rexstyle
Thành viên
-
rexstyle
Nhà đầu tư ngoại sẽ bị đình chỉ sử dụng và hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán ra sao?
Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) hiện đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về việc đăng ký mã số giao dịch chứng khoán và nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong dự thảo này, có quy định rõ về các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không sẽ bị đình chỉ sử dụng và hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán.
Những trường hợp sẽ bị đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán tối đa 06 tháng
Cụ thể, theo dự thảo Thông tư, nhà đầu tư nước ngoài bị đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán tối đa 06 tháng trong các trường hợp sau:
Một là, khi phát hiện hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài có những thông tin sai lệch, không chính xác hoặc hồ sơ bỏ sót những nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ.
Hai là, nhà đầu tư nước ngoài báo cáo, cung cấp tài liệu không trung thực, không chính xác, không kịp thời theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; không thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin theo quy định pháp luật;
Ba là, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hành vi bị cấm gồm:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.
- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Các bài viết liên quan được đề xuất: sàn giao dịch trực tuyến
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
- Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
- Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
- Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này.
Bốn là, nhà đầu tư nước ngoài vi phạm quy định về quản lý ngoại hối theo pháp luật Việt Nam; không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Dự thảo, các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan không được cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài kể từ thời điểm nhà đầu tư nước ngoài bị đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán.
Sẽ bị hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Theo Dự thảo Thông tư, đối với việc hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp sau:
Một là, nhà đầu tư nước ngoài đang bị điều tra hoặc đã từng bị cơ quan quản lý có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài xử phạt về các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật chứng khoán, hành vi rửa tiền hoặc có các hành vi vi phạm và bị xử phạt hành chính, hình sự trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý ngoại hối, thuế mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính hoặc không thực hiện đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó;
Hai là, quá thời hạn đình chỉ giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này mà những thiếu sót dẫn đến việc đình chỉ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không được khắc phục.
Ba là, theo yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài: Trong trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài thông qua thành viên lưu ký gửi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam giấy đề nghị hủy mã số giao dịch chứng khoán theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này (bản cứng hoặc bản sao điện SWIFT của ngân hàng lưu ký toàn cầu có xác nhận của thành viên lưu ký), kèm theo bản sao văn bản ủy quyền cho thành viên lưu ký thực hiện việc hủy mã số giao dịch chứng khoán (nếu là thành viên lưu ký mới của nhà đầu tư).
Nhà đầu tư nước ngoài bị hủy mã số giao dịch chứng khoán do quá thời hạn đình chỉ giao dịch quy định mà những thiếu sót dẫn đến việc đình chỉ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không được khắc phục thì sẽ không được xem xét cấp lại mã số giao dịch chứng khoán trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm mã số giao dịch chứng khoán bị hủy bỏ.
Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) hiện đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về việc đăng ký mã số giao dịch chứng khoán và nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong dự thảo này, có quy định rõ về các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không sẽ bị đình chỉ sử dụng và hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán.
Những trường hợp sẽ bị đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán tối đa 06 tháng
Cụ thể, theo dự thảo Thông tư, nhà đầu tư nước ngoài bị đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán tối đa 06 tháng trong các trường hợp sau:
Một là, khi phát hiện hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài có những thông tin sai lệch, không chính xác hoặc hồ sơ bỏ sót những nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ.
Hai là, nhà đầu tư nước ngoài báo cáo, cung cấp tài liệu không trung thực, không chính xác, không kịp thời theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; không thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin theo quy định pháp luật;
Ba là, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hành vi bị cấm gồm:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.
- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Các bài viết liên quan được đề xuất: sàn giao dịch trực tuyến
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
- Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
- Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
- Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này.
Bốn là, nhà đầu tư nước ngoài vi phạm quy định về quản lý ngoại hối theo pháp luật Việt Nam; không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Dự thảo, các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan không được cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài kể từ thời điểm nhà đầu tư nước ngoài bị đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán.
Sẽ bị hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Theo Dự thảo Thông tư, đối với việc hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp sau:
Một là, nhà đầu tư nước ngoài đang bị điều tra hoặc đã từng bị cơ quan quản lý có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài xử phạt về các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật chứng khoán, hành vi rửa tiền hoặc có các hành vi vi phạm và bị xử phạt hành chính, hình sự trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý ngoại hối, thuế mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính hoặc không thực hiện đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó;
Hai là, quá thời hạn đình chỉ giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này mà những thiếu sót dẫn đến việc đình chỉ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không được khắc phục.
Ba là, theo yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài: Trong trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài thông qua thành viên lưu ký gửi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam giấy đề nghị hủy mã số giao dịch chứng khoán theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này (bản cứng hoặc bản sao điện SWIFT của ngân hàng lưu ký toàn cầu có xác nhận của thành viên lưu ký), kèm theo bản sao văn bản ủy quyền cho thành viên lưu ký thực hiện việc hủy mã số giao dịch chứng khoán (nếu là thành viên lưu ký mới của nhà đầu tư).
Nhà đầu tư nước ngoài bị hủy mã số giao dịch chứng khoán do quá thời hạn đình chỉ giao dịch quy định mà những thiếu sót dẫn đến việc đình chỉ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không được khắc phục thì sẽ không được xem xét cấp lại mã số giao dịch chứng khoán trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm mã số giao dịch chứng khoán bị hủy bỏ.