Q
qnzz01
Thành viên
- Q
qnzz01
Gần đây, Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Fed) bắt đầu tăng cường giảm bảng cân đối kế toán 8,9 nghìn tỷ đô la bằng cách ngừng mua trái phiếu và trái phiếu kho bạc trị giá hàng tỷ đô la. Các biện pháp này được thực hiện từ tháng 6 năm 2022 và trùng hợp với tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử giảm dưới 1,2 nghìn tỷ đô la – mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2021.
Diễn biến tương tự cũng xảy ra với Chỉ số Russell 2000 (Chỉ số Russell 2000 là một chỉ số đo lường hiệu suất của khoảng 2000 công ty Mỹ có vốn hóa nhỏ nhất trong Chỉ số Russell 3000) chạm 1.650 điểm vào ngày 16 tháng 6, mức chưa từng thấy kể từ tháng 11 năm 2020. Sau lần giảm này, chỉ số đã tăng 16,5%, trong khi tổng vốn hóa thị trường cryptocurrency vẫn chưa thể lấy lại mốc 1,2 nghìn tỷ đô la.
Tình trạng mất kết nối rõ ràng như vậy giữa thị trường tiền điện tử và chứng khoán đã khiến các nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu bảng cân đối ngày càng tăng của Fed có thể kích hoạt mùa đông crypto dài hơn dự kiến hay không?
Fed sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để chống lạm phát
Để đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế do các biện pháp phong toả mà chính phủ áp đặt trong đại dịch Covid-19, Fed đã bơm 4,7 nghìn tỷ đô la vào trái phiếu và chứng khoán từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022.
Kết quả không mấy bất ngờ của những nỗ lực này là lạm phát cao nhất trong 40 năm và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ tăng 9,1% vào tháng 6 so với năm 2021. Vào ngày 13 tháng 7, Tổng thống Hoa kỳ Joe Biden nhận xét số liệu lạm phát tháng 6 là “cao không thể chấp nhận được”. Hơn nữa, Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố vào ngày 27 tháng 7:
“Chúng ta phải giảm lạm phát xuống mức mục tiêu 2% nếu muốn duy trì các điều kiện thị trường lao động mạnh mẽ có lợi cho tất cả mọi người” (lạm phát 2% là mức lý tưởng trong nền kinh tế).
Đó là lý do cốt lõi khiến ngân hàng trung ương Mỹ điều chỉnh hoạt động kích cầu với tốc độ nhanh chưa từng thấy.
Các tổ chức tài chính gặp vấn đề do lượng tiền mặt dồi dào
“Thỏa thuận mua lại” (repo) là một giao dịch ngắn hạn có bảo đảm mua lại. Tương tự như khoản vay có thế chấp, người đi vay bán chứng khoán để đổi lấy funding rate qua đêm theo thỏa thuận hợp đồng này.
Đối với Reverse Repo (Repo Nghịch Đảo), những người tham gia thị trường cho Fed vay tiền mặt để đổi lấy Trái phiếu Kho bạc và chứng khoán do Fed hậu thuẫn. Bên cho vay bao gồm các quỹ đầu cơ, các tổ chức tài chính và quỹ hưu trí.
Nếu những nhà quản lý tiền này không phân bổ vốn cho các sản phẩm cho vay hoặc cung cấp tín dụng cho các đối tác, thì việc tùy ý sử dụng nhiều tiền mặt như vậy sẽ khiến họ lỗ vì họ phải trả lại lợi nhuận cho người gửi tiền.
Các thỏa thuận mua lại đảo ngược qua đêm của Fed (USD) | Nguồn: St. Louis FED
Vào ngày 29 tháng 7, repo nghịch đảo qua đêm của Fed cán mốc 2,3 nghìn tỷ đô la, sát mức cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, nắm giữ nhiều tiền mặt như vậy trong tài sản thu nhập cố định ngắn hạn sẽ khiến các nhà đầu tư thua lỗ trong dài hạn do lạm phát cao. Một điều khác có thể xảy ra là thanh khoản quá mức cuối cùng sẽ chuyển sang các thị trường và tài sản rủi ro (chứng khoán hay crypto được coi là tài sản rủi ro cao).
Trong khi nhu cầu tiền mặt cao kỷ lục có thể báo hiệu sự thiếu niềm tin vào các đối tác tín dụng hoặc thậm chí là nếu nền kinh tế chững lại, dòng tiền có khả năng sẽ chảy vào các tài sản rủi ro nhiều hơn.
Cũng có không ít người cho rằng khi nền kinh tế suy thoái, tiền điện tử và các tài sản biến động khác sẽ là những “địa đạo” an toàn cuối cùng trên trái đất để trú ẩn và chống lại lạm phát. Tại một thời điểm nào đó, các nhà đầu tư hoặc sẽ lấy lại niềm tin vào nền kinh tế (điều này tác động tích cực đến tài sản rủi ro) hoặc họ sẽ không chấp nhận lợi nhuận dưới mức lạm phát nữa (lợi nhuận thực tế sau khi trừ đi phần trăm lạm phát).
Nói tóm lại, tất cả số tiền mặt này đang chờ một điểm vào, có thể là bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa hay tiền điện tử. Trừ khi lạm phát biến mất một cách kỳ diệu, một phần trong số 2,3 nghìn tỷ đô la cuối cùng sẽ chảy sang các tài sản khác. Khi đó chúng ta sẽ chứng kiến một sự tăng giá ngoạn mục của các tài sản này.
Tham gia giao dịch với Amarket: https://vi.amarkets.com/
Diễn biến tương tự cũng xảy ra với Chỉ số Russell 2000 (Chỉ số Russell 2000 là một chỉ số đo lường hiệu suất của khoảng 2000 công ty Mỹ có vốn hóa nhỏ nhất trong Chỉ số Russell 3000) chạm 1.650 điểm vào ngày 16 tháng 6, mức chưa từng thấy kể từ tháng 11 năm 2020. Sau lần giảm này, chỉ số đã tăng 16,5%, trong khi tổng vốn hóa thị trường cryptocurrency vẫn chưa thể lấy lại mốc 1,2 nghìn tỷ đô la.
Tình trạng mất kết nối rõ ràng như vậy giữa thị trường tiền điện tử và chứng khoán đã khiến các nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu bảng cân đối ngày càng tăng của Fed có thể kích hoạt mùa đông crypto dài hơn dự kiến hay không?
Fed sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để chống lạm phát
Để đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế do các biện pháp phong toả mà chính phủ áp đặt trong đại dịch Covid-19, Fed đã bơm 4,7 nghìn tỷ đô la vào trái phiếu và chứng khoán từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022.
Kết quả không mấy bất ngờ của những nỗ lực này là lạm phát cao nhất trong 40 năm và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ tăng 9,1% vào tháng 6 so với năm 2021. Vào ngày 13 tháng 7, Tổng thống Hoa kỳ Joe Biden nhận xét số liệu lạm phát tháng 6 là “cao không thể chấp nhận được”. Hơn nữa, Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố vào ngày 27 tháng 7:
“Chúng ta phải giảm lạm phát xuống mức mục tiêu 2% nếu muốn duy trì các điều kiện thị trường lao động mạnh mẽ có lợi cho tất cả mọi người” (lạm phát 2% là mức lý tưởng trong nền kinh tế).
Đó là lý do cốt lõi khiến ngân hàng trung ương Mỹ điều chỉnh hoạt động kích cầu với tốc độ nhanh chưa từng thấy.
Các tổ chức tài chính gặp vấn đề do lượng tiền mặt dồi dào
“Thỏa thuận mua lại” (repo) là một giao dịch ngắn hạn có bảo đảm mua lại. Tương tự như khoản vay có thế chấp, người đi vay bán chứng khoán để đổi lấy funding rate qua đêm theo thỏa thuận hợp đồng này.
Đối với Reverse Repo (Repo Nghịch Đảo), những người tham gia thị trường cho Fed vay tiền mặt để đổi lấy Trái phiếu Kho bạc và chứng khoán do Fed hậu thuẫn. Bên cho vay bao gồm các quỹ đầu cơ, các tổ chức tài chính và quỹ hưu trí.
Nếu những nhà quản lý tiền này không phân bổ vốn cho các sản phẩm cho vay hoặc cung cấp tín dụng cho các đối tác, thì việc tùy ý sử dụng nhiều tiền mặt như vậy sẽ khiến họ lỗ vì họ phải trả lại lợi nhuận cho người gửi tiền.
Các thỏa thuận mua lại đảo ngược qua đêm của Fed (USD) | Nguồn: St. Louis FED
Vào ngày 29 tháng 7, repo nghịch đảo qua đêm của Fed cán mốc 2,3 nghìn tỷ đô la, sát mức cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, nắm giữ nhiều tiền mặt như vậy trong tài sản thu nhập cố định ngắn hạn sẽ khiến các nhà đầu tư thua lỗ trong dài hạn do lạm phát cao. Một điều khác có thể xảy ra là thanh khoản quá mức cuối cùng sẽ chuyển sang các thị trường và tài sản rủi ro (chứng khoán hay crypto được coi là tài sản rủi ro cao).
Trong khi nhu cầu tiền mặt cao kỷ lục có thể báo hiệu sự thiếu niềm tin vào các đối tác tín dụng hoặc thậm chí là nếu nền kinh tế chững lại, dòng tiền có khả năng sẽ chảy vào các tài sản rủi ro nhiều hơn.
Cũng có không ít người cho rằng khi nền kinh tế suy thoái, tiền điện tử và các tài sản biến động khác sẽ là những “địa đạo” an toàn cuối cùng trên trái đất để trú ẩn và chống lại lạm phát. Tại một thời điểm nào đó, các nhà đầu tư hoặc sẽ lấy lại niềm tin vào nền kinh tế (điều này tác động tích cực đến tài sản rủi ro) hoặc họ sẽ không chấp nhận lợi nhuận dưới mức lạm phát nữa (lợi nhuận thực tế sau khi trừ đi phần trăm lạm phát).
Nói tóm lại, tất cả số tiền mặt này đang chờ một điểm vào, có thể là bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa hay tiền điện tử. Trừ khi lạm phát biến mất một cách kỳ diệu, một phần trong số 2,3 nghìn tỷ đô la cuối cùng sẽ chảy sang các tài sản khác. Khi đó chúng ta sẽ chứng kiến một sự tăng giá ngoạn mục của các tài sản này.
Tham gia giao dịch với Amarket: https://vi.amarkets.com/