Tác động của COVID-19 đối với tình trạng bất bình đẳng ở Mỹ

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 363
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo The Hill

Tác phẩm gây tranh cãi của Thomas Piketty mang tên “Tư bản trong thế kỷ 21” - một tác phẩm bán chạy - đã châm ngòi một lần nữa cho những cuộc thảo luận của các nhà kinh tế học chính thống và của công chúng về nguyên nhân và hệ quả của các bất bình đẳng ngày càng tăng về thu nhập và thịnh vượng. Sự xuất hiện và thống trị của kinh tế vĩ mô tân cổ điển vào cuối thế kỷ 20 đã dẫn tới việc ít chú trọng hơn vào các vấn đề phân phối và tập trung hơn vào việc giảm các ràng buộc phía cung. Nhà kinh tế học đạt giải Nobel của Đại học Chicago Robert Lucas, nhân vật hàng đầu ủng hộ kinh tế vĩ mô tân cổ điển, đã tóm lược các quan điểm chính thống đối với vấn đề phân phối thông qua câu nói: “Trong các xu hướng ảnh hưởng xấu tới một nền kinh tế khỏe mạnh, xu hướng cám dỗ nhất, và theo quan điểm của tôi là xu hướng độc hại nhất, đó là tập trung vào các câu hỏi của vấn đề phân phối... Tiềm năng của việc cải thiện đời sống cho người nghèo thông qua tìm kiếm các cách thức khác nhau để phân phối sản lượng không thể so sánh với tiềm năng vô hạn của việc tăng sản lượng”.

images_medium_wealth-gap.jpg


Theo sau mối quan tâm ngày càng tăng trong việc xác định những nhân tố phức tạp gây ra bất bình đẳng thu nhập, chúng ta hiện nay đã có những hiểu biết chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng kinh tế. Các nhân tố được nhấn mạnh trong các nghiên cứu gần đây bao gồm: tự động hóa và các thay đổi công nghệ phục vụ tay nghề, cuộc đua giữa tri thức giáo dục và tiến bộ kỹ thuật, động lực “được ăn cả, ngã về không”, sự trỗi dậy của các công ty siêu sao, toàn cầu hóa, chính sách thuế và sự suy giảm quyền lực thương lượng của lao động.

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) và những tác động không đồng đều của nó đối với nền kinh tế cũng như xã hội đã làm phức tạp thêm những nỗ lực nhằm dự đoán về xu hướng bất bình đẳng kinh tế trong tương lai. Lịch sử đã cho thấy rằng các đại dịch lớn có xu hướng làm giảm bất bình đẳng. Trong tác phẩm “Người công bằng vĩ đại: Bạo lực và Lịch sử của Bất bình đẳng từ Thời đại Đồ đá tới Thế kỷ 21”, Walter Scheidel đưa ra dẫn chứng thuyết phục rằng, trong suốt lịch sử hiện đại, bất bình đẳng chỉ giảm đáng kể sau những sự kiện tai họa như “chiến tranh tổng lực, cách mạng chuyển tiếp, sụp đổ nhà nước, và dịch bệnh thảm họa”.

Lý do căn bản cho khuôn mẫu lịch sử này liên quan tới quyền thương lượng của tầng lớp lao động so với tư bản hoặc chủ đất. Dân số giảm mạnh theo sau mỗi thảm họa làm cải thiện quyền thương lượng tương đối của lao động và dẫn tới sự tăng lên của tiền tương, theo đó làm giảm bất bình đẳng xã hội. Chẳng hạn các nhà lịch sử kinh tế học đã nhấn mạnh ảnh hưởng to lớn của đại dịch “Cái chết Đen” ở Anh trong suốt thế kỷ 14 tới quỹ đạo tăng trưởng của quốc gia này.

Nhờ vào hệ thống chăm sóc y tế thời kỳ hiện đại, sự cải thiện của tiêu chuẩn vệ sinh cũng như công nghệ truyền thông, tỷ lệ thương vong từ dịch COVID-19 đã thấp hơn nhiều so với các đại dịch toàn cầu trước đó. Những dấu hiệu ban đầu cho thấy đại dịch có khả năng làm trầm trọng hơn thay vì giảm nhẹ bất bình đẳng kinh tế tại Mỹ. Khác biệt căn bản giữa tác động của đại dịch đối với lực lượng lao động kỹ năng cao “cổ cồn trắng” và tác động đối với lực lượng lao động thuộc khu vực dịch vụ thu nhập thấp được dự đoán sẽ nới rộng hơn nữa bất bình đẳng kinh tế. Chúng ta cũng đang được chứng kiến những tác động 2 mặt của đại dịch đối với thị trường nhà ở của Mỹ. Người giàu đang tận dụng giai đoạn lãi suất cho vay thế chấp thấp để mua nhà lớn hơn trong khi những người thất nghiệp và những người “yếu ớt” về tài chính lại đang đứng trước rủi ro bị đuổi khỏi chỗ ở. Sự phục hồi hình chữ V ncủa thị trường cổ phiếu, đi kèm với nó là việc Cục Dự trữ Liên bang bơm thêm thanh khoản vào nền kinh tế và mua lại tài sản, cũng được dự đoán sẽ làm tăng cường bất bình đẳng giàu nghèo.

Phản ứng ban đầu của chính sách tài khóa có thể xem như một điểm sáng. Đạo luật CARES đã hạn chế những nguy cơ nghèo đói gia tăng cũng như cung cấp một “cú huých” về thu nhập, mặc dù chỉ là tạm thời, cho những hộ gia đình nghèo và những người thất nghiệp. Rủi ro trong tương lai sẽ là những đợt cắt giảm lao động tạm thời sẽ trở thành lâu dài cũng như sẽ có sự gia tăng phân cực việc làm và sự biến mất của nhiều ngành nghề. Dịch COVID-19 sẽ làm tăng tốc quá trình áp dụng kỹ thuật giúp hỗ trợ y tế từ xa, giáo dục từ xa, thương mại điện tử, thanh toán không tiếp xúc và giao hàng tự động. Những xu hướng này, trong từ ngắn tới trung hạn, sẽ tiếp tục làm phân hóa thị trường lao động và làm trầm trọng hơn bất bình đẳng kinh tế.
 
Bên trên