FXCE Official
Moderator
-
FXCE Official
*Bài viết được thành viên Huyền Trang thuộc FXCE Crypto biên tập từ tài liệu “Shhhhh It’s a Secret (Network)" của Rasheed Saleuddin, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
“Đích đến cuối cùng của crypto chắc chắn là sự phi tập trung tối đa và quyền riêng tư tối đa” - Naval Ravikant (tham khảo)
Crypto đang xác định lại sự biến động quyền lực trong bước phát triển tiếp theo của tài chính và việc tạo ra các ứng dụng. Nó giới thiệu một cách tiếp cận từ dưới lên để xây dựng hạ tầng tài chính mới, cho phép người dùng kiểm soát hoạt động mạng và đề ra hướng đi của từng dự án. Nó giúp người dùng nắm quyền thay vì bị chi phối bởi các hệ thống tài chính và sự hình thành vốn như hiện tại.
Các blockchain công khai như Bitcoin và Ethereum hoạt động theo các tiêu chuẩn trên. Một trong những mục đích tạo ra Bitcoin là để kiểm tra các ngân hàng trung ương xem họ có quản lý nguồn tiền một cách yếu kém và lạm dụng sức mạnh to lớn của họ hay không. Ethereum đã mở ra khả năng tạo các ứng dụng lập trình hóa có thể truy cập trên toàn cầu và có thể được quản lý bởi một cộng đồng chủ sở hữu tokens và những người đóng góp nguồn mở (open-source contributors). Các mô hình này đã tạo điều kiện để hiện thực hóa phần đầu tiên trong luận điểm của Naval về crypto là phi tập trung tối đa.
Tuy nhiên, trong khi Bitcoin và Ethereum vượt trội trong việc phân quyền cho nhiều người, các thiết kế công khai mặc định (public-by-default) hiện tại của chúng có thể sẽ không cung cấp giải pháp đầy đủ cho luận điểm thứ hai của Naval – quyền riêng tư tối đa - ngay bây giờ hoặc bất cứ lúc nào.
Việc thiếu quyền riêng tư người dùng thể hiện rõ nét trong thời đại chủ nghĩa tư bản giám sát và giám sát cấp nhà nước. Tính minh bạch của Bitcoin và Ethereum có thể chỉ làm tăng thêm mối lo ngại hiện có này. Chúng cho phép giám sát đầu cuối đối (end-to-end surveillance) với mọi giao dịch tài chính cho mỗi ví, và các giải pháp như mixers (bộ trộn) đối mặt với những thách thức về tính thanh khoản và khả năng sử dụng có thể hạn chế quyền riêng tư mà chúng cung cấp.
Các privacy coin như Monero và Zcash đã xuất hiện để giải quyết những vấn đề này. Chúng sử dụng công nghệ mã hóa phức tạp để làm xáo trộn các chi tiết giao dịch, do đó bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và tăng cường bảo mật. Nhưng chúng không đáp ứng được nhu cầu của người dùng DeFi vì cả hai đều không hỗ trợ smart contract tại thời điểm này, tạo ra một khoảng trống trên thị trường.
Secret Network ra đời để lấp đầy khoảng trống đó. Đây là một trong những blockchain đầu tiên hỗ trợ smart contracts có thể lập trình với quyền riêng tư mặc định (privacy by default), được ra mắt trên Secret mainnet vào tháng 9 năm 2020. Secret sẽ phải đối mặt với những trở ngại công bằng khi cố gắng xây dựng cơ sở người dùng cũng như vượt qua sự e ngại chung của họ đối với việc hy sinh sự tiện lợi cho quyền riêng tư. Tuy nhiên, private smart contract cũng giới thiệu những lợi thế đáng kể về tính khả dụng và mở ra các trường hợp sử dụng mới quan trọng. Khi quyền riêng tư chuyển từ một tính năng bổ sung sang cần thiết cho người dùng các ứng dụng Web3 phức tạp, Secret Network có thể là một trong những dự án đi đầu trong lĩnh vực tính toán bảo mật (private computation).
Secret Network là gì?
Tổng quan
Secret Network là một blockchain độc lập được xây dựng bằng Cosmos SDK nhằm hỗ trợ hợp đồng thông minh với các quyền riêng tư dữ liệu. Nhà phát triển có thể xây dựng các Secret App có dữ liệu người dùng và quyền riêng tư được bảo mật nhờ “programmable privacy” (quyền riêng tư có thể lập trình) - các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư dữ liệu phức tạp tùy ý trong một ứng dụng.
Dự án tin rằng người dùng và tổ chức cần kiểm soát chi tiết dữ liệu của họ để công nghệ blockchain đạt được sự chấp nhận toàn cầu.
Ra mắt Mainnet
Secret Network mainnet ra mắt vào 13/02/2019. Ban đầu dự án có tên là Enigma thành lập vào 2017 nhằm cung cấp giải pháp tính toán riêng tư Layer-2 cho Ethereum. Enigma team ra mắt giao thức vào ngày họ tiết lộ thỏa thuận với SEC về ICO trị giá 45 triệu USD. Sau đó, dự án đổi tên thành Secret Network vào 05/2020. Hiện nay, Enigma MPC (công ty đứng sau giao thức Enigma) là một trong số các nhóm phát triển của Secret Network.
Không như Enigma, Secret Network là một giao thức Proof-of-Stake (PoS) được xây dựng bằng Cosmos SDK và Tendermint với native token SCRT. Mạng lưới được triển khai với hơn 20 validator hỗ trợ.
Secret Foundation được thành lập vào 06/2020 với tiêu chí ủng hộ quyền riêng tư như một lợi ích công cộng và cung cấp các công cụ, kiến thức, công nghệ cũng như sự hỗ trợ cần thiết để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Vào 20/06/2020, sự kiện Secret Games Incentivized Testnet đã bắt đầu và hoạt động trong vòng 2 tháng. Hơn 100 developer kiểm tra mức độ chịu stress của chuỗi để chuẩn bị cho hard fork “Vulcan” nhằm kích hoạt Secret Contract (một dạng hợp đồng thông minh có quyền riêng tư mặc định) trên mainnet.
Hỗ trợ swap ENG token & Ví
Vào 24/06/2020, burn contract cho SCRT đã được kích hoạt. Hợp đồng cho phép chủ sở hữu ERC-20 token ENG chuyển sang SCRT.
Kể từ đó, khoảng 62 triệu SCRT đã được gửi từ burn contract. Hơn 35 triệu SCRT khác đã được swap bơi Binance vào 29/09/2020. Binance sau đó trở thành sàn giao dịch lớn đầu tiên niêm yết SCRT.
Holder SCRT có thể tham gia quản trị và staking, đồng thời cũng có thể sử dụng token để thực hiện Secret Contract.
2 Ví Keplr và MathWallet hỗ trợ Secret Network và SCRT token. Đề xuất quản trị #19 đã chứng kiến những holder SCRT bỏ phiếu tài trợ cho nhóm đứng sau ví Keplr (sử dụng vốn từ pool cộng đồng Secret) để tạo ra MetaMask UX tương đương cho Secret Network. Ví này sẽ hỗ trợ cho các app và Secret Contract.
Secret Contract và Ứng dụng
Vào 15/09/2021, Secret Network đã hard fork thành công và nâng cấp giao thức từ “secret-1” đến “secret-2” cũng như kích hoạt Secret Contracts.
Vào 04/12/2020, mạng lưới có 50 validator đang hoạt động. Secret Ethereum Bridge triển khai vào 15/12/2021, các developer cho biết đây chỉ là một trong rất nhiều cầu nối đến các hệ sinh thái khác. Cầu nối này cho phép mọi người gói Ethereum và 14 token ERC-20 đến các mạng tiêu chuẩn SNIP-20 của Secret Network. Hơn hai triệu SCRT đã được cung cấp dưới dạng phần thưởng khai thác cầu nối để khuyến khích thanh khoản và sử dụng.
SecretSwap, ứng dụng DeFi đầu tiên của Secret Network, ra mắt vào 31/03/2021. Đây là giao thức Automated Market Maker (AMM) cross-chain ưu tiên quyền riêng tư. Vì Secret Swap sử dụng các Secret Contract nên nó có các tính năng sau:
Secret Network nhận được sự đầu tư từ các tổ chức sau:
Token Usage
SCRT (or Secret) là tài sản gốc của Secret Network. Các holder có thể sử dụng những tài sản SCRT để thanh toán phí giao dịch. Secret Node (Node operator) sẽ stake SCRT để vận hành mạng lưới. Đổi lại, các node nhận inflation reward và phí từ các các giao dịch. Non-node operator có thể ủy quyền SCRT cho nhóm validator để nhận một phần phí và phần thưởng.
Ngoài ra, SCRT còn có chức năng Quản trị. Các node operator liên kết SCRT trực tiếp trên mạng hoặc người dùng ủy quyền cho các Secret node nhằm bỏ phiếu cho các đề xuất thay đổi giao thức.
Triển khai và phân phối
Cộng đồng Secret Network đã tổ chức quy trình swap ENG (token của dự án Enigma) sang SCRT vào 06/2020 cho tổng cộng 114 triệu ENG. Hiện việc swap ENG-to-SCRT đã kết thúc vào đầu năm 2021.
Theo báo cáo của Secret Foundation về phân phối token vào 12/2020, nguồn cung ban đầu khoảng 160 triệu SCRT đã bao gồm 114 triệu ENG được swap. SCRT được phân phối như sau:
Cơ chế đồng thuận
Secret Network được bảo mật bởi các validator (tối đa hiện tại là 50) bằng Tendermint - proof-of-stake ủy quyền (DPoS) của Byzantine chịu lỗi (Byzantine fault tolerant - BFT). Những validator stake SCRT của mình hoặc nhận ủy quyền từ những holder SCRT khác để nhận thưởng bằng cách vận hành giao thức, xác minh giao dịch và đề xuất các khối cho chuỗi.
Nếu không duy trì một node nhất quán và trung thực, họ sẽ bị phạt và token sẽ bị trừ khỏi tài khoản. Các nhà khai thác trong mạng phải chạy các node có phần cứng tương thích, bao gồm hỗ trợ cho các vùng mã bảo mật (hiện đang hỗ trợ Intel SGX).
Quản trị
Cơ chế đồng thuận
Loại hình: Bỏ phiếu on-chain được ủy quyền
Secret Network có hệ thống quản trị dựa trên token trực tuyến để xác định các đề xuất hợp lệ và thực hiện các thay đổi. Mạng lưới cũng sử dụng một thành phần ngoài chuỗi cho phép những người đóng góp cốt lõi và thành viên cộng đồng đề xuất cũng như thảo luận về những thay đổi tiềm năng trước khi đề xuất chính thức.
Nếu một đề xuất nhận được đủ sự ủng hộ từ cộng đồng, thì sẽ được thực hiện trên chuỗi.
Các cuộc thảo luận về quản trị và đề xuất diễn ra trong diễn đàn Secret Network (tham khảo). Danh sách các đề xuất đang thực hiện và trong quá khứ có sẵn trên trình Secret Nodes block explorer (tham khảo).
Chi tiết quản trị on-chain
Bất kỳ staker nào cũng có thể gửi các đề xuất. Sức nặng của bỏ phiếu phụ thuộc vào lượng SCRT đã được liên kết với mạng lưới của một cá nhân.
Hệ thống bao gồm một số chức năng chính bắt nguồn từ module Cosmos SDK:
1/ Deposits
Để một đề xuất được xem xét bỏ phiếu, khoản tiền đặt cọc tối thiểu là 1000 SCRT phải được gửi trong vòng một tuần kể từ khi đề xuất được gửi.
Bất kỳ chủ sở hữu SCRT nào cũng có thể đóng góp để hỗ trợ các đề xuất, có nghĩa là bên gửi đề xuất không nhất thiết phải cung cấp đầy đủ khoản tiền ký quỹ.
Khoản tiền gửi là bắt buộc để tránh thư rác. Nếu đề xuất không đạt đến ngưỡng tiền gửi tối thiểu, tiền đặt cọc sẽ được hoàn lại. Nếu đề xuất được chấp thuận hoặc bị từ chối nhưng không được phủ quyết, các khoản tiền gửi sẽ tự động hoàn lại cho người gửi. Khi một đề xuất bị phần lớn phủ quyết, các khoản tiền gửi sẽ bị burn.
2/ Voting
Khi đạt đến ngưỡng tiền gửi tối thiểu, thời gian biểu quyết kéo dài 1 tuần sẽ bắt đầu. Trong thời gian này, chủ sở hữu SCRT có thể bỏ phiếu.
Như đã đề cập, có bốn tùy chọn: Yes, No, NoWithVeto và Abstain . Lưu ý rằng (1) chỉ token cổ phần mới có thể tham gia quản trị, (2) quyền biểu quyết được đo theo cổ phần. Số lượng SCRT được stake xác minh ảnh hưởng ra quyết định của bạn và (3) người ủy quyền kế thừa phiếu bầu của người xác nhận trừ khi họ bỏ phiếu của chính mình, điều này ghi đè lên quyết định của người xác nhận.
3/ Tallying
Đề xuất có được chấp nhận hay không phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu. Đề xuất được coi là chấp nhận phải đạt đủ số đại biểu (hơn 33,4% tổng số staked token vào cuối thời gian biểu quyết cần phải tham gia, vượt qua ngưỡng chấp thuận (hơn 50% các token đã tham gia biểu quyết - sau khi loại trừ phiếu Abstain - đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất) và không bị phủ quyết (ít hơn 33,4% token đã tham gia biểu quyết - sau khi loại trừ phiếu Abstain - đã phủ quyết)
4/ Implementation
Một đề xuất được chấp nhận sẽ vô tác dụng nếu không được thực hiện bởi các trình xác thực trong mạng lưới. Nếu một đề xuất chỉ đưa ra định hướng (“signaling”), các nhà phát triển có thể biến nó thành một đề xuất hard fork và chuyển cho trình xác thực để cập nhật mạng.
Hãy làm rõ về Quyền Riêng Tư Trong Crypto
Quyền riêng tư không được đảm bảo trong blockchain. Các giao dịch là những dấu hiệu mà hackers (thông tin chi tiết) và những kẻ tấn công bằng phần mềm độc hại thấy rõ thông qua chi phí của nó. Nói tóm lại, crypto là một “ngân hàng ngầm khủng khiếp”, một khía cạnh dường như vẫn chưa thoát khỏi giới tinh hoa chính trị của Mỹ (tham khảo). Đây là điều tích cực, ít nhất là từ góc độ thực thi pháp luật hoặc thuế.
Nhưng có những vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật cá nhân hợp pháp liên quan đến các hoạt động hàng ngày mà các chain công khai phổ biến nhất không thể dễ dàng giải quyết được.
Dòng tiền đầu tư trên blockchain tương đối dễ theo dõi. Các nhà cung cấp phân tích blockchain như Chainalysis đã xây dựng các công ty kỳ lân (công ty khởi nghiệp tư nhân có giá trị hơn 1 tỷ USD) chuyên phân tích các chuyển động hoặc giao dịch crypto cho các sàn giao dịch và cơ quan quản lý. Các trang web như Nansen cho phép người dùng cá nhân theo dõi ví của các nhà đầu tư crypto nổi tiếng (thông tin) nhất sau mỗi lần họ gửi tiền, swap token và mua NFT.
Nguồn: Twitter
Các nhà đầu tư, người vay mượn và người gửi tiết kiệm đều xứng đáng được bảo mật như khi giao dịch với các tổ chức tài chính truyền thống. Ví dụ, chia sẻ thông tin cần thiết cho việc tính điểm tín dụng. Nhưng các giải pháp bảo mật trong crypto không theo kịp tốc độ phát triển ứng dụng và tăng trưởng người dùng.
Bên cạnh tầm quan trọng của nó đối với DeFi (Decentralized Finance - Tài chính phi tập trung), quyền riêng tư rất quan trọng đối với một Web3 chức năng vì toàn bộ vấn đề của nó là phân quyền và tư nhân hóa dữ liệu người dùng. Chúng ta có thực sự muốn Facebook, TikTok (tham khảo) hoặc Spotify biết mọi thứ về chúng ta không?
Nguồn: WSJ.com
Chúng ta có muốn tất cả dữ liệu cá nhân của mình bị các cơ sở dữ liệu tập trung thu thập một cách dễ dàng, có thể bị tấn công (thông tin) và danh tính hoặc tiền của chúng ta bị đánh cắp không?
Liệu mỗi lần chúng ta mua cà phê hay sử dụng Uber có nên để người khác biết không? Sau khi hai người giao dịch trên blockchain, họ biết public keys của nhau và từ đó có thể theo dõi các tài khoản được liên kết với người đó. Tính minh bạch triệt để được cung cấp bởi các sổ cái công khai (public ledgers) có thể là một rào cản đáng kể đối với việc dùng crypto thanh toán được chấp nhận rộng rãi - cũng như rủi ro bảo mật rất lớn.
Đi Sâu Vào Secret Network
Có thể phần nào làm xáo trộn dòng tài sản crypto thông qua các privacy coins như ZCash và Monero hoặc Ethereum DApps (Decentralized Applications – Các ứng dụng phí tập trung) như Tornado Cash. Tuy nhiên, như đã đề cập, privacy coins không thể đáp ứng nhu cầu ẩn danh hoặc bảo mật trong bối cảnh tài chính mới này. Chúng không có gì ngoài việc cung cấp khả năng trao đổi cá nhân hoặc lưu trữ của cải tuyệt vời.
Để một mạng cá nhân thu hút người dùng trong thời đại DeFi, các tính năng bảo mật của nó cũng phải mở rộng đến layer ứng dụng.
Secret Network là một trong những nền tảng smart contract tập trung vào quyền riêng tư đầu tiên được ra mắt. Đây là một blockchain layer 1 được xây dựng bằng cách sử dụng Cosmos SDK và Tendermint BFT (tham khảo), một giao thức đồng thuận Delegated Proof-of-Stake (DPoS - Ủy quyền bằng chứng cổ phần).
Giống như các chuỗi dựa trên Tendermint khác, Secret Network có block time (thời gian để thực hiện một khối) khoảng 6 giây và có thể xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây. Chain này hiện hỗ trợ 50 trình xác thực đang hoạt động (active validator) với trung bình 167 người ủy quyền (delegator) cho mỗi node.
Secret có nguồn gốc từ một dự án MIT có tên Enigma, huy động được 45 triệu USD trong một ICO vào năm 2017 để xây dựng công nghệ bảo mật cho các blockchain công khai. Secret Network được ra mắt bởi cộng đồng Enigma dưới dạng một blockchain layer 1 độc lập dựa trên nghiên cứu và công nghệ của Enigma. Cộng đồng cũng tạo điều kiện cho việc swap giữa token ENG ERC-20 cũ của Enigma và SCRT mainnet gốc của Secret. Kể từ đợt hard fork của mạng lên thành secret-2 vào ngày 15 tháng 9 năm 2020, các private smart contract với đầu vào, đầu ra và trạng thái được mã hóa đã hoạt động trên mainnet. Điều này đã cho phép khởi chạy các ứng dụng DeFi ban đầu như “secret token”, các phiên bản bảo mật của tài sản Secret gốc hoặc được chuyển đến từ các chain khác. Dữ liệu giao dịch cho các secret token này vẫn được mã hóa trong các smart contract và các ứng dụng, người xem cũng như người xác thực không thể truy cập được trong khi người dùng vẫn có thể truy cập được.
Secret Network sử dụng Phần mở rộng Bảo vệ Phần mềm Intel (Intel SGX - Intel Software Guard Extensions), để chia protocol code thành các phần đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Thành phần “enclave” an toàn của Môi trường thực thi tin cậy (TEE - Trusted Execution Environment) thực thi mã đáng tin cậy. TEE được sử dụng trong nhiều thiết bị, bao gồm các smartphone, máy chơi trò chơi điện tử và hoạt động như một "hộp đen" để tính toán dữ liệu được mã hóa.
Nguồn: Secret Network
Các TEE Secret Network duy trì tính toàn vẹn của tất cả các lớp mã hóa, điều này đảm bảo dữ liệu giao dịch vẫn an toàn và bảo mật trong quá trình thực thi, ngay cả với các trình xác thực. Cách duy nhất để xem thông tin được mã hóa là thông qua một bộ “viewing keys”. Người dùng cuối (end-users) có toàn quyền kiểm soát các key này, cho phép họ truy cập vào các chi tiết giao dịch bảo mật để có thể chia sẻ với những người dùng khác hoặc các chuyên gia như cơ quan thuế.
Hệ Sinh Thái Secret
Secret Bridges
Mặc dù quyền riêng tư là tính năng chính của Secret Network, nhưng chỉ riêng quyền riêng tư không đủ để nổi bật giữa các blockchain layer 1 có tính cạnh tranh cao. Thành công của layer 1 sẽ phụ thuộc vào tiện ích mà nó có thể cung cấp cho người dùng mới. Một hệ sinh thái ứng dụng phong phú trong một lĩnh vực cụ thể hoặc nhiều lĩnh vực kết hợp tiện ích mạng và sự hấp dẫn đối với các nhà phát triển muốn kiếm sống bằng crypto. Nhưng vấn đề là tìm cách khởi động một hệ sinh thái mới từ đầu rất khó và là một vấn đề kinh điển vì thanh khoản lại sinh ra thanh khoản.
Một trong những chiến lược phát triển quan trọng của Secret Network là kết nối các mạng khác với cơ sở người dùng và nhóm thanh khoản hiện có. Với cấu trúc khuyến khích phù hợp, Secret Network có thể chia sẻ hoạt động do các blockchain khác tạo ra mà không cần sử dụng quá nhiều tài nguyên để xây dựng một nền kinh tế mới từ đầu. Dự án đã ra mắt cầu nối (bridge) đầu tiên vào ngày 15 tháng 12 năm 2020, thiết lập một kết nối cần thiết với Ethereum.
Kể từ đó, nó đã triển khai các cầu nối với Binance Smart Chain (BSC) (tham khảo) và Monero (tham khảo), một cổng giao tiếp với Astar Network (một Polkadot parachain tiềm năng trước đây được gọi là Plasm Network) (tham khảo) đang trong quá trình phát triển, cũng như là cầu nối với hệ sinh thái Terra (tham khảo) đang phát triển nhanh chóng.
Khả năng tương tác cũng là lý do cốt lõi khiến Secret Network chọn xây dựng trên khung Cosmos SDK. Cosmos SDK cho phép các nhà phát triển thêm chức năng mới thông qua các module plug-and-play. Một trong những module này triển khai giao thức Inter-Blockchain Communication (IBC), cho phép các mạng giao tiếp với các chain hỗ trợ IBC khác. Cộng đồng chủ sở hữu token SCRT đã thể hiện sự ủng hộ Secret Network áp dụng IBC (tham khảo), dự án dự định kích hoạt các khả năng giao tiếp cross-chain này trong bản nâng cấp Supernova sắp tới (dự kiến vào tháng 10 năm 2021) (tham khảo).
Wrapping token ERC-20 và BEP-20 hoặc Monero cần kết nối với Secret bằng cách lock vào smart contract hai chiều. Ví dụ: Monero (XMR) có thể được gửi vào để lấy xXMR trên Secret. Người dùng có thể chuyển tiền theo hướng ngược lại (đổi về Monero) bằng cách burn token xXMR để unlock XMR gốc trên Monero. Tuy nhiên, đối với các chain khác ngoài Monero, việc kết nối không thực sự hoàn toàn ẩn danh và việc chuyển qua cầu nối có thể bị theo dõi trên chain gốc mặc dù sự bảo mật vẫn được duy trì trên Secret Network.
Secret DeFi
Kết nối với các chain hiện có là một bước quan trọng. Không thể phủ nhận crypto là một vũ trụ đa chuỗi (multi-chain universe) tại thời điểm này. Sự đổi mới không diễn ra một cách riêng lẻ. Nhưng layer 1 cũng cần có lý do để thu hút sự chú ý và duy trì sự tương tác ngay từ đầu. Lý do này có thể là một mục tiêu hoặc đặc tính chung giữa các thành viên trong cộng đồng, như nhu cầu bảo vệ quyền riêng tư, nhưng đó thường là một hệ sinh thái DeFi khuyến khích rất nhiều để có thể khóa các hoạt động.
Secret hiện hỗ trợ trao đổi phi tập trung (SecretSwap), một token quản trị cho lĩnh vực Secret’s DeFi (SEFI) và thị trường “đấu giá” ngang hàng, tạo thành nền tảng cho hệ sinh thái ứng dụng của chain.
Các ứng dụng Secret Network sử dụng một loại smart contracts độc đáo gọi là “Secret Contracts.” Không giống như các contract được sử dụng trên Ethereum, các Secret Contracts này có thể chấp nhận đầu vào được mã hóa và tạo ra đầu ra được mã hóa trong khi không tiết lộ trạng thái của từng contract (cơ sở dữ liệu nội bộ của nó). Theo cách nói tiếp thị, Secret Network kết hợp việc thực thi smart contract của Ethereum, sự bảo mật trong giao dịch của Monero và khả năng tương tác được cung cấp bởi các chain Cosmos SDK.
Nguồn: Secret Network
Trong khi bảo mật giao dịch có thể dễ dàng đạt được bằng smart contract có tính bí mật ngay từ đầu, lợi thế của Secret Contracts là trạng thái được mã hóa có thể giảm thiểu lợi nhuận miner kiếm được do lợi dụng quyền hạn của mình (MEV- Miner Extractable Value) (tham khảo).
MEV là tâm điểm của sự chú ý và các mục định xấu trong Ethereum do sự bảo mật và hệ quả UX của nó. Vì Ethereum hoàn toàn minh bạch, miner có thể thấy các giao dịch đến và thay đổi thứ tự giao dịch hoặc gửi một giao dịch cạnh tranh có lợi cho họ về mặt tài chính. Ngược lại, bản chất bảo mật của Secret Network ẩn dữ liệu giao dịch từ các trình xác thực khỏi các công cụ phân tích blockchain (như block explorers), ngăn trình xác thực có thể sắp xếp lại các giao dịch hoặc thực hiện front-running attacks (tham khảo).
Lưu ý, token SCRT gốc của Secret Network không phải là một privacy coin. Tất cả các giao dịch SCRT đều công khai, tương tự như BTC hoặc ETH. Giống như hầu hết các layer 1 mới, SCRT đóng vai trò là token quản trị chính và token staking. Các chức năng chính của nó bao gồm bỏ phiếu về các thay đổi trong giao thức, trả phí gas và staking (với tư cách là người xác nhận hoặc người ủy quyền) để giúp bảo mật chain. Phần bảo mật của Secret Network nằm ở khả năng ẩn lịch sử giao dịch, các thay đổi trạng thái của tokens và hợp đồng chạy trên mạng.
Secret NFTs
Các thuộc tính bảo mật của Secret Network có thể mở rộng sang nhiều loại token, bao gồm cả NFTs. Vào tháng 4 năm 2021, người nhận khoản trợ cấp cộng đồng đầu tiên của mạng đã công bố một tham chiếu thực thi trên mainnet cho tiêu chuẩn Secret NFT (SNIP-721) (tham khảo). Giống như các fungible token khác, các Secret NFT kế thừa các đặc điểm bảo mật tương tự khi được chuyển giao hoặc xử lý bằng các Secret contract.
Lấy NFTs làm ưu tiên là một động thái hợp lý của Secret Network hoặc bất kỳ nền tảng mới nào trong bối cảnh thị trường NFT đang nóng lên. Các nhà sáng tạo và doanh số của NFT đã tăng lên trong 8 tháng qua, thể hiện qua khối lượng giao dịch hàng tháng trên thị trường NFT nổi tiếng OpenSea.
Mặc dù Ethereum là tâm điểm của hoạt động NFT hiện nay, nhưng chi phí giao dịch ngày càng tăng có thể khiến nó mất đi lượng người dùng crypto đáng kể. Các hạn chế về khả năng mở rộng của Ethereum cuối cùng đã tạo ra cơ hội hoàn hảo cho các layer 1 mới với chi phí thấp có thể thu hút người dùng và các use case không chịu nổi phí gas cao của Ethereum. Secret Network có thể được hưởng lợi từ tình huống này nhưng cạnh tranh bằng cách giảm thiểu phí là một thị trường cạnh tranh cao. Secret Network có thể nổi bật giữa đám đông là nhờ những lợi thế mà Secret NFT mang lại.
Các Secret NFT có các đặc điểm giống như các token ERC-721 của Ethereum trong khi cung cấp thêm ba tính năng mới (chi tiết): khả năng (1) ẩn quyền sở hữu các item hiếm, (2) tư nhân hóa trường siêu dữ liệu (cách chữ ký NFT kết nối với dữ liệu off-chain như tác phẩm nghệ thuật), và (3) kiểm soát quyền truy cập vào nội dung được kết nối.
Tính năng đầu tiên có một sức hấp dẫn rõ ràng. Là các mặt hàng độc đáo và thường khan hiếm, NFT tương đối dễ bị theo dõi bằng cách sử dụng các công cụ phân tích on-chain. Các cài đặt quyền riêng tư của Secret Network cho phép người dùng giữ NFT bên ngoài chế độ xem công khai. Hai thuộc tính cuối cùng có thể cho phép mở ra các use case NFT mới (các vật phẩm trong game có khả năng ẩn hoặc tác phẩm nghệ thuật được gắn với các liên kết bí mật) và cho phép các nghệ sĩ hoặc thị trường tùy chỉnh quyền truy cập vào sản phẩm của họ (quan trọng đối với các sự kiện độc quyền hoặc ngành giải trí dành cho người lớn).
Lĩnh vực NFT Secret Network hiện tại còn nhỏ. Secret Heroes (chi tiết) là game đầu tiên của mạng và có một thị trường NFT đang hoạt động theo bản cập nhật lộ trình mới nhất của dự án (tham khảo roadmap). Bất chấp mức độ chấp nhận hiện tại và việc tiếp cận thị trường muộn, Secret có thể chiếm thị phần của thị trường NFT bằng cách cung cấp một trong những giải pháp tập trung vào quyền riêng tư duy nhất cho lĩnh vực non- fungibles.
Sự Phát Triển Của Hệ Sinh Thái
Hệ sinh thái của Secret đã dần thu hút người dùng mới. Hầu hết từ Ethereum bridge (tham khảo) và chương trình ưu đãi của nó. Trong khi giá trị của các tài sản qua bridge đã giảm đáng kể so với mức cao nhất vào tháng 5 năm 2021 là gần 130 triệu USD, sự gia tăng gần đây của hoạt động đến từ BSC cho thấy rằng Secret Network đang phục hồi trở lại sau đợt điều chỉnh thị trường vào tháng năm. Khoảng 10% tài sản qua bridge của Secret Network đã đến từ BSC.
Nguồn: Secret Analytics (Lưu ý: Đã bao gồm TVL và khối lượng của cả Ethereum và BSC bridges)
SecretSwap là DApp chính trên mạng (thông tin chi tiết). Nó có khoảng 45 triệu USD thanh khoản, tăng 2.7 lần so với mức thấp nhất vào cuối tháng 7 và đóng cửa với ATH từ tháng 5, đây là một dấu hiệu đáng hoan nghênh của sự phục hồi mặc dù khối lượng giao dịch đang có xu hướng giảm dần.
Nguồn: Secret Analytics (SecretSwap)
Mặc dù SecretSwap là trung tâm của hệ sinh thái ứng dụng Secret, các tools nhỏ nhưng đang phát triển của network như các hợp đồng token minting và games như Secret Heroes có hoạt động on-chain ngày càng tăng. Các giao dịch hàng ngày và phí thanh toán (được đo bằng gas sử dụng) đã có xu hướng tăng trong ba tháng qua, với giao dịch hàng ngày tăng 64% và gas sử dụng tăng 75% so với mức thấp nhất vào tháng 7 năm 2021.
Nguồn: Secret Analytics
Chất xúc tác chính cho SecretSwap và phần còn lại của hệ sinh thái ứng dụng Secret sẽ là bản nâng cấp Supernova vào tháng 10 năm 2021, cho phép nó kết nối với các chain Cosmos khác và tích hợp các tài sản mới như UST stablecoin của Terra
Bối Cảnh Cạnh Tranh
Hành trình Secret triển khai hoàn toàn private smart contracts là một bước đột phá. Đây là một trong những network đầu tiên hỗ trợ phát hành token có thuộc tính bảo mật và có chức năng smart contract không ảnh hưởng đến sự bảo mật của giao dịch.
Mỗi layer 1 tập trung vào sự bảo mật nhằm mục đích cung cấp một tính năng khác biệt. Dero dự định hỗ trợ các tài sản gốc (token không cần hợp đồng kích hoạt) và các smart contract, nhưng vẫn đang trong giai đoạn testnet. Haven là một folk của Monero nhằm hỗ trợ một hệ sinh thái tokens được gắn với các tài sản bên ngoài như một stablecoin được peg bằng USD. Phala đang tập trung vào việc cung cấp quyền riêng tư trong hệ sinh thái Polkadot.
Các giải pháp bảo mật khác có dạng (1) privacy coins, (2) mixers và (3) contract trên Ethereum để bảo vệ các giao dịch.
Đối với các giao dịch bảo mật và các kho lưu trữ giá trị nghiêm ngặt thì Monero và Zcash là các privacy coins nổi tiếng, sử dụng các kỹ thuật bảo mật được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng chúng chưa có quy định pháp lý rõ ràng. Zcash đã đạt được một số bước tiến lớn với các sàn giao dịch có trụ sở tại Mỹ, được listing trên các sàn nổi tiếng Coinbase và Gemini.Tuy nhiên, Monero vẫn chưa nhận được sự chấp thuận khi một số sàn giao dịch đã hủy niêm yết XMR trong quá khứ do lo ngại pháp lý. Cả Monero và Zcash đều có ứng dụng hẹp. Chúng xử lý giá trị bảo mật rất tốt nhưng hiện không hỗ trợ smart contracts. Bảo mật mà không có DeFi hoặc Web3 tức là chỉ đang đáp ứng một phần vấn đề.
Các mixer on-chain như Tornado Cash phá vỡ chain trong lịch sử giao dịch của tài sản. Chúng khiến việc khớp các giao dịch đầu vào và đầu ra khó hơn, mang lại cho người dùng các tài sản giống nhau trong một ví mới mà không có chi tiết giao dịch. Tuy nhiên, mixing là một giải pháp hiệu quả nhưng không đầy đủ, vì nó mang lại cho người dùng một khởi đầu mới nhưng không ngăn người dùng bị đe dọa một lần nữa. Ngoài ra, các mixer cần có thanh khoản cao để tối ưu hóa sự bảo mật vì đầu vào giao dịch phải có cùng kích thước để có thể khớp các giao dịch khi khối lượng đầu vào thấp.
Đối với những người muốn duy trì quyền truy cập vào hệ sinh thái của Ethereum thì Railgun, Aztec và Offshift dường như là những lựa chọn khả thi. Tuy nhiên, Aztec không được phân quyền hoàn toàn và các chain còn lại đang đối mặt với những thách thức kỹ thuật đáng kể khiến chúng không thể khởi chạy mainnet.
Secret có lợi thế đi trước và có tiềm năng trở thành người dẫn đầu xu hướng trong lĩnh vực bảo mật nếu nó có thể tiếp tục lấy lại đà của mình trong thị trường đi lên gần đây. Vị trí ban đầu của nó trong hệ sinh thái Cosmos được kết nối với nhau có thể là dấu hiệu tốt cho sự chấp nhận. Như cộng đồng Ethereum đã nhận thức rõ rằng DeFi có tính phản xạ cao. Một động lực nhỏ về thanh khoản được thúc đẩy bởi các ưu đãi token có thể tăng trưởng và dẫn đến việc áp dụng nhanh chóng. Yếu tố quyết định là bảng nâng cấp Secret’s Supernova và trường hợp ngày càng tăng của bảo mật on-chain có thể giúp network được chấp nhận rộng rãi.
Secret đã hoạt động như thế nào trong lĩnh vực bảo mật tính toán (private computation) từ đầu năm? SCRT đã có thành tích đáng ngưỡng mộ trước sự cạnh tranh vốn hóa thị trường thấp hơn của mình với mức lợi nhuận so với đầu năm là 3.5 lần. Những lợi nhuận này thấp hơn DERO 25 lần và Phala 7.7 lần nhưng vẫn dẫn trước phần còn lại của nhóm.
Xét về định giá được pha loãng hoàn toàn (fully-diluted valuations)(hoặc nguồn cung vào năm 2025 cho SCRT và PHA vì cả hai đều không có giới hạn nguồn cung), Secret cao gần bằng Oasis, dự án lớn nhất trong lĩnh vực bảo mật tính toán theo vốn hóa thị trường. Đợt tăng giá gần đây của Dero cho thấy nó đang được đánh giá lại để phù hợp với định giá của các chain đầu ngành. Phala đã được hưởng lợi từ việc ra mắt các cuộc đấu giá Kusama parachain và sự phát triển chung của hệ sinh thái Polkadot, đang háo hức chờ đợi sự ra mắt của parachains trên Polkadot.
Có thể do nhiều trở ngại khác nhau làm cho các giải pháp dựa trên Ethereum vẫn ở mức định giá thấp. Việc bị tấn công gần đây của Haven và quản lý dữ liệu chain (chi tiết) để giải quyết vấn đề có thể đã làm giảm sức hấp dẫn của nó với các nhà đầu tư.
Tương Lai Sắp Tới
Secret đã dành những nguồn lực đáng kể để phát triển hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ sản phẩm của mình. Dự án và cộng đồng đã thành lập Grants Program với 20 triệu SCRT tài trợ cho việc xây dựng các ứng dụng trên network. Dự án cũng đã tích hợp với Band Protocol, một khối căn bản (building block) DeFi cần thiết để cung cấp nguồn dữ liệu giá cho các sàn giao dịch trực tuyến và các ứng dụng tài chính khác như cho vay và các giao thức phái sinh.
Tất cả sự chú ý đang đổ dồn vào bản nâng cấp Supernova sắp tới, nó sẽ mở ra khả năng kết nối với các chuỗi Cosmos sống động khác như Terra, Osmosis và Cosmos Hub.
Nhưng giá trị chính của Secret Network nằm ở tên gọi của nó: tính toán bảo mật. Quyền riêng tư là một trở ngại trong tiền điện tử về mặt phát triển kỹ thuật, sự chấp thuận của cơ quan quản lý và sự chấp nhận của người dùng. Secret đã giải quyết vấn đề đầu tiên và được phát triển để giúp giải quyết vấn đề thứ hai trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc người dùng chấp nhận các giải pháp bảo mật sẽ là một trở ngại đáng kể vì người dùng thường coi trọng sự tiện lợi và quen thuộc hơn là sự bảo mật.
Quyền riêng tư của chúng ta đang bị tấn công trong Web2 trong một thời gian và bây giờ là crypto. Nó chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn trừ khi có sự thay đổi mạnh mẽ (và có lẽ cần thiết) trong hành vi của người dùng. Chúng ta có coi trọng quyền riêng tư của mình đủ để xây dựng lại hệ sinh thái DeFi trên layer 1 tập trung vào quyền riêng tư không? Có phải chúng ta chỉ đánh giá nó ở một mức không đáng kể, sử dụng các mạng bảo mật như các dịch vụ bổ sung trên cơ sở khi cần thiết? Hay chúng ta không chống chọi được với mối đe dọa đang rình rập từ sự giám sát của nhà nước?
Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.
Crypto đang xác định lại sự biến động quyền lực trong bước phát triển tiếp theo của tài chính và việc tạo ra các ứng dụng. Nó giới thiệu một cách tiếp cận từ dưới lên để xây dựng hạ tầng tài chính mới, cho phép người dùng kiểm soát hoạt động mạng và đề ra hướng đi của từng dự án. Nó giúp người dùng nắm quyền thay vì bị chi phối bởi các hệ thống tài chính và sự hình thành vốn như hiện tại.
Các blockchain công khai như Bitcoin và Ethereum hoạt động theo các tiêu chuẩn trên. Một trong những mục đích tạo ra Bitcoin là để kiểm tra các ngân hàng trung ương xem họ có quản lý nguồn tiền một cách yếu kém và lạm dụng sức mạnh to lớn của họ hay không. Ethereum đã mở ra khả năng tạo các ứng dụng lập trình hóa có thể truy cập trên toàn cầu và có thể được quản lý bởi một cộng đồng chủ sở hữu tokens và những người đóng góp nguồn mở (open-source contributors). Các mô hình này đã tạo điều kiện để hiện thực hóa phần đầu tiên trong luận điểm của Naval về crypto là phi tập trung tối đa.
Tuy nhiên, trong khi Bitcoin và Ethereum vượt trội trong việc phân quyền cho nhiều người, các thiết kế công khai mặc định (public-by-default) hiện tại của chúng có thể sẽ không cung cấp giải pháp đầy đủ cho luận điểm thứ hai của Naval – quyền riêng tư tối đa - ngay bây giờ hoặc bất cứ lúc nào.
Việc thiếu quyền riêng tư người dùng thể hiện rõ nét trong thời đại chủ nghĩa tư bản giám sát và giám sát cấp nhà nước. Tính minh bạch của Bitcoin và Ethereum có thể chỉ làm tăng thêm mối lo ngại hiện có này. Chúng cho phép giám sát đầu cuối đối (end-to-end surveillance) với mọi giao dịch tài chính cho mỗi ví, và các giải pháp như mixers (bộ trộn) đối mặt với những thách thức về tính thanh khoản và khả năng sử dụng có thể hạn chế quyền riêng tư mà chúng cung cấp.
Các privacy coin như Monero và Zcash đã xuất hiện để giải quyết những vấn đề này. Chúng sử dụng công nghệ mã hóa phức tạp để làm xáo trộn các chi tiết giao dịch, do đó bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và tăng cường bảo mật. Nhưng chúng không đáp ứng được nhu cầu của người dùng DeFi vì cả hai đều không hỗ trợ smart contract tại thời điểm này, tạo ra một khoảng trống trên thị trường.
Secret Network ra đời để lấp đầy khoảng trống đó. Đây là một trong những blockchain đầu tiên hỗ trợ smart contracts có thể lập trình với quyền riêng tư mặc định (privacy by default), được ra mắt trên Secret mainnet vào tháng 9 năm 2020. Secret sẽ phải đối mặt với những trở ngại công bằng khi cố gắng xây dựng cơ sở người dùng cũng như vượt qua sự e ngại chung của họ đối với việc hy sinh sự tiện lợi cho quyền riêng tư. Tuy nhiên, private smart contract cũng giới thiệu những lợi thế đáng kể về tính khả dụng và mở ra các trường hợp sử dụng mới quan trọng. Khi quyền riêng tư chuyển từ một tính năng bổ sung sang cần thiết cho người dùng các ứng dụng Web3 phức tạp, Secret Network có thể là một trong những dự án đi đầu trong lĩnh vực tính toán bảo mật (private computation).
Secret Network là gì?
Tổng quan
Secret Network là một blockchain độc lập được xây dựng bằng Cosmos SDK nhằm hỗ trợ hợp đồng thông minh với các quyền riêng tư dữ liệu. Nhà phát triển có thể xây dựng các Secret App có dữ liệu người dùng và quyền riêng tư được bảo mật nhờ “programmable privacy” (quyền riêng tư có thể lập trình) - các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư dữ liệu phức tạp tùy ý trong một ứng dụng.
Dự án tin rằng người dùng và tổ chức cần kiểm soát chi tiết dữ liệu của họ để công nghệ blockchain đạt được sự chấp nhận toàn cầu.
Ra mắt Mainnet
Secret Network mainnet ra mắt vào 13/02/2019. Ban đầu dự án có tên là Enigma thành lập vào 2017 nhằm cung cấp giải pháp tính toán riêng tư Layer-2 cho Ethereum. Enigma team ra mắt giao thức vào ngày họ tiết lộ thỏa thuận với SEC về ICO trị giá 45 triệu USD. Sau đó, dự án đổi tên thành Secret Network vào 05/2020. Hiện nay, Enigma MPC (công ty đứng sau giao thức Enigma) là một trong số các nhóm phát triển của Secret Network.
Không như Enigma, Secret Network là một giao thức Proof-of-Stake (PoS) được xây dựng bằng Cosmos SDK và Tendermint với native token SCRT. Mạng lưới được triển khai với hơn 20 validator hỗ trợ.
Secret Foundation được thành lập vào 06/2020 với tiêu chí ủng hộ quyền riêng tư như một lợi ích công cộng và cung cấp các công cụ, kiến thức, công nghệ cũng như sự hỗ trợ cần thiết để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Vào 20/06/2020, sự kiện Secret Games Incentivized Testnet đã bắt đầu và hoạt động trong vòng 2 tháng. Hơn 100 developer kiểm tra mức độ chịu stress của chuỗi để chuẩn bị cho hard fork “Vulcan” nhằm kích hoạt Secret Contract (một dạng hợp đồng thông minh có quyền riêng tư mặc định) trên mainnet.
Hỗ trợ swap ENG token & Ví
Vào 24/06/2020, burn contract cho SCRT đã được kích hoạt. Hợp đồng cho phép chủ sở hữu ERC-20 token ENG chuyển sang SCRT.
Kể từ đó, khoảng 62 triệu SCRT đã được gửi từ burn contract. Hơn 35 triệu SCRT khác đã được swap bơi Binance vào 29/09/2020. Binance sau đó trở thành sàn giao dịch lớn đầu tiên niêm yết SCRT.
Holder SCRT có thể tham gia quản trị và staking, đồng thời cũng có thể sử dụng token để thực hiện Secret Contract.
2 Ví Keplr và MathWallet hỗ trợ Secret Network và SCRT token. Đề xuất quản trị #19 đã chứng kiến những holder SCRT bỏ phiếu tài trợ cho nhóm đứng sau ví Keplr (sử dụng vốn từ pool cộng đồng Secret) để tạo ra MetaMask UX tương đương cho Secret Network. Ví này sẽ hỗ trợ cho các app và Secret Contract.
Secret Contract và Ứng dụng
Vào 15/09/2021, Secret Network đã hard fork thành công và nâng cấp giao thức từ “secret-1” đến “secret-2” cũng như kích hoạt Secret Contracts.
Vào 04/12/2020, mạng lưới có 50 validator đang hoạt động. Secret Ethereum Bridge triển khai vào 15/12/2021, các developer cho biết đây chỉ là một trong rất nhiều cầu nối đến các hệ sinh thái khác. Cầu nối này cho phép mọi người gói Ethereum và 14 token ERC-20 đến các mạng tiêu chuẩn SNIP-20 của Secret Network. Hơn hai triệu SCRT đã được cung cấp dưới dạng phần thưởng khai thác cầu nối để khuyến khích thanh khoản và sử dụng.
SecretSwap, ứng dụng DeFi đầu tiên của Secret Network, ra mắt vào 31/03/2021. Đây là giao thức Automated Market Maker (AMM) cross-chain ưu tiên quyền riêng tư. Vì Secret Swap sử dụng các Secret Contract nên nó có các tính năng sau:
- Ngăn chặn Front-Running: đầu vào trong mempool được mã hóa, có nghĩa là các thợ đào không thể trích xuất giá trị bằng cách sắp xếp lại hoặc xử lý trước các giao dịch của bạn.
- Quyền riêng tư: thông số đầu vào cho một hợp đồng hoán đổi được mã hóa, dữ liệu người dùng và các giao dịch vẫn ở chế độ riêng tư cho dù có nhiều hơn một địa chỉ thực hiện swap mỗi khối.
Secret Network nhận được sự đầu tư từ các tổ chức sau:
- Arrington XRP Capital
- BlockTower Capital
- CMT Digital
- Fenbushi Capital
- HASHED
- Outlier Ventures
- Spartan Group
Token Usage
SCRT (or Secret) là tài sản gốc của Secret Network. Các holder có thể sử dụng những tài sản SCRT để thanh toán phí giao dịch. Secret Node (Node operator) sẽ stake SCRT để vận hành mạng lưới. Đổi lại, các node nhận inflation reward và phí từ các các giao dịch. Non-node operator có thể ủy quyền SCRT cho nhóm validator để nhận một phần phí và phần thưởng.
Ngoài ra, SCRT còn có chức năng Quản trị. Các node operator liên kết SCRT trực tiếp trên mạng hoặc người dùng ủy quyền cho các Secret node nhằm bỏ phiếu cho các đề xuất thay đổi giao thức.
Triển khai và phân phối
Cộng đồng Secret Network đã tổ chức quy trình swap ENG (token của dự án Enigma) sang SCRT vào 06/2020 cho tổng cộng 114 triệu ENG. Hiện việc swap ENG-to-SCRT đã kết thúc vào đầu năm 2021.
Theo báo cáo của Secret Foundation về phân phối token vào 12/2020, nguồn cung ban đầu khoảng 160 triệu SCRT đã bao gồm 114 triệu ENG được swap. SCRT được phân phối như sau:
- Cộng đồng - 46,6%: bao gồm tất cả token mà cộng đồng đã swap, các coin được nắm giữ bởi các bên genesis không liên kết với Enigma và pool cộng đồng trực tuyến.
- Team - 22,4%: bao gồm token cấp cho nhân viên Enigma cũng như các công ty liên kết chẳng hạn như Secret Foundation. Nhân viên được cấp token dựa trên công việc hoặc theo thỏa thuận, trong vòng 2-4 năm.
- Enigma và Ngân quỹ - 18.6%: Enigma swap token trong ngân quỹ sang 30 triệu SCRT
- Pool hệ sinh thái - 12,4%: ngân quỹ on-chain cung cấp nguồn tài trợ cho các dự án và sáng kiến được xây dựng trên Secret Foundation. Nó bắt đầu với việc phân bổ 20 triệu SCRT. Ngân quỹ bắt đầu với 20 triệu SCRT.
Secret Network được bảo mật bởi các validator (tối đa hiện tại là 50) bằng Tendermint - proof-of-stake ủy quyền (DPoS) của Byzantine chịu lỗi (Byzantine fault tolerant - BFT). Những validator stake SCRT của mình hoặc nhận ủy quyền từ những holder SCRT khác để nhận thưởng bằng cách vận hành giao thức, xác minh giao dịch và đề xuất các khối cho chuỗi.
Nếu không duy trì một node nhất quán và trung thực, họ sẽ bị phạt và token sẽ bị trừ khỏi tài khoản. Các nhà khai thác trong mạng phải chạy các node có phần cứng tương thích, bao gồm hỗ trợ cho các vùng mã bảo mật (hiện đang hỗ trợ Intel SGX).
Quản trị
Cơ chế đồng thuận
Loại hình: Bỏ phiếu on-chain được ủy quyền
Secret Network có hệ thống quản trị dựa trên token trực tuyến để xác định các đề xuất hợp lệ và thực hiện các thay đổi. Mạng lưới cũng sử dụng một thành phần ngoài chuỗi cho phép những người đóng góp cốt lõi và thành viên cộng đồng đề xuất cũng như thảo luận về những thay đổi tiềm năng trước khi đề xuất chính thức.
Nếu một đề xuất nhận được đủ sự ủng hộ từ cộng đồng, thì sẽ được thực hiện trên chuỗi.
Các cuộc thảo luận về quản trị và đề xuất diễn ra trong diễn đàn Secret Network (tham khảo). Danh sách các đề xuất đang thực hiện và trong quá khứ có sẵn trên trình Secret Nodes block explorer (tham khảo).
Chi tiết quản trị on-chain
Bất kỳ staker nào cũng có thể gửi các đề xuất. Sức nặng của bỏ phiếu phụ thuộc vào lượng SCRT đã được liên kết với mạng lưới của một cá nhân.
Hệ thống bao gồm một số chức năng chính bắt nguồn từ module Cosmos SDK:
- Proposal Submission: Người dùng gửi một đề xuất đi kèm với 1 khoản tiền. Khi khoản tiền đạt đến tối thiểu, đề xuất sẽ bước vào giai đoạn bỏ phiếu.
- Vote: Người tham gia có thể bỏ phiếu cho các đề xuất đạt đến ngưỡng MinDeposit. Có 4 loại phiếu bầu: Yes, No, NoWithVeto, và Abstain. NoWithVeto tính là No nhưng có thêm 1 Veto. Abstain cho biết cử tri không bỏ phiếu nhưng chấp nhận kết quả cuối cùng.
- Inheritance and Penalties: Người đại diện kế thừa phiếu của người xác nhận nếu họ không tham gia bỏ phiếu
- Claiming Deposit: Người dùng đã gửi tiền vào các đề xuất có thể thu hồi tiền gửi, miễn là đề xuất đó không bị từ chối bởi NoWithVeto. Khoản tiền gửi có thể được thu hồi nếu đề xuất chưa bao giờ bước vào giai đoạn bỏ phiếu.
1/ Deposits
Để một đề xuất được xem xét bỏ phiếu, khoản tiền đặt cọc tối thiểu là 1000 SCRT phải được gửi trong vòng một tuần kể từ khi đề xuất được gửi.
Bất kỳ chủ sở hữu SCRT nào cũng có thể đóng góp để hỗ trợ các đề xuất, có nghĩa là bên gửi đề xuất không nhất thiết phải cung cấp đầy đủ khoản tiền ký quỹ.
Khoản tiền gửi là bắt buộc để tránh thư rác. Nếu đề xuất không đạt đến ngưỡng tiền gửi tối thiểu, tiền đặt cọc sẽ được hoàn lại. Nếu đề xuất được chấp thuận hoặc bị từ chối nhưng không được phủ quyết, các khoản tiền gửi sẽ tự động hoàn lại cho người gửi. Khi một đề xuất bị phần lớn phủ quyết, các khoản tiền gửi sẽ bị burn.
2/ Voting
Khi đạt đến ngưỡng tiền gửi tối thiểu, thời gian biểu quyết kéo dài 1 tuần sẽ bắt đầu. Trong thời gian này, chủ sở hữu SCRT có thể bỏ phiếu.
Như đã đề cập, có bốn tùy chọn: Yes, No, NoWithVeto và Abstain . Lưu ý rằng (1) chỉ token cổ phần mới có thể tham gia quản trị, (2) quyền biểu quyết được đo theo cổ phần. Số lượng SCRT được stake xác minh ảnh hưởng ra quyết định của bạn và (3) người ủy quyền kế thừa phiếu bầu của người xác nhận trừ khi họ bỏ phiếu của chính mình, điều này ghi đè lên quyết định của người xác nhận.
3/ Tallying
Đề xuất có được chấp nhận hay không phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu. Đề xuất được coi là chấp nhận phải đạt đủ số đại biểu (hơn 33,4% tổng số staked token vào cuối thời gian biểu quyết cần phải tham gia, vượt qua ngưỡng chấp thuận (hơn 50% các token đã tham gia biểu quyết - sau khi loại trừ phiếu Abstain - đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất) và không bị phủ quyết (ít hơn 33,4% token đã tham gia biểu quyết - sau khi loại trừ phiếu Abstain - đã phủ quyết)
4/ Implementation
Một đề xuất được chấp nhận sẽ vô tác dụng nếu không được thực hiện bởi các trình xác thực trong mạng lưới. Nếu một đề xuất chỉ đưa ra định hướng (“signaling”), các nhà phát triển có thể biến nó thành một đề xuất hard fork và chuyển cho trình xác thực để cập nhật mạng.
Hãy làm rõ về Quyền Riêng Tư Trong Crypto
Quyền riêng tư không được đảm bảo trong blockchain. Các giao dịch là những dấu hiệu mà hackers (thông tin chi tiết) và những kẻ tấn công bằng phần mềm độc hại thấy rõ thông qua chi phí của nó. Nói tóm lại, crypto là một “ngân hàng ngầm khủng khiếp”, một khía cạnh dường như vẫn chưa thoát khỏi giới tinh hoa chính trị của Mỹ (tham khảo). Đây là điều tích cực, ít nhất là từ góc độ thực thi pháp luật hoặc thuế.
Nhưng có những vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật cá nhân hợp pháp liên quan đến các hoạt động hàng ngày mà các chain công khai phổ biến nhất không thể dễ dàng giải quyết được.
Dòng tiền đầu tư trên blockchain tương đối dễ theo dõi. Các nhà cung cấp phân tích blockchain như Chainalysis đã xây dựng các công ty kỳ lân (công ty khởi nghiệp tư nhân có giá trị hơn 1 tỷ USD) chuyên phân tích các chuyển động hoặc giao dịch crypto cho các sàn giao dịch và cơ quan quản lý. Các trang web như Nansen cho phép người dùng cá nhân theo dõi ví của các nhà đầu tư crypto nổi tiếng (thông tin) nhất sau mỗi lần họ gửi tiền, swap token và mua NFT.
Nguồn: Twitter
Bên cạnh tầm quan trọng của nó đối với DeFi (Decentralized Finance - Tài chính phi tập trung), quyền riêng tư rất quan trọng đối với một Web3 chức năng vì toàn bộ vấn đề của nó là phân quyền và tư nhân hóa dữ liệu người dùng. Chúng ta có thực sự muốn Facebook, TikTok (tham khảo) hoặc Spotify biết mọi thứ về chúng ta không?
Nguồn: WSJ.com
Liệu mỗi lần chúng ta mua cà phê hay sử dụng Uber có nên để người khác biết không? Sau khi hai người giao dịch trên blockchain, họ biết public keys của nhau và từ đó có thể theo dõi các tài khoản được liên kết với người đó. Tính minh bạch triệt để được cung cấp bởi các sổ cái công khai (public ledgers) có thể là một rào cản đáng kể đối với việc dùng crypto thanh toán được chấp nhận rộng rãi - cũng như rủi ro bảo mật rất lớn.
Đi Sâu Vào Secret Network
Có thể phần nào làm xáo trộn dòng tài sản crypto thông qua các privacy coins như ZCash và Monero hoặc Ethereum DApps (Decentralized Applications – Các ứng dụng phí tập trung) như Tornado Cash. Tuy nhiên, như đã đề cập, privacy coins không thể đáp ứng nhu cầu ẩn danh hoặc bảo mật trong bối cảnh tài chính mới này. Chúng không có gì ngoài việc cung cấp khả năng trao đổi cá nhân hoặc lưu trữ của cải tuyệt vời.
Để một mạng cá nhân thu hút người dùng trong thời đại DeFi, các tính năng bảo mật của nó cũng phải mở rộng đến layer ứng dụng.
Secret Network là một trong những nền tảng smart contract tập trung vào quyền riêng tư đầu tiên được ra mắt. Đây là một blockchain layer 1 được xây dựng bằng cách sử dụng Cosmos SDK và Tendermint BFT (tham khảo), một giao thức đồng thuận Delegated Proof-of-Stake (DPoS - Ủy quyền bằng chứng cổ phần).
Giống như các chuỗi dựa trên Tendermint khác, Secret Network có block time (thời gian để thực hiện một khối) khoảng 6 giây và có thể xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây. Chain này hiện hỗ trợ 50 trình xác thực đang hoạt động (active validator) với trung bình 167 người ủy quyền (delegator) cho mỗi node.
Secret có nguồn gốc từ một dự án MIT có tên Enigma, huy động được 45 triệu USD trong một ICO vào năm 2017 để xây dựng công nghệ bảo mật cho các blockchain công khai. Secret Network được ra mắt bởi cộng đồng Enigma dưới dạng một blockchain layer 1 độc lập dựa trên nghiên cứu và công nghệ của Enigma. Cộng đồng cũng tạo điều kiện cho việc swap giữa token ENG ERC-20 cũ của Enigma và SCRT mainnet gốc của Secret. Kể từ đợt hard fork của mạng lên thành secret-2 vào ngày 15 tháng 9 năm 2020, các private smart contract với đầu vào, đầu ra và trạng thái được mã hóa đã hoạt động trên mainnet. Điều này đã cho phép khởi chạy các ứng dụng DeFi ban đầu như “secret token”, các phiên bản bảo mật của tài sản Secret gốc hoặc được chuyển đến từ các chain khác. Dữ liệu giao dịch cho các secret token này vẫn được mã hóa trong các smart contract và các ứng dụng, người xem cũng như người xác thực không thể truy cập được trong khi người dùng vẫn có thể truy cập được.
Secret Network sử dụng Phần mở rộng Bảo vệ Phần mềm Intel (Intel SGX - Intel Software Guard Extensions), để chia protocol code thành các phần đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Thành phần “enclave” an toàn của Môi trường thực thi tin cậy (TEE - Trusted Execution Environment) thực thi mã đáng tin cậy. TEE được sử dụng trong nhiều thiết bị, bao gồm các smartphone, máy chơi trò chơi điện tử và hoạt động như một "hộp đen" để tính toán dữ liệu được mã hóa.
Nguồn: Secret Network
Hệ Sinh Thái Secret
Secret Bridges
Một trong những chiến lược phát triển quan trọng của Secret Network là kết nối các mạng khác với cơ sở người dùng và nhóm thanh khoản hiện có. Với cấu trúc khuyến khích phù hợp, Secret Network có thể chia sẻ hoạt động do các blockchain khác tạo ra mà không cần sử dụng quá nhiều tài nguyên để xây dựng một nền kinh tế mới từ đầu. Dự án đã ra mắt cầu nối (bridge) đầu tiên vào ngày 15 tháng 12 năm 2020, thiết lập một kết nối cần thiết với Ethereum.
Kể từ đó, nó đã triển khai các cầu nối với Binance Smart Chain (BSC) (tham khảo) và Monero (tham khảo), một cổng giao tiếp với Astar Network (một Polkadot parachain tiềm năng trước đây được gọi là Plasm Network) (tham khảo) đang trong quá trình phát triển, cũng như là cầu nối với hệ sinh thái Terra (tham khảo) đang phát triển nhanh chóng.
Khả năng tương tác cũng là lý do cốt lõi khiến Secret Network chọn xây dựng trên khung Cosmos SDK. Cosmos SDK cho phép các nhà phát triển thêm chức năng mới thông qua các module plug-and-play. Một trong những module này triển khai giao thức Inter-Blockchain Communication (IBC), cho phép các mạng giao tiếp với các chain hỗ trợ IBC khác. Cộng đồng chủ sở hữu token SCRT đã thể hiện sự ủng hộ Secret Network áp dụng IBC (tham khảo), dự án dự định kích hoạt các khả năng giao tiếp cross-chain này trong bản nâng cấp Supernova sắp tới (dự kiến vào tháng 10 năm 2021) (tham khảo).
Wrapping token ERC-20 và BEP-20 hoặc Monero cần kết nối với Secret bằng cách lock vào smart contract hai chiều. Ví dụ: Monero (XMR) có thể được gửi vào để lấy xXMR trên Secret. Người dùng có thể chuyển tiền theo hướng ngược lại (đổi về Monero) bằng cách burn token xXMR để unlock XMR gốc trên Monero. Tuy nhiên, đối với các chain khác ngoài Monero, việc kết nối không thực sự hoàn toàn ẩn danh và việc chuyển qua cầu nối có thể bị theo dõi trên chain gốc mặc dù sự bảo mật vẫn được duy trì trên Secret Network.
Secret DeFi
Kết nối với các chain hiện có là một bước quan trọng. Không thể phủ nhận crypto là một vũ trụ đa chuỗi (multi-chain universe) tại thời điểm này. Sự đổi mới không diễn ra một cách riêng lẻ. Nhưng layer 1 cũng cần có lý do để thu hút sự chú ý và duy trì sự tương tác ngay từ đầu. Lý do này có thể là một mục tiêu hoặc đặc tính chung giữa các thành viên trong cộng đồng, như nhu cầu bảo vệ quyền riêng tư, nhưng đó thường là một hệ sinh thái DeFi khuyến khích rất nhiều để có thể khóa các hoạt động.
Secret hiện hỗ trợ trao đổi phi tập trung (SecretSwap), một token quản trị cho lĩnh vực Secret’s DeFi (SEFI) và thị trường “đấu giá” ngang hàng, tạo thành nền tảng cho hệ sinh thái ứng dụng của chain.
Các ứng dụng Secret Network sử dụng một loại smart contracts độc đáo gọi là “Secret Contracts.” Không giống như các contract được sử dụng trên Ethereum, các Secret Contracts này có thể chấp nhận đầu vào được mã hóa và tạo ra đầu ra được mã hóa trong khi không tiết lộ trạng thái của từng contract (cơ sở dữ liệu nội bộ của nó). Theo cách nói tiếp thị, Secret Network kết hợp việc thực thi smart contract của Ethereum, sự bảo mật trong giao dịch của Monero và khả năng tương tác được cung cấp bởi các chain Cosmos SDK.
Nguồn: Secret Network
Trong khi bảo mật giao dịch có thể dễ dàng đạt được bằng smart contract có tính bí mật ngay từ đầu, lợi thế của Secret Contracts là trạng thái được mã hóa có thể giảm thiểu lợi nhuận miner kiếm được do lợi dụng quyền hạn của mình (MEV- Miner Extractable Value) (tham khảo).
MEV là tâm điểm của sự chú ý và các mục định xấu trong Ethereum do sự bảo mật và hệ quả UX của nó. Vì Ethereum hoàn toàn minh bạch, miner có thể thấy các giao dịch đến và thay đổi thứ tự giao dịch hoặc gửi một giao dịch cạnh tranh có lợi cho họ về mặt tài chính. Ngược lại, bản chất bảo mật của Secret Network ẩn dữ liệu giao dịch từ các trình xác thực khỏi các công cụ phân tích blockchain (như block explorers), ngăn trình xác thực có thể sắp xếp lại các giao dịch hoặc thực hiện front-running attacks (tham khảo).
Lưu ý, token SCRT gốc của Secret Network không phải là một privacy coin. Tất cả các giao dịch SCRT đều công khai, tương tự như BTC hoặc ETH. Giống như hầu hết các layer 1 mới, SCRT đóng vai trò là token quản trị chính và token staking. Các chức năng chính của nó bao gồm bỏ phiếu về các thay đổi trong giao thức, trả phí gas và staking (với tư cách là người xác nhận hoặc người ủy quyền) để giúp bảo mật chain. Phần bảo mật của Secret Network nằm ở khả năng ẩn lịch sử giao dịch, các thay đổi trạng thái của tokens và hợp đồng chạy trên mạng.
Secret NFTs
Các thuộc tính bảo mật của Secret Network có thể mở rộng sang nhiều loại token, bao gồm cả NFTs. Vào tháng 4 năm 2021, người nhận khoản trợ cấp cộng đồng đầu tiên của mạng đã công bố một tham chiếu thực thi trên mainnet cho tiêu chuẩn Secret NFT (SNIP-721) (tham khảo). Giống như các fungible token khác, các Secret NFT kế thừa các đặc điểm bảo mật tương tự khi được chuyển giao hoặc xử lý bằng các Secret contract.
Lấy NFTs làm ưu tiên là một động thái hợp lý của Secret Network hoặc bất kỳ nền tảng mới nào trong bối cảnh thị trường NFT đang nóng lên. Các nhà sáng tạo và doanh số của NFT đã tăng lên trong 8 tháng qua, thể hiện qua khối lượng giao dịch hàng tháng trên thị trường NFT nổi tiếng OpenSea.
Mặc dù Ethereum là tâm điểm của hoạt động NFT hiện nay, nhưng chi phí giao dịch ngày càng tăng có thể khiến nó mất đi lượng người dùng crypto đáng kể. Các hạn chế về khả năng mở rộng của Ethereum cuối cùng đã tạo ra cơ hội hoàn hảo cho các layer 1 mới với chi phí thấp có thể thu hút người dùng và các use case không chịu nổi phí gas cao của Ethereum. Secret Network có thể được hưởng lợi từ tình huống này nhưng cạnh tranh bằng cách giảm thiểu phí là một thị trường cạnh tranh cao. Secret Network có thể nổi bật giữa đám đông là nhờ những lợi thế mà Secret NFT mang lại.
Các Secret NFT có các đặc điểm giống như các token ERC-721 của Ethereum trong khi cung cấp thêm ba tính năng mới (chi tiết): khả năng (1) ẩn quyền sở hữu các item hiếm, (2) tư nhân hóa trường siêu dữ liệu (cách chữ ký NFT kết nối với dữ liệu off-chain như tác phẩm nghệ thuật), và (3) kiểm soát quyền truy cập vào nội dung được kết nối.
Tính năng đầu tiên có một sức hấp dẫn rõ ràng. Là các mặt hàng độc đáo và thường khan hiếm, NFT tương đối dễ bị theo dõi bằng cách sử dụng các công cụ phân tích on-chain. Các cài đặt quyền riêng tư của Secret Network cho phép người dùng giữ NFT bên ngoài chế độ xem công khai. Hai thuộc tính cuối cùng có thể cho phép mở ra các use case NFT mới (các vật phẩm trong game có khả năng ẩn hoặc tác phẩm nghệ thuật được gắn với các liên kết bí mật) và cho phép các nghệ sĩ hoặc thị trường tùy chỉnh quyền truy cập vào sản phẩm của họ (quan trọng đối với các sự kiện độc quyền hoặc ngành giải trí dành cho người lớn).
Lĩnh vực NFT Secret Network hiện tại còn nhỏ. Secret Heroes (chi tiết) là game đầu tiên của mạng và có một thị trường NFT đang hoạt động theo bản cập nhật lộ trình mới nhất của dự án (tham khảo roadmap). Bất chấp mức độ chấp nhận hiện tại và việc tiếp cận thị trường muộn, Secret có thể chiếm thị phần của thị trường NFT bằng cách cung cấp một trong những giải pháp tập trung vào quyền riêng tư duy nhất cho lĩnh vực non- fungibles.
Sự Phát Triển Của Hệ Sinh Thái
Nguồn: Secret Analytics (Lưu ý: Đã bao gồm TVL và khối lượng của cả Ethereum và BSC bridges)
SecretSwap là DApp chính trên mạng (thông tin chi tiết). Nó có khoảng 45 triệu USD thanh khoản, tăng 2.7 lần so với mức thấp nhất vào cuối tháng 7 và đóng cửa với ATH từ tháng 5, đây là một dấu hiệu đáng hoan nghênh của sự phục hồi mặc dù khối lượng giao dịch đang có xu hướng giảm dần.
Nguồn: Secret Analytics (SecretSwap)
Mặc dù SecretSwap là trung tâm của hệ sinh thái ứng dụng Secret, các tools nhỏ nhưng đang phát triển của network như các hợp đồng token minting và games như Secret Heroes có hoạt động on-chain ngày càng tăng. Các giao dịch hàng ngày và phí thanh toán (được đo bằng gas sử dụng) đã có xu hướng tăng trong ba tháng qua, với giao dịch hàng ngày tăng 64% và gas sử dụng tăng 75% so với mức thấp nhất vào tháng 7 năm 2021.
Nguồn: Secret Analytics
Chất xúc tác chính cho SecretSwap và phần còn lại của hệ sinh thái ứng dụng Secret sẽ là bản nâng cấp Supernova vào tháng 10 năm 2021, cho phép nó kết nối với các chain Cosmos khác và tích hợp các tài sản mới như UST stablecoin của Terra
Bối Cảnh Cạnh Tranh
Hành trình Secret triển khai hoàn toàn private smart contracts là một bước đột phá. Đây là một trong những network đầu tiên hỗ trợ phát hành token có thuộc tính bảo mật và có chức năng smart contract không ảnh hưởng đến sự bảo mật của giao dịch.
Các giải pháp bảo mật khác có dạng (1) privacy coins, (2) mixers và (3) contract trên Ethereum để bảo vệ các giao dịch.
Đối với các giao dịch bảo mật và các kho lưu trữ giá trị nghiêm ngặt thì Monero và Zcash là các privacy coins nổi tiếng, sử dụng các kỹ thuật bảo mật được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng chúng chưa có quy định pháp lý rõ ràng. Zcash đã đạt được một số bước tiến lớn với các sàn giao dịch có trụ sở tại Mỹ, được listing trên các sàn nổi tiếng Coinbase và Gemini.Tuy nhiên, Monero vẫn chưa nhận được sự chấp thuận khi một số sàn giao dịch đã hủy niêm yết XMR trong quá khứ do lo ngại pháp lý. Cả Monero và Zcash đều có ứng dụng hẹp. Chúng xử lý giá trị bảo mật rất tốt nhưng hiện không hỗ trợ smart contracts. Bảo mật mà không có DeFi hoặc Web3 tức là chỉ đang đáp ứng một phần vấn đề.
Các mixer on-chain như Tornado Cash phá vỡ chain trong lịch sử giao dịch của tài sản. Chúng khiến việc khớp các giao dịch đầu vào và đầu ra khó hơn, mang lại cho người dùng các tài sản giống nhau trong một ví mới mà không có chi tiết giao dịch. Tuy nhiên, mixing là một giải pháp hiệu quả nhưng không đầy đủ, vì nó mang lại cho người dùng một khởi đầu mới nhưng không ngăn người dùng bị đe dọa một lần nữa. Ngoài ra, các mixer cần có thanh khoản cao để tối ưu hóa sự bảo mật vì đầu vào giao dịch phải có cùng kích thước để có thể khớp các giao dịch khi khối lượng đầu vào thấp.
Đối với những người muốn duy trì quyền truy cập vào hệ sinh thái của Ethereum thì Railgun, Aztec và Offshift dường như là những lựa chọn khả thi. Tuy nhiên, Aztec không được phân quyền hoàn toàn và các chain còn lại đang đối mặt với những thách thức kỹ thuật đáng kể khiến chúng không thể khởi chạy mainnet.
Secret đã hoạt động như thế nào trong lĩnh vực bảo mật tính toán (private computation) từ đầu năm? SCRT đã có thành tích đáng ngưỡng mộ trước sự cạnh tranh vốn hóa thị trường thấp hơn của mình với mức lợi nhuận so với đầu năm là 3.5 lần. Những lợi nhuận này thấp hơn DERO 25 lần và Phala 7.7 lần nhưng vẫn dẫn trước phần còn lại của nhóm.
Có thể do nhiều trở ngại khác nhau làm cho các giải pháp dựa trên Ethereum vẫn ở mức định giá thấp. Việc bị tấn công gần đây của Haven và quản lý dữ liệu chain (chi tiết) để giải quyết vấn đề có thể đã làm giảm sức hấp dẫn của nó với các nhà đầu tư.
Secret đã dành những nguồn lực đáng kể để phát triển hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ sản phẩm của mình. Dự án và cộng đồng đã thành lập Grants Program với 20 triệu SCRT tài trợ cho việc xây dựng các ứng dụng trên network. Dự án cũng đã tích hợp với Band Protocol, một khối căn bản (building block) DeFi cần thiết để cung cấp nguồn dữ liệu giá cho các sàn giao dịch trực tuyến và các ứng dụng tài chính khác như cho vay và các giao thức phái sinh.
Tất cả sự chú ý đang đổ dồn vào bản nâng cấp Supernova sắp tới, nó sẽ mở ra khả năng kết nối với các chuỗi Cosmos sống động khác như Terra, Osmosis và Cosmos Hub.
Nhưng giá trị chính của Secret Network nằm ở tên gọi của nó: tính toán bảo mật. Quyền riêng tư là một trở ngại trong tiền điện tử về mặt phát triển kỹ thuật, sự chấp thuận của cơ quan quản lý và sự chấp nhận của người dùng. Secret đã giải quyết vấn đề đầu tiên và được phát triển để giúp giải quyết vấn đề thứ hai trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc người dùng chấp nhận các giải pháp bảo mật sẽ là một trở ngại đáng kể vì người dùng thường coi trọng sự tiện lợi và quen thuộc hơn là sự bảo mật.
Quyền riêng tư của chúng ta đang bị tấn công trong Web2 trong một thời gian và bây giờ là crypto. Nó chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn trừ khi có sự thay đổi mạnh mẽ (và có lẽ cần thiết) trong hành vi của người dùng. Chúng ta có coi trọng quyền riêng tư của mình đủ để xây dựng lại hệ sinh thái DeFi trên layer 1 tập trung vào quyền riêng tư không? Có phải chúng ta chỉ đánh giá nó ở một mức không đáng kể, sử dụng các mạng bảo mật như các dịch vụ bổ sung trên cơ sở khi cần thiết? Hay chúng ta không chống chọi được với mối đe dọa đang rình rập từ sự giám sát của nhà nước?
Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.
Đính kèm
- 1.2 MB Xem: 1
Last edited: