Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Ở bài viết trước, tôi đã giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh ra đời của kinh tế học Keynes. Bài viết hôm nay sẽ làm rõ hơn về cuộc chạy trốn của Keynes khỏi kinh tế học cổ điển.
THẤT NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SUY THOÁI:
- Chu kì kinh tế là một chủ đề gây tranh cãi và cũng là chủ đề quan trọng bậc nhất của Kinh tế học. Nhà kinh tế học Arthur Pigou trình bày 6 nguyên nhân khác nhau chi phối chu kì kinh tế trong cuốn “Sự biến động của ngành công nghiệp” (Industrial Fluctuations) bao gồm:
Arthur Cecil Pigou
- Theo học thuyết Keynes sự sụt giảm đáng kể của sự biến động trên là hệ quả trực tiếp của việc tăng cường VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC vào quá trình điều tiết thông qua “đạo luật việc làm” năm 1946. Đạo luật này khuyến khích chính phủ “thúc đẩy tối đa việc làm, sản xuất và sức mua”.
CUỘC TRỐN CHẠY KHỎI KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN:
-Thập niên 20 thế kỉ XX, Keynes vẫn đang là một học giả Kinh tế học cổ điển. Tuy nhiên, ông đã phát triển học thuyết mới để giải quyết Đại suy thoái. Ông tin rằng các chính sách mới sẽ giải quyết căn bệnh trầm kha kinh tế. Ông tiến hành diễn thuyết và viết sách về học thuyết của mình. Chương mở đầu của cuốn “Lí thuyết Tổng quát” như sau: "Các nhà kinh tế học cổ điển hiện nay cũng giống như các nhà toán học theo thuyết hình học Euclid phải sống trong thế giới phẳng Euclid. Họ phát hiện ra rằng các đường thẳng song song vẫn cắt nhau, và họ quở trách các đường thẳng đó không thực sự thẳng – cách lí giải duy nhất cho việc cắt nhau đang thực sự xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế không có lí giải nào khác, ngoại trừ việc vứt bỏ tiên đề về các đường thẳng song song và tập sống trong thế giới phi Euclid".
- Cuộc cách mạng học thuật này xoay quanh cách tư duy “Không nên kiểm soát kinh tế tư bản vì nó có khả năng tự sửa lỗi”.
- Các tư tưởng kinh tế học cổ điển như Arthur Pigou cam đoan cuộc Khủng hoảng chỉ xảy ra gói gọn trong 6 nguyên nhân: sai lầm từ lạc quan hay bi quan; biến động của thời tiết, dịch bệnh; năng suất thay đổi do những công nghệ mới; biến động tiền tệ; các cuộc cạnh tranh nội bộ công nghiệp và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng. Nhiều người phát triển lí thuyết trên và kết luận chung quy là qui luật thị trường. Tuy nhiên bất chấp bao nhiêu nguyên nhân được liệt kê, điều cuối cùng kinh tế học cổ điển khẳng định là kinh tế nhanh chóng phục hồi và mọi người dân lại có công ăn việc làm.
- Có hai lỗ hổng trong kết luận trên. Thứ nhất, nguyên nhân cú sốc Đại khủng hoảng quá mơ hồ; các bộ ngành, các học giả liên tục đổ lỗi và chỉ trích lẫn nhau nhằm thoát trách nhiệm. Thứ hai, bất kể biến động là gì và ra sao thì thực tế phũ phàng là hàng triệu công nhân mất việc trong những năm đầu khủng hoảng lý ra sẽ được phục hồi việc làm nhưng đáng buồn thay, việc làm ngày càng khan hiếm và chất lượng đời sống người dân ngày càng đi xuống tệ hại.
THẤT NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SUY THOÁI:
- Chu kì kinh tế là một chủ đề gây tranh cãi và cũng là chủ đề quan trọng bậc nhất của Kinh tế học. Nhà kinh tế học Arthur Pigou trình bày 6 nguyên nhân khác nhau chi phối chu kì kinh tế trong cuốn “Sự biến động của ngành công nghiệp” (Industrial Fluctuations) bao gồm:
- Sai lầm gây ra bởi tâm lí lạc quan hay bi quan.
- Biến động của ngành công nghiệp do các yếu tố như thời tiết, dịch bệnh.
- Năng suất thay đổi đột ngột do sự ra đời của những công nghệ mới.
- Biến động tiền tệ.
- Các cuộc tranh chấp nội bộ ngành công nghiệp.
- Sự thay đổi thị hiếu của người dân.
Arthur Cecil Pigou
- Theo học thuyết Keynes sự sụt giảm đáng kể của sự biến động trên là hệ quả trực tiếp của việc tăng cường VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC vào quá trình điều tiết thông qua “đạo luật việc làm” năm 1946. Đạo luật này khuyến khích chính phủ “thúc đẩy tối đa việc làm, sản xuất và sức mua”.
CUỘC TRỐN CHẠY KHỎI KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN:
-Thập niên 20 thế kỉ XX, Keynes vẫn đang là một học giả Kinh tế học cổ điển. Tuy nhiên, ông đã phát triển học thuyết mới để giải quyết Đại suy thoái. Ông tin rằng các chính sách mới sẽ giải quyết căn bệnh trầm kha kinh tế. Ông tiến hành diễn thuyết và viết sách về học thuyết của mình. Chương mở đầu của cuốn “Lí thuyết Tổng quát” như sau: "Các nhà kinh tế học cổ điển hiện nay cũng giống như các nhà toán học theo thuyết hình học Euclid phải sống trong thế giới phẳng Euclid. Họ phát hiện ra rằng các đường thẳng song song vẫn cắt nhau, và họ quở trách các đường thẳng đó không thực sự thẳng – cách lí giải duy nhất cho việc cắt nhau đang thực sự xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế không có lí giải nào khác, ngoại trừ việc vứt bỏ tiên đề về các đường thẳng song song và tập sống trong thế giới phi Euclid".
- Các tư tưởng kinh tế học cổ điển như Arthur Pigou cam đoan cuộc Khủng hoảng chỉ xảy ra gói gọn trong 6 nguyên nhân: sai lầm từ lạc quan hay bi quan; biến động của thời tiết, dịch bệnh; năng suất thay đổi do những công nghệ mới; biến động tiền tệ; các cuộc cạnh tranh nội bộ công nghiệp và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng. Nhiều người phát triển lí thuyết trên và kết luận chung quy là qui luật thị trường. Tuy nhiên bất chấp bao nhiêu nguyên nhân được liệt kê, điều cuối cùng kinh tế học cổ điển khẳng định là kinh tế nhanh chóng phục hồi và mọi người dân lại có công ăn việc làm.