Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Nhằm đưa kinh tế học trở nên gần gũi hơn, tôi sẽ giới thiệu đến mọi người Kinh tế học Keynes. Hy vọng những kiến thức này giúp ích mọi người trong việc giao dịch gặt hái lợi nhuận.
HOÀN CẢNH RA ĐỜI:
- Theo mô hình kinh tế cổ điển, mọi người luôn tin rằng sẽ có 1 thời điểm cầu sẽ cân bằng cung với tốc độ điều chỉnh nhanh chậm dựa trên ma sát kinh tế. Dù vậy, nếu ma sát này quá lớn thì giá cả mặt hàng và lương nhân công sẽ được điều chỉnh chậm chạp và tỉ lệ thất nghiệp tăng liên tục, dai dẳng.
- Vào những năm 1930, Hoa Kì đã chứng kiến sự kiện mang tính lịch sử là giai đoạn 6 năm liên tục tỉ lệ thất nghiệp trên 15%. Kinh tế học cổ điển gặp khó khăn khi giải thích sự kiện này. Nhu cầu cấp thiết phải có một lý thuyết mới, một mô hình mới để giải quyết vấn nạn thất nghiệp. Cuối cùng, Keynes đã phát triển thành công một hướng tiếp cận mới thay cho mô hình cung cầu cổ điển.
- Trong hơn 3 thập niên, lý thuyết của Keynes trở thành kim chỉ nam cho các thuyền trưởng lèo lái con tàu kinh tế. Dù còn nhiều tranh cãi về tính toàn diện của lý thuyết; tuy nhiên không thể phủ nhận rằng Keynes đã giải thích được Đại suy thoái và lần đầu đề ra phương pháp ngăn suy thoái. Một cuộc cải tổ tận gốc rễ của vấn đề kinh tế dẫn đén sự thay đổi ở cả hệ thống chính trị và ảnh hưởng đến bây giờ.
TƯ TƯỞNG MỚI MỞ LỐI THỜI ĐẠI:
- Tôi tin rằng chủ nghĩa tư bản, nếu được quản lí tốt, sẽ là phương thức giúp chúng ta đạt được các mục tiêu kinh tế kinh tế hiệu quả hơn bất kì phương thức nào khác. Tuy nhiên, trong nội tại của nó cũng tồn tại nhiều điều đáng chê trách – Đoạn phát biểu của Keynes cho thấy khát khao sửa sai những khiếm khuyết của nội tại chủ nghĩa tư bản nhằm đưa nhân loại thoát khỏi bóng ma suy thoái.
- Trước khi lý thuyết của Keynes ra đời, vai trò của nhà nước với kinh tế chỉ là số không. Nhà nước đơn giản chỉ đảm nhiệm vài lĩnh vực như quốc phòng và tư pháp. Cuốn Lí thuyết Tổng quát (The General Theory of Employment, Interest and Money) đã định nghĩa lại vai trò của nhà nước. Các chính phủ phương Tây lúc này phải gánh vác thêm trách nhiệm tạo thêm công ăn việc làm cho toàn dân và phải giữ tỉ lệ này ở mức cao.
- Phát súng này mở đầu cho thời kì kinh tế mới thoát khỏi kiểu tư duy cũ của Kinh tế cổ điển. Keynes là một học giả uyên thâm của Kinh tế cổ điển nên ông nhận thức được các điểm mạnh và yếu của nó. Cuộc Đại suy thoái diễn ra và gây ảnh hưởng đòi hỏi phải có luồng tư duy mới tương tự như cuộc suy thoái 2008 đã ảnh hướng lớn lao tới các nhà kinh tế.
- Keynes nhận ra cần rằng Lí thuyết Bàn tay vô Hình của Adam Smith cần được sửa đổi để phù hợp với thời đại. Trong thực tế, hiện tượng tỉ lệ thất nghiệp có thể giữ nguyên ở mức cao trong thời gian dài hoàn toàn không phù hợp với kết luận của lí thuyết kinh tế cổ điển.
HOÀN CẢNH RA ĐỜI:
- Theo mô hình kinh tế cổ điển, mọi người luôn tin rằng sẽ có 1 thời điểm cầu sẽ cân bằng cung với tốc độ điều chỉnh nhanh chậm dựa trên ma sát kinh tế. Dù vậy, nếu ma sát này quá lớn thì giá cả mặt hàng và lương nhân công sẽ được điều chỉnh chậm chạp và tỉ lệ thất nghiệp tăng liên tục, dai dẳng.
TƯ TƯỞNG MỚI MỞ LỐI THỜI ĐẠI:
- Tôi tin rằng chủ nghĩa tư bản, nếu được quản lí tốt, sẽ là phương thức giúp chúng ta đạt được các mục tiêu kinh tế kinh tế hiệu quả hơn bất kì phương thức nào khác. Tuy nhiên, trong nội tại của nó cũng tồn tại nhiều điều đáng chê trách – Đoạn phát biểu của Keynes cho thấy khát khao sửa sai những khiếm khuyết của nội tại chủ nghĩa tư bản nhằm đưa nhân loại thoát khỏi bóng ma suy thoái.
- Keynes nhận ra cần rằng Lí thuyết Bàn tay vô Hình của Adam Smith cần được sửa đổi để phù hợp với thời đại. Trong thực tế, hiện tượng tỉ lệ thất nghiệp có thể giữ nguyên ở mức cao trong thời gian dài hoàn toàn không phù hợp với kết luận của lí thuyết kinh tế cổ điển.