Những kiến thức cần biết trước khi giao dịch JPY

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 1,073
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

JPY là đồng tiền của Nhật Bản và cũng là đồng tiền châu Á được giao dịch rộng rãi nhất. Nhật Bản là nền kinh tế lớn sau Mỹ, Trung Quốc và khối EU; Nhật Bản với các chính sách tài chính đặc biệt đã khiến đồng JPY có những đặc tính riêng biệt mà các đồng tiền khác không có được.

Khái quát chung về Nhật Bản:
- Nhật bản là nước tập trung vào xuất khẩu hàng hóa nên Nhật cần đồng JPY luôn rẻ. Nhật tập trung nhiều vào xuất khẩu các mặt hàng điện tử và công nghiệp xe hơi. Các sản phẩm này chiếm 20% GDP của Nhật. Khác với Trung Quốc lấy nhân công làm trọng Nhật tập trung hơn vào công nghệ. Đặc thù là nước ít tài nguyên nên để đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn, Nhật cũng chính là quốc gia nhập khẩu tài nguyên, khoáng sản lớn. Tuy nhiên, cán cân thương mại của Nhật luôn nằm ở mức thặng dư tốt.

1588582769797.png

- Nhu cầu đồng JPY luôn cao hơn các đồng khác nhiều. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, China, Hàn, Taiwan, HongKong trong khi nhập khẩu nhiều nhất là từ China, Mỹ, Hàn, Úc và Taiwan.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản - BOJ:
- BOJ là một cơ quan "thực thi" các chính sách tiền tệ và các vấn đề hối đoái của Nhật Bản. BOJ không có quyền hành "hoạch định" chính sách như các ngân hàng trung ương khác mà việc hoạch định do Bộ Tài chính quyết định. Thực tế, năm 1998, chính phủ Nhật Bản đã thông qua điều luật cho phép BOJ được độc lập trong các quyết sách về tiền tệ, xong cho tới hiện tại thì điều này dường như vẫn chỉ nằm trên giấy. Bộ Tài chính Nhật Bản chính là cơ quan tối cao về các chính sách tài khóa, tiền tệ và tỷ giá hối đoái.

1588582676255.png

- Bộ tài chính thì trực thuộc chính phủ dưới sự điều hành của chính phủ Nhật mà đứng đầu là Thủ tướng. Các Thủ tướng Nhật luôn có các bài phát biểu tài chính đầy nghiệp vụ và có ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường. Ông Shinzo Abe phát biểu trực tiếp về tình hình tài chính luôn có sức nặng hơn tất cả các vị nguyên thủ khác. Ngay cả tổng thống Mỹ dù có lên án chính sách của FED thì vẫn không có khả năng can thiệp.

1588582716375.png

- Chính sách Abenomics với đặc điểm dùng hệ thống lãi suất tiêu cực nhằm duy trì đồng JPY giá rẻ hỗ trợ tối đa cho kinh tế xuất khẩu. BOJ sẵn sàng can thiệp để chống JPY tăng giá. Do áp lực phải gây nên đồng JPY nên Nhật Bản xuyên suốt các năm không đề cập đến tăng lãi suất và BOJ cũng chỉ dùng nghiệp vụ thị trường mở dưới sự chỉ đạo của Bộ tài chính.

Các đặc điểm của đồng JPY:
JPY đóng vai trò là tài sản dùng để đo lường mức độ rủi ro của thị trường:

- Thực tế, Nhật cũng như các quốc gia khác cũng gánh những khoản nợ công khổng lồ nhưng đặc biệt là nợ Nhật đến từ việc vay từ chính người dân. Chính vì vây, ta có kết luận Nhật Bản cũng là nước ít vay nợ nước ngoài nhất và còn thường xuyên xuất khẩu nợ sang các nước khác thông qua các khoản vay hỗ trợ. Đặc thù vay từ người dân nên mức tín nhiệm tài chính của Nhật cũng cao vì họ là một chính phủ có khả năng in tiền độc lập nên sẽ in tiền trả nợ người dân nếu cần thiết. Các nước khác thì do vay nợ bằng đồng tiền khác đồng tiền lưu hành nên mất đi khả năng thanh toán độc đáo này.
- Do hạng mức tín nhiệm cao và khả năng thanh toán nợ độc đáo nên JPY là kênh trú ẩn an toàn khi có các biến động co giãn thị trường. Trong thời kỳ kinh tế phát triển JPY giảm sức mua dẫn đến các cặp tiền có JPY phía sau tăng giá chung với cổ phiếu.

1588580878699.png


1588581105387.png

JPY là loại tài sản được dùng để nắm giữ nhằm tìm lợi nhuận từ phí swap:
- Giao dịch này là hành động dùng một loại tài sản có lợi tức thấp để mua một loại tài sản khác có lợi tức chi trả cao hơn. Trong giao dịch tiền tệ, đây là hành động dùng (vay) đồng tiền có lãi suất thấp để mua một đồng tiền khác có lãi suất cao hơn, qua đó hưởng phần lợi tức chênh lệch giữa hai đồng tiền này.

1588582820106.png

Lãi suất Nhật Bản
- Ví dụ như vào năm 2018, lãi suất tại Mỹ rơi vào biên độ từ 1.5-2% trong khi tại Nhật đang là 0.1%. Trader vay đồng JPY phải trả lãi thấp hơn phần lái uất thu được khi nắm giữ đồng USD, tức là nếu bán JPY và mua USD sẽ được hưởng tới 1.4% lãi suất. Con số này là thấp nhưng nếu tận dụng đòn bẩy khổng lồ thì đây chính là con số khủng khiếp ví dụ như 10:1 thì 14% và 100:1 thì 140% kết hợp với khối lượng vào lệnh lớn tạo được lợi nhuận cao song hành cùng profit lệnh. Dĩ nhiên, sẽ có sai lệch thực tế nhưng tựu chung mua các cặp tiền có JPY đằng sau để tận dụng lãi suất là một chiến lược phổ biến.
- Có 2 yếu tố quyết định cho phương pháp trên đó là đồng tiền JPY có biến động rất thấp có thể xem là thấp nhất trong các đồng chính và 2 là mức lợi tức cần đủ lớn. Lợi nhuận từ lái suất cao phải đi kèm với mức biến động thấp đảm bảo vị thế giao dịch của trader. Nếu bạn nhìn sẽ thấy lãi suất AUD cao trong giai đoạn 2006-2008 và dù có giảm sau 2008 thì vẫn được xem là cao nếu so với USD nên AUDJPY thường được mua nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất.

1588582288115.png

Lãi suất Úc

1588582617745.png

AUDJPY​
 
Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
  • Quản Lý Vốn
  • Non-Farm là gì ?
  • Bên trên