Organization of the Petroleum Exporting Countries (OPEC)

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 546
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, còn được gọi là “ OPEC ”, là một tổ chức liên chính phủ gồm 13 nước xuất khẩu dầu mỏ điều phối các chính sách dầu khí chung của các thành viên.
- Nhiệm vụ là đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu thường xuyên và hiệu quả đến người tiêu dùng, thu nhập nhà sản xuất và thu hồi vốn công bằng cho các nhà đầu tư trong ngành.
- OPEC được thành lập vào năm 1960 bởi Ả Rập Saudi, Venezuela, Iraq, Iran và Kuwait.
- Các quốc gia khác đã gia nhập OPEC kể từ đó là Libya, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Algeria, Nigeria, Ecuador, Gabon, Angola, Equatorial Guinea và Cộng hòa Congo.
- Tính đến tháng 1 năm 2020, OPEC có 13 nước thành viên: 5 nước ở Trung Đông, 7 nước ở Châu Phi và 1 nước ở Nam Mỹ.

OPEC

- Mục tiêu của OPEC là “phối hợp và thống nhất chính sách xăng dầu giữa các nước thành viên, nhằm đảm bảo giá cả công bằng và ổn định cho các nhà sản xuất ; nguồn cung cấp xăng dầu hiệu quả, kinh tế và thường xuyên cho các quốc gia tiêu thụ; và hoàn vốn công bằng cho những người đầu tư vào ngành ”.
- Đối với nhiều nhà bình luận, OPEC là một tập đoàn theo nghĩa là tổ chức điều tiết nguồn cung dầu với hy vọng kiểm soát giá cả. OPEC thực hiện điều này bằng cách tổ chức các cuộc họp định kỳ 6 tháng một lần để quy định hạn ngạch sản lượng dầu cho các nước thành viên.
- Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), tỷ lệ sản xuất dầu của OPEC (bao gồm cả khí ngưng tụ) chiếm 44% tổng sản lượng của thế giới vào năm 2016 và OPEC chiếm 81,5% trữ lượng dầu “đã được kiểm chứng” của thế giới.
- Tuy nhiên, sự trỗi dậy của ngành khai thác dầu đá phiến tại Mỹ đã đặt ra câu hỏi về việc liệu khả năng kiểm soát giá dầu của OPEC có đang yếu đi hay không.

OPEC làm gì?
- Nói rộng ra, OPEC có ba mục tiêu chính.

1. Giữ giá dầu ổn định
- Đầu tiên là giữ giá dầu ổn định bằng cách điều phối sản lượng dầu của các thành viên thông qua hạn ngạch.
- Lý thuyết cho rằng: Bằng cách kiểm soát nguồn cung, OPEC có thể ảnh hưởng lớn đến giá dầu trên thế giới.

2. Giảm biến động giá dầu
- Mục tiêu thứ hai của OPEC là giảm sự biến động giá dầu, với hy vọng làm cho việc sản xuất và cung cấp dầu có lợi nhất có thể cho các thành viên OPEC.
- Nó cũng giúp ngăn chặn sự cạnh tranh từ ngành khai thác dầu đá phiến đang phát triển của Mỹ, cũng như từ các nước không thuộc OPEC.

3. Giảm thiểu thặng dư và thiếu hụt
- Mục tiêu thứ ba của OPEC là điều chỉnh nguồn cung dầu để chống dư thừa và thiếu hụt, từ đó giảm sự biến động của giá dầu trên thị trường quốc tế.
 
Bài viết liên quan
  • Yearly Rate of Return Method
  • Zone of Possible Agreement
  • Xem nhiều nhất
  • Gearing
  • Francoise Hollande
  • Scrypt
  • Học Forex Online

    *Được tài trợ Livestream

    Theo dõi chúng tôi

    Bên trên