Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Điều gì sẽ diễn biến xấu khi giảm phát? Dù gì thì mọi người đều muốn tiền lương của họ tăng lên. Các vấn đề bắt đầu xảy ra khi xe hơi, quần áo và tiện ích ngày càng rẻ hơn, giá rẻ dần đi sẽ làm thiệt hại dần theo hướng riêu cực và nó được hiểu là giảm phát có thể phá hủy một nền kinh tế. Kinh tế đang có một cú sốc gây ra bởi đại dịch, nỗi sợ về việc giá trên toàn thế giới có thể bắt đầu giảm mạnh, đẩy nền kinh tế toàn cầu từ suy thoái vào một tình huống thậm chí còn khó hơn để thoát ra.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi giá giảm dần?
- Khi giá giảm trên diện rộng và trong một thời gian dài, hoạt động kinh tế có thể sẽ dừng lại. Đa số các người đi mua hàng sẽ nghĩ rằng họ sẽ có được một cái giá rẻ hơn khi chờ đợi thêm một thời gian nữa bao gồm hàng hóa và dịch vụ, tâm lý chờ đợi đó sẽ khiến họ chẳng mua một thứ gì. Việc trì hoãn mua hàng, doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng, khiến các công ty phải hoãn các hoạt động đầu tư và tuyển dụng để giữ sự cân bằng trong quỹ lương nhân viên. Triển vọng công việc kém hơn và lương bổng trì trệ khiến các hộ gia đình càng ít chi tiêu hơn, nhiều áp lực sẽ đặt lên vai các công ty vì phải giữ mức giá xuống của thị trường. Các công ty, công nhân và hộ gia đình cuối cùng sẽ bị thiệt hại.
Tại sao các nhà kinh tế học lo lắng về việc này?
- “Giảm phát là nguyên nhân dẫn đến hai trong số những thảm họa kinh tế tồi tệ nhất trong thời hiện đại - Đại suy thoái những năm 1930 và một cơn khủng hoảng dù ít thảm khốc hơn nhưng đã khiến Nhật Bản đã mất hàng thập kỷ với hầu như không tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế luôn đưa ra các giải pháp chính sách có thể giải quyết lạm phát nhưng họ lại có rất ít thành công hiệu quả cho giảm phát. Nếu lạm phát là thần đèn thì sau đó giảm phát là yêu tinh” Giám đốc Christine Lagarde Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết khi bà đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Nhật Bản đã dạy chúng ta điều gì về giảm phát?
- Đó là điều vô cùng khó khăn để thoát ra. Giá cả đi xuống diễn ra tại Nhật Bản vào những năm 1990 khi các ngân hàng bị tổn hại do bong bóng bất động sản vỡ phải tiến hành ngừng cho vay. Tiền lương bị đình trệ và người tiêu dùng phải thắt chặt trong chi tiêu. Ngân hàng Nhật Bản gọi đây là một tư duy giảm phát của nền kinh tế. Sau hai thập kỷ với giá sản phẩm thấp và tăng trưởng thấp, Thủ tướng Shinzo Abe đã đặt Haruhiko Kuroda vào vị trí lãnh đạo của BOJ để cố gắng làm giảm sự giảm phát. Nhưng sau bảy năm ngân hàng đã nắm một núi tiền mặt lớn hơn quy mô nền kinh tế, lạm phát vẫn gần bằng 0 và vẫn chưa đạt lạm phát mục tiêu 2% của kế hoạch. Việc bổ sung lãi suất âm và lợi suất trái phiếu bằng 0 đã không thể có những tác động xoay chuyển hoàn toàn cục diện, qua đấy Nhật Bản cho thấy những khó khăn nổi bật của việc chấm dứt giảm phát với các công cụ chính sách tiền tệ.
Điều gì sẽ thúc đẩy giảm phát khiến chúng ta quan tâm?
- Ngay cả trước khi có đại dịch, lạm phát là rất ít trong các nước công nghiệp mặc dù đã nhiều năm nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm dấy lên mối lo ngại hiện tượng của Nhật Bản khi xưa. Giá dầu lao dốc và hoạt động kinh tế tăng mạnh làm tăng thêm mối lo ngại. Trong khi dây chuyền sản xuất nhà máy bị đình chỉ và cửa hàng đóng cửa cuối cùng sẽ mở cửa trở lại, thất nghiệp trên toàn cầu có nghĩa là sự cắt giảm chi tiêu sẽ tồn tại. Các biện pháp của chính phủ như tiền trợ cấp có thể không cung cấp một sự hỗ trợ nhanh chóng cho nhu cầu và giá cả trong khi vấn đề về y tế công cộng lo ngại virus vẫn còn tồn tại sẽ khiến mọi người tránh xa đường phố. Viễn cảnh rất không chắc chắn khiến cho Chủ tịch Fed Jerome Powell đã không dự báo về kinh tế phía trước, ông nói rằng việc dự báo có thể gây trở ngại nhiều hơn cho người dân hơn là một sự giúp đỡ.
Trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
- Về lý thuyết, giảm phát có thể khiến trái phiếu hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư vì đây là một dòng thu nhập cố định có giá trị trong một thế giới đang giảm giá kết hợp lãi suất thấp. Trái phiếu kho bạc và các trái phiếu chất lượng cao khác như nợ doanh nghiệp được xếp hạng AAA thường được nhắc đến là một rào chắn giảm phát. Nhưng mọi thứ trở nên khó khăn hơn đối với các công ty có nợ cao, đặc biệt nếu môi trường giảm phát tăng rủi ro kinh doanh - và do đó sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các công ty phát hành trái phiếu rác. Trong khi lạm phát có thể giúp giảm gánh nặng nợ cho các công ty cũng như chính phủ theo thời gian và giải quyết bằng cách giảm giá trị thực của nó, giảm phát tất nhiên sẽ có tác dụng ngược lại.
Lạm phát là một vấn đề đáng quan tâm?
- Một số người cho rằng những lo ngại về giảm phát được gây ra bởi đại dịch là quá mức vì giá cả có thể nhảy vọt khi hoạt động kinh tế trở lại cùng với tác động kích thích nền kinh tế của ngân hàng trung ương và chính phủ sẽ thúc đẩy nhu cầu. Tuy nhiên, ngay cả sau khi đại dịch kết thúc, những sự trì trệ từ đóng cửa nền kinh tế - triển vọng việc làm kém, niềm tin của người tiêu dùng bị phá vỡ và phục hồi kém trong chuỗi cung ứng toàn cầu - có thể ngăn chặn sự phục hồi nhanh chóng và do đó ngăn chặn lạm phát. Lạm phát thường dễ dàng giải quyết hơn đối với các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn bởi vì họ có công cụ tăng lãi suất từ mức đáy hiện tại.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi giá giảm dần?
- Khi giá giảm trên diện rộng và trong một thời gian dài, hoạt động kinh tế có thể sẽ dừng lại. Đa số các người đi mua hàng sẽ nghĩ rằng họ sẽ có được một cái giá rẻ hơn khi chờ đợi thêm một thời gian nữa bao gồm hàng hóa và dịch vụ, tâm lý chờ đợi đó sẽ khiến họ chẳng mua một thứ gì. Việc trì hoãn mua hàng, doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng, khiến các công ty phải hoãn các hoạt động đầu tư và tuyển dụng để giữ sự cân bằng trong quỹ lương nhân viên. Triển vọng công việc kém hơn và lương bổng trì trệ khiến các hộ gia đình càng ít chi tiêu hơn, nhiều áp lực sẽ đặt lên vai các công ty vì phải giữ mức giá xuống của thị trường. Các công ty, công nhân và hộ gia đình cuối cùng sẽ bị thiệt hại.
Tại sao các nhà kinh tế học lo lắng về việc này?
- “Giảm phát là nguyên nhân dẫn đến hai trong số những thảm họa kinh tế tồi tệ nhất trong thời hiện đại - Đại suy thoái những năm 1930 và một cơn khủng hoảng dù ít thảm khốc hơn nhưng đã khiến Nhật Bản đã mất hàng thập kỷ với hầu như không tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế luôn đưa ra các giải pháp chính sách có thể giải quyết lạm phát nhưng họ lại có rất ít thành công hiệu quả cho giảm phát. Nếu lạm phát là thần đèn thì sau đó giảm phát là yêu tinh” Giám đốc Christine Lagarde Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết khi bà đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Nhật Bản đã dạy chúng ta điều gì về giảm phát?
- Đó là điều vô cùng khó khăn để thoát ra. Giá cả đi xuống diễn ra tại Nhật Bản vào những năm 1990 khi các ngân hàng bị tổn hại do bong bóng bất động sản vỡ phải tiến hành ngừng cho vay. Tiền lương bị đình trệ và người tiêu dùng phải thắt chặt trong chi tiêu. Ngân hàng Nhật Bản gọi đây là một tư duy giảm phát của nền kinh tế. Sau hai thập kỷ với giá sản phẩm thấp và tăng trưởng thấp, Thủ tướng Shinzo Abe đã đặt Haruhiko Kuroda vào vị trí lãnh đạo của BOJ để cố gắng làm giảm sự giảm phát. Nhưng sau bảy năm ngân hàng đã nắm một núi tiền mặt lớn hơn quy mô nền kinh tế, lạm phát vẫn gần bằng 0 và vẫn chưa đạt lạm phát mục tiêu 2% của kế hoạch. Việc bổ sung lãi suất âm và lợi suất trái phiếu bằng 0 đã không thể có những tác động xoay chuyển hoàn toàn cục diện, qua đấy Nhật Bản cho thấy những khó khăn nổi bật của việc chấm dứt giảm phát với các công cụ chính sách tiền tệ.
Điều gì sẽ thúc đẩy giảm phát khiến chúng ta quan tâm?
- Ngay cả trước khi có đại dịch, lạm phát là rất ít trong các nước công nghiệp mặc dù đã nhiều năm nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm dấy lên mối lo ngại hiện tượng của Nhật Bản khi xưa. Giá dầu lao dốc và hoạt động kinh tế tăng mạnh làm tăng thêm mối lo ngại. Trong khi dây chuyền sản xuất nhà máy bị đình chỉ và cửa hàng đóng cửa cuối cùng sẽ mở cửa trở lại, thất nghiệp trên toàn cầu có nghĩa là sự cắt giảm chi tiêu sẽ tồn tại. Các biện pháp của chính phủ như tiền trợ cấp có thể không cung cấp một sự hỗ trợ nhanh chóng cho nhu cầu và giá cả trong khi vấn đề về y tế công cộng lo ngại virus vẫn còn tồn tại sẽ khiến mọi người tránh xa đường phố. Viễn cảnh rất không chắc chắn khiến cho Chủ tịch Fed Jerome Powell đã không dự báo về kinh tế phía trước, ông nói rằng việc dự báo có thể gây trở ngại nhiều hơn cho người dân hơn là một sự giúp đỡ.
Trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
- Về lý thuyết, giảm phát có thể khiến trái phiếu hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư vì đây là một dòng thu nhập cố định có giá trị trong một thế giới đang giảm giá kết hợp lãi suất thấp. Trái phiếu kho bạc và các trái phiếu chất lượng cao khác như nợ doanh nghiệp được xếp hạng AAA thường được nhắc đến là một rào chắn giảm phát. Nhưng mọi thứ trở nên khó khăn hơn đối với các công ty có nợ cao, đặc biệt nếu môi trường giảm phát tăng rủi ro kinh doanh - và do đó sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các công ty phát hành trái phiếu rác. Trong khi lạm phát có thể giúp giảm gánh nặng nợ cho các công ty cũng như chính phủ theo thời gian và giải quyết bằng cách giảm giá trị thực của nó, giảm phát tất nhiên sẽ có tác dụng ngược lại.
Lạm phát là một vấn đề đáng quan tâm?
- Một số người cho rằng những lo ngại về giảm phát được gây ra bởi đại dịch là quá mức vì giá cả có thể nhảy vọt khi hoạt động kinh tế trở lại cùng với tác động kích thích nền kinh tế của ngân hàng trung ương và chính phủ sẽ thúc đẩy nhu cầu. Tuy nhiên, ngay cả sau khi đại dịch kết thúc, những sự trì trệ từ đóng cửa nền kinh tế - triển vọng việc làm kém, niềm tin của người tiêu dùng bị phá vỡ và phục hồi kém trong chuỗi cung ứng toàn cầu - có thể ngăn chặn sự phục hồi nhanh chóng và do đó ngăn chặn lạm phát. Lạm phát thường dễ dàng giải quyết hơn đối với các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn bởi vì họ có công cụ tăng lãi suất từ mức đáy hiện tại.