Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Nối tiếp chủ đề kinh tế học Keynes, bài viết cuối sẽ khái quát sự cốt lõi của học thuyết và chính sách kinh tế mà trường phái này theo đuổi.
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES:
- Học thuyết này hướng tới việc xóa bỏ lí thuyết cung cầu của Kinh tế học cổ điển, lí thuyết về điểm cân bằng. Keynes đã loại bỏ cung cầu lao động mà thay vào đó một giả định niềm tin nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán mới chính là động lực độc lập chi phối cách vận hành chu kì kinh tế. Đơn giản như vậy nhưng đã giải quyết hai nan đề của Kinh tế học cổ điển.
- Nguyên nhân của Đại suy thoái lúc này là sự sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường tương lai – một cơn cuồng loạn tập thể như những gì Gustave le Bon đã đề cập trong Tâm lí học đám đông. Các nhà đầu tư mất đi lòng tin sẽ hoảng loạn và chạy thật nhanh ra thuyền thoát hiểm khỏi con tàu đắm bằng việc bán tháo tất cả những cổ phiếu họ có. Nói ngắn gọn, chính sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đã dẫn đến Đại suy thoái. Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng cũng đến từ chính sự sụp đổ của các chỉ số S&P500, DJI.
Biểu đồ DJI vào năm 2008 khủng hoảng
- Tại sao thị trường chứng khoán sụp đổ? Bởi vì nhà đầu tư có cái nhìn ảm đảm về tình trạng máy móc, nhân công và nhà xưởng đang tạo ra lợi nhuận nhưng sẽ bị sụt giảm trong tương lai. Các doanh nghiệp không mua thêm máy móc, không mở rộng thêm sản xuất và các ngành công nghiệp sản xuất máy móc này sẽ không thể đạt doanh thu. Công nhân sẽ bị cắt giảm đi để tiết kiệm chi phí. Tầng lớp doanh nhân dẫn đầu sẽ lâm thế bế tắc khi thị hiếu thị trường bị giảm mà họ không thể tắt bớt máy sản xuất bởi thế là lãng phí với vốn đầu tư. Mặt khác, công nhân bị sa thải không có thu nhập để chi trả cho các mặt hàng tiêu dùng và các công nhân trong ngành tiêu dùng không sớm thì muộn cũng sẽ bị cắt giảm.
- Rõ ràng, nếu quan sát xã hội hiện tại chúng ta kết luận được điểm cân bằng như Pigou và các nhà Kinh tế học cổ điển quan niệm là không tồn tại. Keynes phát biểu rằng mọi tỉ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục cao và hoàn toàn tồn tại mãi bất chấp sự chờ đợi của người dân do các động lực thúc đẩy kinh tế không quay lại trạng thái cân bằng. Bất kể ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, chừng nào niềm tin của nhà đầu tư chưa trở lại thì các động lực kinh tế vẫn sẽ sa sút. - Cách lí luận mới mẻ này dựa trên một khái niệm có mối quan hệ lẫn nhau là tổng cung và tổng cầu. Nghe có vẻ giống với Marshall tuy nhiên, nó mang lại điểm khác biệt. Không nên đánh đồng hai khái niệm này như cái cách mà các chuyên gia rao giảng tổng cung tổng cầu đè lên lí thuyết cung cầu trên các tạp chí hay truyền thông.
- Tổng cung cho biết tổng giá tiền của hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ chi tiêu trong một thời gian.
- Tổng cầu cho biết cần bao nhiêu nhân công để có thể sản xuất số lượng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu trên.
CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA KEYNES:
- Phần lớn mọi người tin rằng “chính phủ nên thực hiện đúng chức năng của nó”. Điều này được thể hiện thông qua bài diễn văn của tổng thống Hertbert Hoover năm 1932 tại Quảng trường Madison.
Hertbert Hoover
- Trong tình thế cấp bách thế này, Chính phủ liên bang buộc phải chi thêm cho các khoản chi bất thường, nhưng trong nỗ lực nhằm giảm bớt các khoản chi đó, Chính quyền được dẫn dắt bởi Đảng cộng hòa đã thành công trong việc cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên của chính phủ.
- Ngược lại, Keynes tin chính phủ nên tiến hành cho vay thêm tiền hoặc tăng cường chi tiêu công để kích cầu kinh tế. Niềm tin nhà đầu tư bị sa sút thì cần một thực thể có đủ uy tín, đủ tiềm lực tài chính để có thể can thiệp bằng chính sách, tiền mặt nhằm thúc đẩy sản xuất, chi tiêu toàn dân.
- Theo kinh tế học cổ điển, việc chính phủ chi thêm 1$ sẽ giảm đi 1$ tiêu dùng tương đương từ việc các hộ gia đình sẽ bớt chi tiêu đi vì kích thước chiếc bánh là cố định. Tuy nhiên, theo Keynes, mỗi 1$ được chính phủ chi tiêu sẽ làm tăng quy mô của chiếc bánh và từ đó làm tăng lượng tiền dự trữ của chính phủ và các hộ gia đình. Khi lượng tiền dự trữ tăng, người dân sẽ lại chi tiêu tiêu dùng nhằm đáp ứng lại các nhu cầu đang bị bỏ trống. Khi khủng hoảng xảy ra, chính phủ phải thực hiện bơm thêm thanh khoản, nâng trần cho vay và thực hiện chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp để giúp họ thu hồi vốn. Đó chính là lý do mà nhiều nguyên thủ quốc gia duyệt chi chính sách thâm hụt ngân sách như Nicolas Sazkozy, Bộ trưởng bộ tài chính Anh Alistair Darling và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa kì Timothy Geithner
- Việc theo đuổi chính sách tài khóa kiểu Keynes trong những năm đầu của WWII dẫn đến sự lên ngôi của kinh tế Mỹ. Việc làm được khôi phục, GDP tăng trưởng và sản lượng sản xuất công nghiệp đạt ngưỡng dự kiến nếu không có Đại suy thoái. Đây cũng chính là điều mà Keynes đã dự đoán. NẾU TIỀN ĐẦU TƯ VÀO KHỐI DOANH NGHIỆP THẤP THÌ CHI TIÊU CHÍNH PHỦ PHẢI TĂNG LÊN ĐỦ BÙ LẠI.
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES:
- Học thuyết này hướng tới việc xóa bỏ lí thuyết cung cầu của Kinh tế học cổ điển, lí thuyết về điểm cân bằng. Keynes đã loại bỏ cung cầu lao động mà thay vào đó một giả định niềm tin nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán mới chính là động lực độc lập chi phối cách vận hành chu kì kinh tế. Đơn giản như vậy nhưng đã giải quyết hai nan đề của Kinh tế học cổ điển.
- Nguyên nhân của Đại suy thoái lúc này là sự sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường tương lai – một cơn cuồng loạn tập thể như những gì Gustave le Bon đã đề cập trong Tâm lí học đám đông. Các nhà đầu tư mất đi lòng tin sẽ hoảng loạn và chạy thật nhanh ra thuyền thoát hiểm khỏi con tàu đắm bằng việc bán tháo tất cả những cổ phiếu họ có. Nói ngắn gọn, chính sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đã dẫn đến Đại suy thoái. Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng cũng đến từ chính sự sụp đổ của các chỉ số S&P500, DJI.
Biểu đồ DJI vào năm 2008 khủng hoảng
- Rõ ràng, nếu quan sát xã hội hiện tại chúng ta kết luận được điểm cân bằng như Pigou và các nhà Kinh tế học cổ điển quan niệm là không tồn tại. Keynes phát biểu rằng mọi tỉ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục cao và hoàn toàn tồn tại mãi bất chấp sự chờ đợi của người dân do các động lực thúc đẩy kinh tế không quay lại trạng thái cân bằng. Bất kể ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, chừng nào niềm tin của nhà đầu tư chưa trở lại thì các động lực kinh tế vẫn sẽ sa sút. - Cách lí luận mới mẻ này dựa trên một khái niệm có mối quan hệ lẫn nhau là tổng cung và tổng cầu. Nghe có vẻ giống với Marshall tuy nhiên, nó mang lại điểm khác biệt. Không nên đánh đồng hai khái niệm này như cái cách mà các chuyên gia rao giảng tổng cung tổng cầu đè lên lí thuyết cung cầu trên các tạp chí hay truyền thông.
- Tổng cung cho biết tổng giá tiền của hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ chi tiêu trong một thời gian.
- Tổng cầu cho biết cần bao nhiêu nhân công để có thể sản xuất số lượng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu trên.
CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA KEYNES:
- Phần lớn mọi người tin rằng “chính phủ nên thực hiện đúng chức năng của nó”. Điều này được thể hiện thông qua bài diễn văn của tổng thống Hertbert Hoover năm 1932 tại Quảng trường Madison.
Hertbert Hoover
- Ngược lại, Keynes tin chính phủ nên tiến hành cho vay thêm tiền hoặc tăng cường chi tiêu công để kích cầu kinh tế. Niềm tin nhà đầu tư bị sa sút thì cần một thực thể có đủ uy tín, đủ tiềm lực tài chính để có thể can thiệp bằng chính sách, tiền mặt nhằm thúc đẩy sản xuất, chi tiêu toàn dân.
- Việc theo đuổi chính sách tài khóa kiểu Keynes trong những năm đầu của WWII dẫn đến sự lên ngôi của kinh tế Mỹ. Việc làm được khôi phục, GDP tăng trưởng và sản lượng sản xuất công nghiệp đạt ngưỡng dự kiến nếu không có Đại suy thoái. Đây cũng chính là điều mà Keynes đã dự đoán. NẾU TIỀN ĐẦU TƯ VÀO KHỐI DOANH NGHIỆP THẤP THÌ CHI TIÊU CHÍNH PHỦ PHẢI TĂNG LÊN ĐỦ BÙ LẠI.