Những điều mà bạn chưa biết về Quy định, Stablecoin và CBDC

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 766
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Các gã khổng lồ trong lĩnh vực thanh toán và các doanh nghiệp thương mại điện tử đã sử dụng Stablecoin nhằm tạo ra một nền kinh tế tiền mã hóa tuần hoàn kiểu mới. Khi các công ty công nghệ và tổ chức thanh toán đang mở cửa cho phép các khoản thanh toán crypto, việc hiểu các khía cạnh pháp lý sẽ giúp chúng ta hình dung năm 2021 sẽ diễn ra như thế nào.

Bài viết này sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
  • Các cơ quan quản lý đã làm gì để ứng phó với Stablecoin?
  • Sự khác biệt giữa Stablecoin và CBDC là gì?
  • Tình trạng hiện tại của Stablecoin và CBDC đang như thế nào?
  • Chúng ta có thể mong đợi điều gì cho năm 2021?
Nói tóm lại, một số cơ quan quản lý tiền tệ đã quyết định phát triển Stablecoin của riêng họ. Đây là động thái cho thấy nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới tham gia vào lĩnh vực tiền tệ kỹ thuật số. Nhưng trước khi tiếp tục, hãy làm mới bộ nhớ của bạn qua định nghĩa sau.

CBDC là gì và tại sao nó luôn xuất hiện trong các cuộc thảo luận về Stablecoin?

CBDC - Central Bank Digital Currency (tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương) đại diện cho hình thức kỹ thuật số của một loại tiền định danh (fiat). Nó có thể là một bản ghi điện tử (electronic record) hoặc một token kỹ thuật số. CBDC được tập trung, phát hành và điều tiết bởi ngân hàng trung ương và/hoặc cơ quan chính phủ của một quốc gia.

Việc nắm rõ về CBDC có tầm quan trọng như thế nào?
Kể từ tháng 1 năm 2021, việc Hoa Kỳ phê duyệt Stablecoin đã mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng và hiệp hội tài chính phát hành thanh toán bằng Stablecoin và tiền mã hóa trên toàn quốc. Mặc dù có sự thúc đẩy tích cực như vậy đối với việc áp dụng Stablecoin và tiền mã hóa, nhưng điều này không có nghĩa Stablecoin sẽ là công cụ chính cho việc phát hành thanh toán. Các ngân hàng trung ương và hiệp hội đã chuẩn bị tung ra các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ (chẳng hạn như Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Trung ương Brazil, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa, v.v.). Cho đến nay, có 77 dự án CBDC đang hoạt động, vì vậy điều quan trọng là phải làm nổi bật vai trò của chúng đối với nền kinh tế tiền mã hóa. Liệu CBDC có tăng tốc quá trình thanh toán bằng Stablecoin không? hay cản trở? hay cả hai có thể tương tác với nhau?

Để có câu trả lời thỏa đáng, chúng ta cần tiếp tục đi sâu vào vấn đề?

Tăng trưởng bùng nổ và nhu cầu không đến nếu không có sự quan tâm của các cơ quan quản lý.
Đây không phải là điều ngạc nhiên khi ngành công nghiệp blockchain đang liên tục thách thức tình trạng hiện tại của tài chính truyền thống. Khi dòng tiền chảy vào một hệ sinh thái mới, các cơ quan quản lý gặp áp lực cực kỳ lớn trong việc tạo ra khuôn khổ pháp lý phù hợp để điều chỉnh các loại tài sản kỹ thuật số mới này. Việc áp dụng các chính sách lỗi thời đã gây khó khăn về lưu trữ tiền mã hóa và Stablecoin. Nhiều cơ quan quản lý đang cố gắng duy trì mức độ bảo mật và sự tuân thủ quy định, nhưng gặp khó khăn trong việc thích ứng với tốc độ gia tăng nhanh chóng của nhu cầu sử dụng tài sản kỹ thuật số.

Tất nhiên, điều này đã khiến một số cơ quan quản lý tiền tệ phải xem xét các biện pháp của riêng họ và phát triển một loại Stablecoin tương tự. Loại Stablecoin này sẽ thuộc thẩm quyền phát hành của chính phủ và các ngân hàng trung ương. Nhu cầu duy trì sự ổn định xung quanh tài sản kỹ thuật số đã thúc đẩy các quốc gia phát triển các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ và trì hoãn các dự án như DIEM của Facebook.

Để tiền mã hóa và Stablecoin trở thành xu hướng chủ đạo, điều kiện cần là các cơ quan quản lý phải chấp nhận tiền mã hóa như một loại tiền tệ chính thức trước khi chúng ta có thể xem nó là một giải pháp thay thế hợp pháp cho các khoản thanh toán điện tử. Tin tích cực là đã có một số bước tiến đáng chú ý và sự nới lỏng đối với tiền mã hóa và Stablecoin - điều bất khả thi trong vài năm trước.


Một bước tiến quan trọng đã xảy ra vào tháng 1 năm 2021, OCC đã thông báo rằng các ngân hàng và hiệp hội tiết kiệm liên bang có thể phát hành thanh toán bằng Stablecoin cho khách hàng. Ngoài ra, thư diễn giải (interpretive letter) đề cập rằng họ có thể tham gia vào một số mạng lưới blockchain nhất định (được gọi là mạng xác minh nút độc lập "INVN"). Nói tóm lại, các ngân hàng có thể tham gia với tư cách là các nút trên mạng lưới blockchain cũng như lưu trữ hoặc xác thực các khoản thanh toán bằng cách sử dụng Stablecoin và các loại tiền mã hóa khác.

Điều này có nghĩa là hơn 1100 ngân hàng và hiệp hội tài chính ở Hoa Kỳ trong danh mục của OCC sẽ được tùy chọn phát hành các khoản thanh toán dựa trên Stablecoin cho khách hàng. Ngoài ra còn có các chính sách và văn bản quy định đáng chú ý khác bao gồm:

  • Ngân hàng thanh toán quốc tế: Stablecoin và CBDC - Cải cách chính sách tiền tệ
  • Quốc hội Hoa Kỳ: Đạo luật STABLE nhằm điều chỉnh các Stablecoin được sử dụng cho mục đích thương mại.
  • Kho bạc HM: Văn kiện tư vấn và Quy định cho các loại Stablecoin cho thị trường vốn.
Liệu các tổ chức chính phủ có chấp nhận Stablecoin hay không?
Hầu hết các quốc gia vẫn chưa có nhiều thông tin về quy định và Stablecoin, chỉ có một ít nước đưa ra quan điểm về vấn đề này. Theo tuyên bố công khai bởi Kho bạc HM, quy định xung quanh Stablecoin sẽ là bước đầu tiên hướng tới việc áp dụng các khoản thanh toán dựa trên blockchain của Vương quốc Anh. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Stablecoin có thể đóng một vai trò đáng chú ý trong thị trường vốn. Có được sự ổn định, một loại tiền tệ dựa trên blockchain có thể là chìa khóa cho các giao dịch kinh doanh quy mô lớn. Ví dụ: trong các quy trình thỏa thuận, thanh toán bù trừ và xử lý hậu thương mại sau khi giao dịch hoàn tất trong thị trường vốn. Các quy trình này giải quyết hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, Kho bạc HM đã không tiếp tục thảo luận về vấn đề điều chỉnh tiền mã hóa.

Cho đến hiện nay, chính phủ và các cơ quan chức năng đã ít quan tâm hơn về chủ đề Stablecoin. Miễn là chúng được quy định (dù có thể không phải là các quy định rõ ràng), đây sẽ là phương án được ưu tiên lựa chọn để áp dụng. Điều này không có nghĩa là các loại tiền mã hóa khác sẽ không được xem xét. Thay vào đó sẽ là một sự chuyển đổi thực tế từ hệ thống thanh toán truyền thống sang một nền kinh tế tiền điện tử tuần hoàn kiểu mới.

Phi trung gian và Phi tập trung là điều được mọi người quan tâm, nhưng chúng không chỉ là trò đùa?
Điều quan trọng là phải có một suy nghĩ thực tế về việc ứng dụng blockchain, mà không ngay lập tức cho rằng phi trung gian là lựa chọn duy nhất. Chúng ta cần xem xét các bước phù hợp sẽ đạt được điều mong muốn trong dài hạn và tất cả các bên hiện tại sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi thích ứng với công nghệ mới.

Khi nói đến các cơ quan quản lý tập trung, nhu cầu về quy định từ các chính phủ (và thậm chí chính thị trường) xung quanh Stablecoin đã khiến nhiều quốc gia và ngân hàng trung ương xem xét tung ra các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ.

CBDC và Stablecoin - có thực sự khác biệt không?
Stablecoin được phát hành bởi các công ty tư nhân, không phải từ cơ quan quản lý tiền tệ.
Stablecoin phổ biến hiện nay đang được phát hành bởi các công ty tư nhân như Paxos và Tether. Mặc dù các tổ chức này có thể phải được kiểm toán thường xuyên và có giấy phép lưu trữ, nhưng chúng không phải là các tổ chức thuộc sở hữu của chính phủ (những người chịu trách nhiệm phát hành tiền tệ fiat). Điều này không phù hợp với các chính phủ và ngân hàng trung ương. Do đó, các chính phủ và ngân hàng trung ương đã bắt đầu thử nghiệm các CBDC.

Stablecoin và CBDC đều có giá được duy trì ổn định và được neo với một tài sản thực. Sự khác biệt duy nhất là CBDC được phát hành bởi các chính phủ và ngân hàng trung ương.

Hiện nay, CBDC và Stablecoin đang được vận hành như biểu đồ phía dưới.


Có một số câu hỏi đặt ra xung quanh việc Stablecoin và CBDC sẽ hoạt động song song trong một nền kinh tế kỹ thuật số như thế nào. Chỉ một loại thống trị hay cả 2 cùng tồn tại? Không phải chỉ vì một chính phủ muốn phát hành token kỹ thuật số thì các loại tiền kỹ thuật số khác đều không thể tồn tại? Chúng tôi giải thích điều này ở hình ảnh phía trên.

Stablecoin: Stablecoin chủ yếu được xây dựng trên cơ sở hạ tầng công cộng. Ví dụ các blockchain như Ethereum , Solana và Algorand. Chúng được phát hành bởi các công ty tư nhân ở cấp độ ứng dụng (ví dụ: Circle) trong cung cấp tính thanh khoản cho thị trường. Các thương nhân truyền thống và crypto có thể tích hợp các loại tiền tệ này để cho phép thanh toán dựa trên Stablecoin. Điều này cho phép khách hàng của họ (các tập đoàn và doanh nghiệp vừa và nhỏ) sử dụng Stablecoin cho các phương tiện trao đổi.

Ngoài ra, những người dùng cuối (end user) này cũng có thể cung cấp các dịch vụ hoặc ví dựa trên tiền điện tử để bán lẻ (cho một người dùng cuối khác). Điều này tạo ra một dòng trao đổi Stablecoin theo vòng tròn rất đơn giản giữa tất cả các bên.

Do đó, hoạt động bán lẻ rất đơn giản. Các công ty có thể cung cấp các dịch vụ sử dụng tiền mã hóa và người dùng bán lẻ cũng có thể mua từ bất kỳ công ty nào sử dụng một trong những dịch vụ đó. Các công ty dẫn đầu về lĩnh vực thanh toán như Visa hoặc PayPal hoặc thông qua các bên khác như Crypto.com hoặc BitPay.

CBDC: Một CBDC có thể được xây dựng trên cả cơ sở hạ tầng được cấp phép nhưng cũng có thể là cơ sở hạ tầng công cộng. Nó phụ thuộc vào từng loại CBDC.

Bán sỉ vs bán lẻ:
  • CBDC bán lẻ (Retail CBDC): một loại tiền kỹ thuật số do cơ quan quản lý tiền tệ trung ương phát hành cho tất cả mọi người và các công ty. Nó có sẵn cho công chúng.
  • CBDC bán sỉ (Wholesale CBDC): một loại tiền kỹ thuật số do cơ quan quản lý tiền tệ trung ương phát hành nhưng nó chỉ được sử dụng bởi các tổ chức được cấp phép.
Các tổ chức tài chính này giữ tiền gửi dự trữ ở một ngân hàng trung ương. CBDC bán sỉ đôi khi còn được gọi là CBDC liên ngân hàng, vì chúng chỉ được sử dụng như một hình thức thanh toán cho chuyển khoản liên ngân hàng. Nói cách khác, chỉ hoạt động và trao đổi giữa các ngân hàng với nhau.

Vì vậy, CBDC bán sỉ đang sử dụng các cơ sở hạ tầng được cấp phép như R3's Corda (Enterprise), Quorum hoặc Hyperledger Fabric. Những loại CBDC này chỉ được tích hợp bởi các tổ chức tài chính lớn như JPMorgan, HSBC và Societe Generale cho các giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng.

Như bạn có thể thấy, CBDC bán sỉ không ngăn cản Stablecoin (hoặc CBDC bán lẻ) tồn tại. Điều này là do chuyển khoản liên ngân hàng chỉ diễn ra giữa các ngân hàng và hoàn toàn không được sử dụng để chuyển các hạn mức nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia, CBDC bán sỉ dường như là một lựa chọn ưu tiên cho đến khi những phát kiến tiếp theo được coi là thành công. Nhiều CBDC hiện đang trong giai đoạn phát triển, thử nghiệm hoặc thậm chí chỉ mới nghiên cứu bước đầu. Việc CBDC bán lẻ có thể hoạt động như một loại tiền tệ chính thức sẽ mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, có một số hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng như DCEP ở Trung Quốc và E-krona ở Thụy Điển.

Dù vẫn còn rào cản pháp lý, nhưng từ góc độ người tiêu dùng, Stablecoin dễ sử dụng hơn cho các tập đoàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và buôn bán lẻ. Với nhu cầu Stablecoin ngày càng tăng, các CBDC gặp phải áp lực cần phải hành động nhanh hơn để kịp phát triển.

Liệu CBDC có cạnh tranh với Stablecoin?
Thay vì coi CBDC như một thứ kìm hãm Stablecoin, tại sao không xem đây là sự cạnh tranh lành mạnh? Rốt cuộc, các dự án CBDC đã được bắt đầu do sự gia tăng về số lượng và doanh thu của các Stablecoin.

Cho đến nay, hiện có 77 dự án CBDC đang cạnh tranh với các nhà cung cấp Stablecoin. Chúng đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm hoặc sắp sản xuất để tung ra thị trường. Điều này không bao gồm một số dự án CBDC đã bị hủy bỏ. Các ngân hàng trung ương như Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, Ngân hàng Dự trữ New Zealand và Ngân hàng Trung ương Tunisia đều đã chấm dứt các dự án CBDC của họ cho đến khi có thông báo mới nhất.


Trên đây là ví dụ về bốn dự án CBDC lớn có thể có tác động đáng kể đến tình trạng hiện nay giữa Stablecoin và CBDC. Dù Sand Dollar của Ngân hàng Trung ương Bahamas đã được phát triển đầy đủ, nhưng số liệu thống kê về mức tăng trưởng sử dụng vẫn chưa rõ ràng. Trong khi DCEP của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa dường như hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối với công chúng. Trong khi đó vào tháng 5 năm 2021, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tăng cường nỗ lực nghiên cứu phối hợp với MIT để theo đuổi dự án tiền tệ kỹ thuật số dollar của mình - Dự án Hamilton.

Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2021 đối với Stablecoin?
Như chúng ta đã chứng kiến trong vài tuần qua, thị trường tiền mã hóa chịu rất nhiều biến động. Các doanh nghiệp blockchain và tài sản kỹ thuật số vẫn đang đi tìm giá trị của mình, nhưng vẫn tiếp tục đà phát triển. Một số người cho rằng hệ sinh thái tài chính hầu như sẽ không thay đổi, nhưng điều này không hề đơn giản như vậy. Đã có quá nhiều bước tiến khi chúng ta xem xét các thể chế, quy định, sự gia tăng tổng thể về nhu cầu và khả năng tiếp cận các loại tiền mã hóa.
Tuy nhiên, điều thay đổi đến từ sự tham gia của các cơ quan quản lý và các tổ chức tài chính. Cho dù là Stablecoin hay CBDC, nó sẽ nhanh chóng trở thành một cuộc đua giữa các tập đoàn và các quốc gia.
Vẫn còn phải xem liệu nhiều dự án CBDC có chuyển sang giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và sẵn sàng tung ra thị trường hay không. Cho đến khi các loại tiền kỹ thuật số được nhiều chính phủ công nhận là tiền tệ hợp pháp, thì chúng ta mới có thể thấy rõ những tác động và thay đổi đáng kể đối với hệ thống tài chính truyền thống.
Chúng ta mong đợi sẽ thấy những điều sau trong năm 2021:
  • Tiếp tục đà tăng trưởng trong việc sử dụng Stablecoin và tiền mã hóa giữa các thương gia, doanh nghiệp và bán lẻ.
  • Các khuôn khổ pháp lý về Stablecoin và tiền mã hóa sẽ hoàn thiện hơn.
  • Các ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ bắt đầu phát hành nhiều khoản thanh toán được hỗ trợ bởi Stablecoin hơn.
  • Sự cạnh tranh gay gắt và sự phát triển của các CBDC sẽ khiến nhiều công ty quyết định thử nghiệm và một số ít dự án có thể được tung ra thị trường.
  • Các loại tiền mã hóa sẽ được công nhận là tiền tệ hợp pháp thông qua các quy định từ các cơ quan có thẩm quyền.
Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm Telegram: https://t.me/fxcecrypto
 

Đính kèm

Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
Last edited:
Bên trên