RSI là gì? – Cách sử dụng chỉ báo RSI chuẩn nhất

Q
qnzz01
Bình luận: 0Lượt xem: 231
Q

qnzz01

Thành viên
  • Q

    qnzz01

RSI là gì mà nhiều trader lại quan tâm đến nó như vậy? Trong các bản phân tích thị trường của chuyên gia, bạn thường xuyên nhìn thấy chỉ báo này xuất hiện. Không nghi ngờ gì nữa, cùng với Stochastic, MACD và Bollinger Bands … Đây là những chỉ báo dao động quan trọng bậc nhất trong phân tích kỹ thuật.


Chỉ báo RSI là gì?
Định nghĩa chỉ báo RSI là gì
RSI (Relative Strong Index) là một chỉ báo kỹ thuật, được phát triển bởi J. Welles Wilder. Đây là một loại chỉ báo dao động (Oscillator) dùng để đo sức mạnh tương đối của thị trường. Công cụ này ban đầu được phát triển để bổ xung phương pháp dự báo giá chứng khoán. Sau này được sử dụng phổ biến trong thị trường forex và tiền ảo.

Ý nghĩa của công cụ RSI là gì?
Để hiểu được ý nghĩa của RSI là gì thì bạn phải hiểu được cách tính RSI (xem phần dưới). Trong công thức đó bạn sẽ thấy nó dựa vào tỷ lệ số lần tăng giá và số lần giảm giá của một chu kỳ bạn chọn. Ví dụ trong 14 cây nến gần nhất, có 10 cây tăng giá và 4 cây giảm giá. Như vậy số tăng áp đảo so với số giảm, chứng tỏ sức mạnh của thị trường đang có chiều hướng tăng.

Nếu bạn chỉ dựa vào số lần tăng và giảm đó để dự đoán giá tương lai thì vừa không chuyên nghiệp, vừa mất thời gian, bởi đồ thị biểu thị dữ liệu giá di động liên tục phiên này qua phiên khác. Cái hay của chỉ báo RSI là nó sử dụng dữ liệu giá tăng và giảm di động liên tục đó để chế biến ra một mô hình trực quan, liên tục. Nhờ đó mà trader có cái nhìn nhanh, đầy đủ về sức mạnh thị trường thay đổi liên tục như thế nào. Hơn thế nữa, bạn còn có thể nhìn thấy được chiều hướng của sức mạnh dựa vào các đỉnh và đáy của đường RSI.

Công thức tính RSI
RSI=100-[100/(1+RS)]
RS= tổng số lần giá tăng/tổng số lần giá giảm.
RSI thường được tính dựa vào 14 ngày gần nhất và dùng giá đóng cửa để tính.

Theo công thức này thì RSI là một chỉ số dao động, biến động trong phạm vi từ 0 đến 100.



Cách sử dụng RSI dựa vào quá mua và quá bán (Overbought and OverSold)
Đặc điểm của chỉ báo này là có biên độ biến động từ 0 đến 100. Càng gần giá trị 100 chứng tỏ sức mua đang rất mạnh. Càng gần giá trị 0 chứng tỏ sức bán đang quá mạnh. Do đó người ta vẽ cho nó 2 đường nằm ngang ở các mức (levels) 30 và 70 để đánh giá sức bán và sức mua. Bạn có thể vẽ các mức (20 – 80) cũng được, nhưng phổ biến là lấy mức 30 – 70.

  • Khi đường RSI dao động vượt ra khỏi ngưỡng 70 có nghĩa là nó đang được mua quá nhiều, hay còn gọi là quá mua. Tình huống này các nhà đầu tư nên cân nhắc bán ra hoặc đứng ngoài thị trường ko mua nữa.
  • Khi đường RSI dao động vượt ra khỏi ngưỡng 30 có nghĩa là nó đang được bán quá nhiều, hay còn gọi là quá bán. Khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào, hoặc đứng ngoài thị trường không nên bán nữa.
Xem hình mô tả ở đầu bài viết.



Sử dụng các tín hiệu phân kỳ giữa đường RSI và đường giá.

  • Nếu giá đang trong xu hướng giảm mà đường RSI có đáy sau cao hơn đáy trước, mà các đáy này đều nằm ngoài vùng 30 (đang quá bán) thì giá có khả năng đảo chiều tăng.
  • Ngược lại, nếu giá đang trong xu hướng tăng mà đường RSI có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, mà các đỉnh này đều nằm ngoài vùng 70 (vùng quá mua) thì giá có khả năng đảo chiều giảm.
Cách sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả nhất
Việc sử dụng các mức Overbought và OverSold là quá nhạy nên rất dễ bị sai. Trên đồ thị thực tế bạn sẽ thấy, RSI thường xuyên đi qua các ngưỡng 30 và 70 nhưng giá không mấy khi đảo chiều.

Overbought-RSI-la-gi


Theo kinh nghiệm của tôi, để sử dụng RSI một cách hiệu quả nhất thì bạn chỉ nên ứng dụng nó trong việc tìm dấu hiệu phân kỳ. Dựa trên phân kỳ giữa chỉ báo RSI và đường giá để xác định khu vực có khả năng giá đảo chiều.



Tham khảo hình dưới:

Phan-ky-rsi-la-gi


Đường RSI và đường giá phân kỳ. Hình ảnh chụp từ phần mềm MT4 sàn Hotforex
 
Xem nhiều nhất
  • Series Học Lập Trình Robot Forex bằng ngôn ngữ MQL5
  • Tại sao nên giao dịch CFD trên dầu thô?
  • Lý thuyết thị trường hiệu quả
  • Bên trên