Không có lý do gì để nghĩ rằng tiền điện tử chưa chạm đáy, theo CEO FTX

Q
qnzz01
Bình luận: 0Lượt xem: 152
Q

qnzz01

Thành viên
  • Q

    qnzz01

Mặc dù không đưa ra lời đảm bảo nào, nhưng tỷ phú trẻ tuổi Sam-Bankman Fried tin rằng thời kỳ tồi tệ nhất trong đợt sụp đổ tiền điện tử có thể đã qua. CEO FTX Sam-Bankman Fried (SBF) gần đây đã nói chuyện với CEO Raoul Pal của Global Macro Investor về tình trạng của nền kinh tế vĩ mô và sự liên quan với tiền kỹ thuật số. Anh gợi ý rằng có nhiều khả năng thị trường crypto đã chạm đáy và tình trạng “xả” đòn bẩy sắp kết thúc.

FTX


Sam-Bankman Fried – CEO sàn giao dịch FTX

Bối cảnh vĩ mô
Trong cuộc phỏng vấn vào thứ 6, SBF nhấn mạnh tình hình suy thoái trên thị trường tiền điện tử không xảy ra một cách riêng lẻ.

“Những điều rất giống nhau đang xảy ra trên khắp hệ sinh thái”, anh nói và lưu ý rằng lợi nhuận giảm trên tất cả các thị trường trong năm qua.



Theo quan điểm của anh, suy thoái thị trường chéo là bài học xương máu cho Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sau khi cơ quan này tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến. Trên thực tế, anh tin rằng thị trường đã vượt quá mức giảm.

“Tại thời điểm này, tình hình hiện tại mà chúng ta thấy ở các thị trường vượt ngoài giới hạn những điều thông thường tương ứng với mức lãi suất 3%”.

Cam kết thắt chặt tiền tệ là cách Fed giải quyết lạm phát leo thang ở Hoa Kỳ. Chủ tịch Fed Jerome Powell và các ngân hàng trung ương khác không quan tâm nhiều đến việc giá tăng vọt vào năm ngoái, cho rằng đây là vấn đề “nhất thời” sẽ được giải quyết khi các chuỗi cung ứng tự phục hồi.

Chỉ số lạm phát hàng năm tại Hoa Kỳ ở mức 5 đã đánh dấu mức cao nhất trong 40 năm tại 8,6%, trong khi số liệu của tháng 6 được lên kế hoạch công bố vào tuần tới. Tháng trước, Powell tuyên bố sẽ không xem xét chính sách tiền tệ nới lỏng hơn trừ khi ông thấy “bằng chứng thuyết phục” rằng lạm phát đang giảm.

Từ góc độ thị trường, SBF nghĩ lạm phát chỉ là tấm bình phong đánh lạc hướng dư luận vì ảnh hưởng của điều này hoàn toàn ngược với hành động của ngân hàng trung ương.

“Ở một góc độ nào đó, chỉ là phân chia cổ phiếu bằng đô la Mỹ… toàn bộ sự việc là một màn trình diễn vụng về”.

Theo SPF, suy thoái kinh tế gần đây, trong đó mọi người đang “sản xuất ít hơn” là vấn đề nghiêm trọng nhất. Hoạt động như vậy ít tương quan với các thị trường tài chính hóa.

Vị trí của tiền điện tử
Nói riêng về tiền điện tử, tỷ phú tin rằng Bitcoin giảm dưới 30.000 đô la không phải do nguyên nhân nội sinh. Ngay cả vụ sụp đổ của Terra cũng có “tác động lây lan” hạn chế trên thị trường rộng lớn hơn, mặc dù có một số giả thuyết ngược lại.

Điều đó không có nghĩa là SBF đánh giá thấp tác động của hệ lụy lây lan đối với ngành. Các công ty của anh như FTX và Alameda đã cam kết sử dụng hàng trăm triệu đô la để cứu trợ các công ty tiền điện tử thất bại và ngăn chặn thiệt hại thêm nữa cho thị trường. Hôm thứ 4, anh tuyên bố anh vẫn còn hàng tỷ đô la nữa trên bàn.

Tuy nhiên, số tiền đó có lẽ không hoàn toàn cần thiết. “Tôi không thấy bất kỳ lý do cụ thể nào cho thấy giá chưa chạm đáy. Tôi nghĩ những gì cần dỡ bỏ đã được dỡ bỏ”.

Tuy nhiên, CEO cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn rằng có rất nhiều sàn giao dịch “cấp ba” hiện tại đang “bí mật vỡ nợ”. Anh cũng nhấn mạnh mối đe dọa hiện nay về việc các thợ đào buộc phải bán Bitcoin do doanh thu giảm dần. Ví dụ, Core Scientific bán hơn 7000 Bitcoin vào tháng 6, mặc dù chỉ sản xuất chưa đến 1000 trong cùng một khung thời gian.

Quan điểm của Raoul Pal
Chuyên gia vĩ mô Raoul Pal đồng ý với quan điểm của SBF về mối tương quan của crypto với phần còn lại của thị trường.

“Đây không phải là một sự kiện tiền điện tử – đây chỉ là một sự kiện thanh khoản”.

Theo Pal, việc Fed “phá hủy nhu cầu” đã làm thay đổi nỗi sợ hãi của thị trường từ lạm phát hướng tới “sụp đổ tăng trưởng”. Tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ đã giảm 1,4% trong quý 1 và chủ tịch Powell nhận ra suy thoái là một “khả năng”.

Theo đó, CEO coi tiến triển này là tăng giá đối với các tài sản có thời hạn dài hơn như tiền điện tử và công nghệ, trong khi cả hai đều đã “bị phá hủy” vào những tháng gần đây.
 
Bên trên