Luật Bò- Gấu trong thị trường forex

H
hungnm
Bình luận: 0Lượt xem: 254
H

hungnm

Thành viên
  • H

    hungnm

Nhận ưu đãi dùng thử miễn phí VPS Forex:


Vùng bò, vùng gấu hay còn được các trader gọi bằng những cái tên khác nhau như vùng kháng cự - hỗ trợ, vùng cung - cầu, vùng cản. Để hiểu rõ hơn về vùng bò - gấu, cách xác định và entry như thế nào để chúng ta tối ưu hóa tỷ lệ winrate trong khi giao dịch thì hãy cùng mình tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Tổng quát chung về vùng bò - gấu
Đối với những người mới vào thị trường nếu họ chọn và học theo phương pháp giao dịch là Price Action thì việc xác định các mức cản, vùng hỗ trợ - kháng cự nó thật sự cần thiết và rất quan trọng. Có thể mọi người sẽ dễ bị nhầm lẫn là đây có phải mức kháng cự - hỗ trợ mạnh hay không? Ngoài ra thì từ ngữ để hình dung nó cũng mang tính học thuật khá nhiều, dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ. Người ta thường nói vui rằng, kẻ bừa 1 điểm trên biểu đồ thì mức hỗ trợ kháng cự cũng được xác định rồi. Chính vì nó khá chung chung như vậy cho nên việc chọn ra 1 cái tên dễ nhớ để xác định sẽ làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Nếu không gọi vùng hỗ trợ - kháng cự thì chúng ta có thể gọi là vùng cung - cầu, các mức cản hay vùng bò - gấu như trong bài viết này.






Như trong hình minh họa trên thì các bạn có thể thấy là việc xác định hỗ trợ - kháng cự dễ dàng hơn bao giờ hết, vì chỉ cần vẽ bừa 1 đường lên biểu đồ là nó sẽ đi qua đỉnh hoặc đáy rồi.
Trên thực tế thì biểu tượng bò và gấu là hình ảnh tượng trưng cho 2 phe là phe mua và phe bán trong bất cứ thị trường nào, kể cả forex, chứng khoán hay coin, ….Ngay cả những trader nước ngoài họ cũng ít khi gọi vùng này là vùng hỗ trợ hay kháng cự mà họ sẽ gọi nó là vùng Bullish hoặc Bearish.
Như các bạn đã biết thì bò sẽ dùng sừng tấn công lên => tượng trưng cho thị trường tăng. Gấu lấy tay táp xuống => tượng trưng cho thị trường giảm.

Cách xác định vùng bò - gấu
Bạn hãy tưởng tượng như sau: phe bò ở dưới đáy và luôn tìm cách đẩy giá lên cao nhất. Ngược lại, thì phe gấu ở đỉnh thị trường muốn đẩy giá xuống thấp nhất. Vì bò không thể đánh thắng mãi gấu và gấu cũng không thể chiếm thế thượng phong mãi được. Chính vì thế mà 2 phe luôn trong tình trạng tranh chấp để thể hiện lực bên mình mạnh hơn. Và để chuẩn bị cho cuộc chiến và muốn bên mình toàn thắng thì không thể thiếu 2 yếu tố chủ chốt đó là lực lượng và doanh trại.
Khi phe bò có lực lượng mạnh và doanh trại đủ vững chắc, nó sẽ đẩy giá lên mức cao nhất. Nhưng trong chặng đường đó không thể nào mà cứ bằng phẳng hay trải hoa hồng từ đầu đến cuối cho chúng lên cao tít được. Tham vọng của phe bò thế nào thì phe gấu thế ấy, muốn đẩy giá xuống sâu nhất để chứng tỏ lực lượng bên mình. Khi 2 bên lập các căn cứ chắc chắn để đánh đuổi phe còn lại thì vô tình sẽ gây ra các mức cản mà phe còn lại phải cần nhiều lực lượng hơn để có thể chiếm đóng được. Một trận chiến lớn sẽ được cấu tạo nên bởi những trận đánh nhỏ ở những khung thời gian nhỏ. Ví dụ như hình dưới đây:






Chiến lược giao dịch với vùng bò - gấu
Bản chất của vùng bò - gấu là dựa trên tâm lý sợ hãi và tham lam của các trader. Vì thế chúng ta có thể áp dụng 1 cách trực tiếp vào giao dịch được.
Sau khi xác định vùng bò - gấu như mình đã hướng dẫn ở trên thì bạn có thể vào lệnh dựa trên 1 vài tín hiệu như dùng thêm 1 vài chỉ báo kỹ thuật, ví dụ như: RSI, đường EMA, … hoặc xác định mô hình biểu đồ cũng như đọc nến, có 1 cái nhìn tổng quan giữa các khung thời gian khác nhau và tối ưu điểm vào lệnh của mình. Khi giá đã đi theo đúng hướng thì hãy dời SL về entry để bảo toàn vốn nhé!




Như trong ví dụ ở hình trên với cặp tiền AUDCAD tại khung thời gian H4. Chúng ta có thể thấy rằng: Sau khi phe Bò đẩy giá lên đến vùng cao nhất thì dường như lực lượng chúng đang yếu dần khi liên tục xuất hiện các râu nến dài cho thấy sự từ chối tăng tiếp. Lợi dụng điểm yếu này của phe bò đang yếu dần thì phe gấu lao vào với sự chuẩn bị kỹ càng về các doanh trại tác chiến cùng với lực lượng hùng mạnh nên đã dần dần đánh bại phe bò.
Bổ sung thêm yếu tố để phe Sell thắng thế đó là giá trước đó đã dao động trong kênh giá tăng 1 khoảng thời gian khá dài, hơn nữa giá cũng chạm đến vùng cản của khung D cho nên việc phe Sell chiếm lại thị trường cũng là điều dễ hiểu.
Về SL (Stop Loss) và TP (Take Profit) thì chúng ta hãy đặt SL trên chòm râu nến phía trên cùng, còn TP thì hãy đặt nó ở đáy gần nhất nhé. Việc đánh lệnh ở trên khung thời gian lớn như H4 sẽ dễ gây ra tâm lý muốn cắt lời, hoặc có 1 vài trường hợp thì giá sẽ bị đảo chiều do tác động của các tin tức mạnh nào đó. Chính vì thế, khi giá đã có lời được 1 đoạn bạn có thể chọn cách cắt 1 nửa khối lượng lệnh. Để số Lot còn lại rồi di SL đến điểm dương để chúng ta có thể gồng lời đến điểm TP như đã đặt trước đó nha!

Chúc các bạn giao dịch thành công =))
 
Xem nhiều nhất

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên