hiểu sâu hơn về MEV, hãy tham khảo Bài báo Messari gần đây). Giá trị được mô tả ở đây liên kết chặt chẽ với khả năng đặt và kiểm duyệt những giao dịch trong bất kỳ block nào, do đó việc mở rộng phạm vi gồm có: ví dụ: mạng lưới Proof of Stake (bằng chứng cổ phần) của các nhà sản xuất block. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về MEV, nhưng vẫn còn nghi vấn về việc xác định cách giành được MEV và phân phối trên tất cả các bên liên quan bao gồm người dùng mạng (có thể bao gồm các giao thức khác), keepers và thợ đào.
KeeperDAO đặt mục tiêu giải quyết khó khăn này, đưa ra quan điểm rằng MEV nên được chia sẻ lại với người dùng vì họ là nguồn gốc của MEV. Ở đây, chúng tôi tìm cách khám phá thêm các cơ chế mà giao thức đã sử dụng để đạt được mục tiêu của chúng.
Trận chiến đầy cạnh tranh giữa các Keepers
Các keepers trên mạng Ethereum thường hoạt động độc lập với nhau khi họ thực hiện các chiến lược chênh lệch giá và thanh lý. Đây là những giao dịch đầy lợi nhuận do đó tạo ra sự cạnh tranh giữa các keepers. Keepers có ít công cụ để đảm bảo những khoản lợi nhuận này, vì vậy họ chỉ cần tăng phí giao dịch trả cho thợ đào với hy vọng giao dịch của họ sẽ được chọn để đưa vào khối tiếp theo. Đương nhiên, khi liên tục đưa ra các giao dịch với mức phí cao hơn sẽ dẫn đến việc trả giá lẫn nhau giữa các keepers, điều này làm mất đi lợi nhuận tiềm năng.
Nhìn lại, chúng ta thấy kịch bản này đòi hỏi sự hợp tác giữa các keepers. Ví dụ minh họa, hãy tưởng tượng một mạng đơn giản chỉ bao gồm hai keepers. Nếu họ đồng ý phối hợp bằng cách không tham gia cuộc chiến đấu thầu, thì mỗi người sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên mỗi cơ hội so với kịch bản mà họ cạnh tranh với nhau. Lý tưởng nhất là các thỏa thuận “không cạnh tranh” này được quản lý on-chain (theo chuỗi) và cũng sẽ không giới thiệu bất kỳ bên tập trung nào làm bên thực thi các thoả thuận. Tầm nhìn của KeeperDAO là cung cấp chính xác điều này: Duy trì các thỏa thuận không cạnh tranh giữa các bên và cho phép các bên có trách nhiệm giải trình cho nhau.
Giao thức KeeperDAO chính thức ra mắt trên Ethereum vào tháng 7 năm 2020. Vào thời điểm đó, giao thức tập trung xung quanh Liquidity Pool (bể thanh khoản) ETH, cung cấp vốn trả trước cho keeper để đoạt được MEV. Từ đó, họ đã khai triển hàng loạt các Liquidity Pool và cũng đã giới thiệu token giao thức gốc: ROOK. KeeperDAO cũng có tầm nhìn về việc tận dụng tích hợp và phát triển giao thức thông qua việc tăng cường sử dụng Hiding Game (Trò chơi ẩn nấp) và (cuối cùng) Coordination Game (Trò chơi điều phối). Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách tìm hiểu Hiding Game là gì và cách họ tận dụng keepers của KeeperDAO.
The Hiding Game - Trò chơi ẩn nấp
Hiding Game là một phần quan trọng của hệ thống KeeperDAO. Ở cấp độ cao, trò chơi được thiết kế để cho phép người dùng định tuyến tính thanh khoản thông qua các hợp đồng KeeperDAO chuyên biệt - chỉ cho phép tương tác với keepers trong danh sách cho phép hay còn gọi là danh sách trắng. Giao thức tạo kênh các giao dịch Hiding Game thông qua một mempool (Memory Pool - Bể chứa bộ nhớ) ảo ngoài chuỗi, được gọi là Hiding Book (Sổ ẩn), nơi những keepers trong danh sách trắng có thể thực hiện các lệnh đã đặt. Lưu ý, API (Application Programming Interface - Giao diện lập trình ứng dụng) của Hiding Book là mở, bất kỳ bên nào quan tâm đều có thể truy cập và sử dụng. Nhưng, quan trọng là KeeperDAO giữ danh sách trắng của keepers, họ yêu cầu xác thực để ngăn những keepers không có trong danh sách trắng tham gia.
Cùng xem xét một giao dịch định tuyến thông qua Hiding Game của KeeperDAO. Khi người dùng đặt lệnh chờ qua KeeperDAO, những keepers trong danh sách trắng sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ việc giao dịch chênh lệch giá (đầu cơ). Giả sử keepers tìm thấy cơ hội để thực hiện lệnh, mọi lợi nhuận sẽ được chia sẻ lại cho người dùng dưới dạng ROOK – token giao thức gốc. Thay vì chịu lỗ hoàn toàn do bị chặn trước hoặc bị xen vào bởi các bot giao dịch chênh lệch giá, các nhà giao dịch định tuyến các lệnh của họ thông qua Hiding Game sẽ được nhận thưởng từ lợi nhuận chênh lệch giá là ROOK token.
Dân gian có câu, không có bữa trưa nào là miễn phí; nên dĩ nhiên, giao dịch chênh lệch giá đòi hỏi vốn. Thực tế này bắt nguồn từ một thành phần quan trọng khác của hệ thống KeeperDAO, đó là các nhà cung cấp thanh khoản. Ví dụ: giao dịch chênh lệch giá trên sàn cross-DEX (sàn giao dịch chéo phi tập trung) có thể yêu cầu một lượng lớn vốn trả trước (ví dụ: một stablecoin như USDC) và tất nhiên để thực hiện các giao dịch sẽ cần ETH để làm phí. KeeperDAO hiện có các Liquidity Pool cho ETH, wETH, renBTC, USDC và DAI. Chúng hoạt động như các quỹ cho vay nhanh mà keepers có thể sử dụng để hỗ trợ cho việc giành lấy MEV. Keepers được thanh toán bằng token ROOK, tương ứng với số lợi nhuận trả lại cho giao thức. Các nhà cung cấp thanh khoản nhận kTokens (ví dụ: kUSDC) để đổi lại tiền nạp của họ, kTokens đại diện cho cổ phần riêng của họ trong quỹ vốn cơ sở. Khoản thanh toán cho nhà cung cấp thanh khoản tương tự như keepers, họ nhận được ROOK tương ứng với cổ phần của họ trong quỹ thanh khoản cơ sở.
Chu kỳ phát thưởng token ROOK gần đây nhất bắt đầu vào đầu tháng 5, với 20% được phân bổ cho Liquidity Pool, 30% cho Hiding Game và 50% cho một tính năng mới gọi là kCompound (xem chi tiết hơn về điều này bên dưới). Phần trăm phân bổ chính xác có thể thay đổi, nằm trong tầm kiểm soát của những người nắm giữ ROOK khi giao thức dần dần phân quyền.
Giai đoạn hai của Hiding Game, được gọi là kCompound, đã được dự án công bố vào tháng Tư. Người dùng đã mở các khoản vay trên các nền tảng như Compound hoặc Aave có thể đã cảm nhận nỗi đau của việc thanh lý mang lại, kCompound là một giải pháp mà KeeperDAO đã phát triển trong nỗ lực xoa dịu bớt nỗi đau do các khoản thanh lý tạo ra. Người dùng sẽ hưởng lợi khi được người bảo lãnh phát hành của KeeperDAO (người có khả năng tận dụng quỹ thanh khoản của các giao thức để đạt được các mục tiêu) giám sát và duy trì trạng thái cho vay của họ (trong một khoảng thời gian nhất định). Giao thức KeeperDAO đã triển khai kCompound như một vỏ bọc cho giao thức Compound. Như đề cập ở trên, KeeperDAO đã phát triển một bảo lãnh khoản vay chuyên biệt (được gọi là JITU, hay Just-In-Time Underwriter (Bảo lãnh phát hành đúng lúc)) để giám sát các vị thế cho vay kCompound. JITU bổ sung tài sản thế chấp (có thể được lấy từ các Liquidity Pools của KeeperDAO) vào các khoản vay khi chúng có nguy cơ bị thanh lý.
Nguồn: KeeperDAO Medium
Dịch vụ này giúp giảm bớt nhu cầu thanh khoản ngắn hạn của người dùng cho đến khi họ có thể củng cố vị thế của mình bằng tài sản thế chấp bổ sung. Nếu người dùng không thể cung cấp tài sản thế chấp cần thiết, thì vị thế sẽ bị thanh lý bởi những keepers trong danh sách trắng; Nhưng vì vị thế được chuyển qua kCompound, một phần lợi nhuận kiếm được từ việc thanh lý sẽ được chia sẻ lại cho người dùng bị thanh lý. Nhóm đã thực hiện một cuộc khảo sát thú vị khi thiết kế sản phẩm kCompound: Các vị thế được biểu diễn dưới dạng NFT (token không thể thay thế) (cụ thể là ERC-721 NFT) cho phép dễ dàng chuyển qua lại giữa các địa chỉ cũng như khả năng kết hợp giữa các giao thức khác. Gần đây, dự án đã công bố ý định tiến tới với phiên bản mở rộng của sản phẩm kCompound. Dự án mở rộng tầm nhìn của kCompound, được gọi là Hiding Vaults (Mái vòm trú ẩn), cung cấp cho người dùng một cơ chế để tổng hợp các vị thế từ các giao thức cho vay khác nhau. Người vay sẽ có thể tổng hợp các vị thế từ các giao thức cho vay này (các giao thức được hỗ trợ bao gồm Aave và Cream Finance) vào một NFT Hiding Vault duy nhất. Giao thức dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm tiếp theo này vào đầu tháng 7.
Phân phối ROOK & Khoa học của nền kinh tế token
Token giao thức gốc - ROOK, hoạt động như một token quản trị và có lịch trình phát hành đang diễn ra hàng quý. 1,000,000 ROOK tokens đầu tiên đã được phát hành, các phân bổ được hiển thị bên dưới. Lưu ý, không có phân bổ nào có thời gian khóa bắt buộc.
Đầu tiên, phần phân bổ “Ecosystem Incentives (Khuyến khích hệ sinh thái)” (đề cập đến việc phân phối ROOK) chỉ dành cho các nhà cung cấp thanh khoản và những keepers của hệ sinh thái. Quý đầu tiên, bắt đầu vào tháng 11 năm 2020, đã phân phối 200,000 ROOK với 30% dành cho các nhà cung cấp thanh khoản và 70% dành cho keepers. Phân bổ đang diễn ra của ROOK hàng quý (đến từ token ROOK mới được phát hành, không liên quan đến việc phân bổ Genesis token (GENT)) được xác định bởi hai thông số, hệ số sụt giảm và tổng ROOK được phát ra trong quý trước. Sự sụt giảm hiện được đặt ở mức 70%, nghĩa là lượng phát thải của quý hiện tại sẽ bằng 70% tổng lượng phát thải ROOK của quý trước.
Việc này giúp giảm đi một loạt lượng phát thải và mang lại cho ROOK token một mức nguồn cung tự nhiên là 1,466,666. Quý thứ hai kết thúc vào cuối tháng 2 năm 2021, tạo ra 140,000 ROOK với 30% được phân bổ cho các nhà cung cấp thanh khoản và 70% được phân bổ cho các nhà giao dịch định tuyến giao dịch của họ thông qua Hiding Game.
Kho bạc KeeperDAO
Như các lưu ý trước, keepers có thể tự do sử dụng các Liquidity Pool của KeeperDAO để có cơ hội đoạt được MEV, miễn là các khoản tiền vay được trả lại. Người dùng DeFi giao dịch qua KeeperDAO nhận được một phần lợi nhuận thu được của keepers thông qua phần thưởng là ROOK.
Điều quan trọng, lợi nhuận cơ sở trong các trường hợp này được gửi đến kho bạc KeeperDAO. Điều này ngụ ý rằng kho bạc nên mở rộng quy mô lợi nhuận của keepers tham gia vào. Tính đến ngày 27 tháng 6, kho bạc có tổng cộng khoảng 60 triệu USD được tạo thành từ các thành phần dưới đây.
Việc kết hợp các tích hợp của Hiding Game khi MEV được nghiên cứu sâu hơn sẽ tạo ra một dàn chiến binh tiềm năng cho giao thức KeeperDAO. Xin nhắc lại, những người nắm giữ token ROOK sẽ cơ hội cao giữ vai trò quản lý kho bạc khi giao thức dần phân quyền.
Con đường tương lai của KeeperDAO
Hiding Game được mô tả ở trên tạo ra một môi trường có thể đoạt được MEV và trả lại hệ sinh thái KeeperDAO. Một trong những nhà hảo tâm của hệ thống này là chính những keepers, nhưng vẫn phải có một sự liên kết cơ sở tồn tại giữa những keepers. Hiding Game hiện có một keeper duy nhất, nhưng giao thức có kế hoạch tiếp tục mở rộng keepers. Vậy, điều gì ngăn những người này tham gia vào PGA để thu lợi nhuận từ việc đầu cơ? Câu hỏi này liên quan đến Coordination Game – điều vẫn chưa được thực hiện. Nói một cách đơn giản, mục tiêu của Coordination Game (từ góc độ keeper) là đảm bảo những người chọn tham gia có lợi hơn so với khi họ không tham gia.
KeeperDAO sẽ tạo một lịch trình thiết lập đề xuất lệnh trong đó keepers có thể giành được các cơ hội MEV. Lịch trình được xây dựng dựa trên số ROOK được bảo lãnh mà keepers đã đưa vào danh tính onchain của họ và được cập nhật sau 100 khối. Nếu các keepers xác định một keeper cụ thể nào đó đang cạnh tranh không theo thứ tự, thì họ có thể bỏ phiếu để loại keeper đó khỏi lịch trình. Hiệu suất của keepers được đo bằng lợi nhuận mà nó trả lại cho quỹ thanh khoản bên cạnh lượng phí tiêu hao trong quá trình đó và đây là một chỉ số quan trọng vì nó kiểm soát lượng ROOK được bảo lãnh giữa những keepers. Những người có thành tích kém thì một phần trái phiếu của họ được chuyển cho những người có thành tích xuất sắc. Có thể không nêu rõ lý do tại sao lượng phí gas của một keeper lại có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của họ. Về mặt lý thuyết, điều này khuyến khích keepers cạnh tranh với những keepers khác không thuộc hệ sinh thái KeeperDAO và cũng khuyến khích họ tham gia hệ thống KeeperDAO để tránh việc PGA. Khi giao thức ngày càng phát triển và triển khai Coordination Game, sẽ rất thú vị khi xem hoạt động giữa những keepers diễn ra như thế nào.
The Incentive Game (Trò chơi khích lệ) là trò chơi cuối cùng sẽ được KeeperDAO triển khai. Nói chung, trò này sẽ xoay quanh việc quản lý lợi nhuận của những người nắm giữ ROOK và việc phân phối ROOK. Như công bố gần đây, dự án đang tìm cách đạt được những mục tiêu này bằng cách hướng tới sự phân quyền lớn hơn trong những tuần tới. Là một phần của sự phân quyền này, chủ sở hữu ROOK nên chú trọng nhiều hơn vào các sản phẩm sắp ra mắt và kho bạc.
Lộ trình đã công bố là một sự khích lệ để khách hàng sử dụng Hiding Game. Các giao thức tích hợp Hiding Game sẽ đủ điều kiện nhận phần thưởng ROOK tương ứng với khối lượng đã đóng góp của họ. Điều này sẽ mở rộng tính khả dụng cho người dùng DeFi tham gia Hiding Game khi cho phép các giao thức có khả năng đa dạng hóa kho bạc của họ.
Lưu ý về Layer 2 & Proof of Stake (Bằng chứng cổ phần)
Cần quan tâm sự phát triển của MEV và mạng Ethereum. MEV đang phát triển nhanh chóng với cơ sở đo lường tích lũy đạt gần 589 triệu USD kể từ đầu năm 2021. Mạng Ethereum đang sử dụng Proof of Work (bằng chứng công việc) cho đấu trường MEV này . Những thực thể nào sẽ được hưởng lợi từ MEV khi triển khai zero-knowledge và optimistic rollups? Việc Ethereum chuyển sang Proof of Stake sẽ ảnh hưởng đến MEV như thế nào?
Cuối cùng, miễn là các vai trò đặc quyền mà các thợ đào trong mạng Proof of Work hiện đang nắm giữ tồn tại, thì MEV vẫn sẽ tồn tại. Rollup sequencers có thể sẽ đóng một vai trò lớn trong việc xác định thứ tự thực hiện các giao dịch, do đó MEV có thể chuyển từ miner sang sequencer. Khi Ethereum chuyển sang Proof of Stake, những validators (người xác nhận giao dịch) sẽ trở thành nhà sản xuất block, và như vậy, họ sẽ có vai trò đặc quyền trong việc đặt lệnh giao dịch. Khi MEV được nghiên cứu sâu hơn, các cơ hội MEV phức tạp hơn sẽ được tìm thấy. Khi các giải pháp mở rộng quy mô tiếp tục được triển khai và Ethereum thay đổi thuật toán đồng thuận, KeeperDAO sẽ tiếp tục định vị bản thân như một phần quan trọng trong hệ sinh thái DeFi bằng cách điều phối các trình thu nhận MEV và chia sẻ lợi nhuận thực tế của họ với keepers, người dùng và các giao thức DeFi khác.
Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.
Đính kèm
- 888.6 KB Xem: 3