Nắm giữ stablecoin sinh lời nhiều hơn fiat vào năm 2022?

Q
qnzz01
Bình luận: 0Lượt xem: 142
Q

qnzz01

Thành viên
  • Q

    qnzz01

Stablecoin chủ yếu được giao dịch ở mức cao hơn một chút so với đô la Mỹ kể từ năm 2017, ngoại trừ USDT.

Công ty phân tích blockchain CryptoQuant đã phát hành báo cáo đánh giá dữ liệu liên quan đến stablecoin và độ bền vững của chốt giá. Kết quả cho thấy nắm giữ hầu hết các loại stablecoin hàng đầu hiện tại trong suốt năm 2022 có lợi hơn một chút so với nắm giữ đô la Mỹ thực tế.

Nắm giữ stablecoin có lợi hơn USD
Theo báo cáo, giá đóng trung bình hàng ngày đối với gần như tất cả các stablecoin hàng đầu đều trên 1 đô la, dựa vào dữ liệu giá đóng theo khối lượng tính từ năm 2017.

DAI – một stablecoin hoạt động trên Ethereum được hỗ trợ bởi nhiều tài sản – có giá đóng hàng ngày trung bình cao hơn 40 điểm cơ bản so với mức 1 đô la. Nó được chứng minh là giữ mức phí chênh lệch cao nhất trong số tất cả các stablecoin. Xếp sau đó là USDP và TUSD giao dịch ở mức phí chênh lệch lần lượt là 35 và 33 điểm cơ bản.

Đưa ra biểu đồ giá đóng lịch sử hàng ngày của các stablecoin, CEO CryptoQuant Ki Young Ju đã nhận xét về dữ liệu:


“Đối với các trader, BUSD có vẻ là lựa chọn nắm giữ tốt nhất trong thời gian dài vì giá đóng cao và ít sụt giảm hơn. Có nhiều cơ hội kinh doanh chênh lệch giá giữa USDC và USDT nếu bạn thấy những điểm khác biệt”.

stablecoin


Nguồn: Ki Young Ju

Mặt khác, một stablecoin giao dịch dưới chốt trong khá nhiều thời gian là USDT, stablecoin lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường. USDT cũng từng giao dịch với mức chiết khấu cao nhất được ghi nhận trong số các đối thủ cạnh tranh, lên đến 4%. Trong khi đó, USDC (đối thủ cạnh tranh hàng đầu) giữ kỷ lục tương đương với mức phí chênh lệch cao nhất ở mức 4%.

“Cần nhấn mạnh rằng hầu hết các lần lệch giá của USDT dưới 1 đô la xảy ra trong năm 2017-2019 và giá đóng hàng ngày ổn định hầu như ở mức 1 đô la Mỹ kể từ năm 2020”.

Stablecoin ổn định nhất?
Báo cáo cũng phân tích mô hình lệch giá của các loại stablecoin được chốt bằng đô la Mỹ theo thời gian. Cụ thể, nó đo lường “độ bền vững của chốt” – giá thị trường chênh lệch bao nhiêu so với mốc 1 đô la, có tính đến số lệnh quy đổi.

Kết quả cho thấy GUSD bền vững nhất trong tất cả các stablecoin. Hay nói cách khác, giá của nó ít gặp phải biến động giảm ngay cả trong môi trường tần suất quy đổi tăng cao.

Trong khi đó, USDT có độ bền vững thấp nhất trong tất cả các stablecoin. Điều đó có nghĩa là độ lệch giá so với chốt 1 đô la là cao ngay cả khi dòng quy đổi thấp.

Như báo cáo giải thích, stablecoin là một loại tiền điện tử được thiết kế để cố định giá với một tài sản cơ bản tương đối ổn định. Các tài sản này thường là tiền fiat nhưng cũng có thể bao gồm các loại hàng hóa như vàng và tài sản tài chính khác.

Hiện tại, stablecoin phổ biến nhất là USDT, USDC và BUSD được chốt tỷ lệ 1:1 với đô la Mỹ. Thông thường, những coin này duy trì tỷ giá cố định bằng cách sử dụng nguồn dự trữ được hỗ trợ đầy đủ và có tính thanh khoản cao. Theo đó, holder stablecoin có thể quy đổi token của họ bất cứ lúc nào.

TerraUSD (UST) hiện đã không còn tồn tại đã thử một mô hình khác. Cụ thể, token được hỗ trợ bởi LUNA – một loại tiền kỹ thuật số rất biến động. Tuy nhiên, mô hình này không bền vững khi gặp phải áp lực, dẫn đến hệ quả là cả hai coin đều sụp đổ về 0 vào tháng 5.

Trong số 3 stablecoin hàng đầu hiện tại, cả Circle và Paxos đều đã làm rõ trong các chứng thực gần đây rằng dự trữ USDC và BUSD của họ được hỗ trợ hoàn toàn bằng tiền mặt và tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Như vậy, chỉ còn lại Tether chưa công bố báo cáo quý 2 tương ứng.
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên