Taper là gì? Tại sao FED lại quá tập trung vào nó?

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 846
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Những ngày này, nếu bạn nghe đến việc các nhà kinh tế tranh cãi về taper, khả năng cao là họ không nói về quần áo hoặc cắt tóc, mà là về các ngân hàng trung ương. Câu hỏi là khi nào FED và các đối tác toàn cầu của họ, trong đó có Ngân hàng trung ương châu Âu, sẽ bắt đầu thu hẹp chương trình mua trái phiếu quy mô lớn mà họ đã công bố trong năm 2020, khi các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đều cần gói kích thích mà ngân hàng trung ương cung cấp. Bên cạnh đó là liệu taper có thể làm được mà không gây ra một kiểu “taper mất kiểm soát”, vốn làm chao đảo các thị trường toàn cầu vào năm 2013, khi FED gợi ý sự chấm dứt một chương trình tương tự đã bắt đầu trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hay không?

1.Taper là gì?
Taper là khái niệm mà các quan chức FED (và những người khác) dùng để mô tả một kế hoạch nhằm dần ít mua trái phiếu hơn trong một khoảng thời gian dài. Hy vọng ở đây là để nền kinh tế dần “cai sữa” (bớt phụ thuộc) và việc mua tài sản nhằm tránh đổ vỡ.

2.Điều gì đã xảy ra?
Trong bối cảnh các thị trường rung chuyển vào đầu thời điểm dịch bệnh (tháng 3/2020), các quan chức FED thông báo sẽ mua 200 tỷ USD các chứng khoán được hỗ trợ bằng thế chấp, và 500 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính. Ban đầu, đây được mô tả là cách giúp đảm bảo thanh khoản thị trường. Tháng 12/2020, các quan chức cho biết FED sẽ mua 80 tỷ USD mỗi tháng trái phiếu Bộ Tài chính và 40 tỷ USD các chứng khoán thế chấp cho đến khi nền kinh tế đạt được tiến triển bền vững. Từ tháng 3/2020 đến tháng 8/2021, FED đã nâng giá trị các tài sản mà ngân hàng này nắm giữ từ 4,2 nghìn tỷ USD lên 8,3 nghìn tỷ USD.

3.Ý tưởng ở đây là gì?
Phương pháp quen thuộc của FED để chống lại các đợt sut thoái là giảm lãi suất mà ngân hàng này áp lên các ngân hàng khác đối với các khoản vay qua đêm. Điều này cho phép các ngân hàng thương mại cung cấp các khoản vay rẻ hơn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, qua đó kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính 2008, FED nhận ra rằng cắt lãi suất về mức 0 không phải là phương thuốc đủ. Nên FED bắt đầu mua trái phiếu, với hy vọng rằng làm giải lãi suất dài hạn, vốn thường nằm ngoài tầm kiểm soát. Chương trình này được gọi là nới lỏng định lượng.

4.Taper từng được làm chưa?
Đã từng, nhưng chưa ở quy mô lớn. Trong 6 năm sau khủng hoảng tài chính 2008, FED mua hơn 3,5 nghìn tỷ USD trái phiếu. Các ngân hàng trung ương khác cũng có chương trình tương tự, như Ngân hàng trung ương Nhật Bản, Ngân hàng trung ương châu Âu và Ngân hàng trung ương Anh. Ngân hàng trung ương châu Âu và Ngân hàng trung ương Nhật Bản không bao giờ dừng chương trình mua trái phiếu mà họ bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính, và vẫn tăng cường mua trái phiếu trong thời điểm dịch COVID-19 tấn công vào mùa xuân năm 2020.

5.Taper mất kiểm soát là gì?
Khi Chủ tịch FED Ben Bernanke gợi ý vào tháng 5/2013 rằng FED chỉ đang xem xét thu hẹp quy mô mua trái phiếu, các thị trường đã rúng động. Đà tăng đều đặn trong dài hạn của lãi suất cho vay đã gây tổn hại nặng nề tới ngành nhà ở của Mỹ và các thị trường mới nổi

6.Taper khi đó hoạt động ra sao?
Mất 10 tháng. Sự giảm quy mô bắt đầu được thông báo vào tháng 12/2013 và bắt đầu vào tháng sau đó, khi FED nêu chi tiết sẽ cắt 10 tỷ USD tại mỗi cuộc họp chính sách, chia đều cho các trái phiếu thế chấp và Bộ Tài chính. FED hoàn tất chương trình này vào tháng 10/2014, và sau đó đã nâng lãi suất vào tháng 10/2015, sau 7 năm giữ ổn định.

7.Tại sao taper lại được thảo luận lại?
Nền kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ vào nửa đầu năm 2021, khi chương trình tiêm vaccine được triển khai và gián đoạn do dịch bệnh được giảm bớt, dẫn tới các nhà đầu tư tự hỏi khi nào một số chương trình kích thích của FED sẽ được quay đầu. Trong tháng 7, hầu hết các quan chức FED nhất trí rằng có thể bắt đầu chậm mua trái phiếu vào năm nay. Các quan chức FED cho biết họ đang cố minh bạch nhất có thể về kế hoạch này, nhằm tránh sự ngạc nhiên như đã từng xảy ra với taper mất kiểm soát. Tại một bài phát biểu trực tuyến, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết báo cáo việc làm mạnh mẽ cho thấy một quá trình taper có thể bắt đầu vào năm 2021, dù rằng ông cho biết thêm FED sẽ đánh giá thiệt hại của tốc độ lây lan của biến thể Delta.

8.Những gì đang bị đe dọa?
Rất nhiều, với lượng tiền mặt tràn ngập trong hệ thống tài chính nhằm đẩy chứng khoán và giá nhà Mỹ lên mức cao kỷ lục, và lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ ở mức thấp nhất trong 6 tháng. Các thị trường sẽ xem xét không chỉ khi nào FED bắt đầu taper, mà còn tốc độ của quá trình này. Giảm quy mô quá nhanh có thể làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế, trong bối cảnh biến thể Delta gây ra nguy cơ mới về một cuộc khủng hoảng y tế. Làm quá chậm có thể tiếp đà cho áp lực lạm phát, vốn xảy ra do việc tái mở cửa sau dịch COVID-19.

9.Liệu các ngân hàng trung ương khác có đi theo?
Chủ tịch ECB Christine Lagarde hồi tháng 7 hứa rằng ngân hàng này sẽ học hỏi từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ và sẽ không cản trở đà phục hồi của nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Euro. ECB cam kết thực hiện chính sách tiền tệ siêu lỏng, đưa ngân hàng này khác biệt so với một số ngân hàng lớn nhất trên thế giới khác. ECB bắt đầu mua nợ với tốc độ trung bình 80 tỷ Euro một tháng (94,6 tỷ USD), và hiện có khoảng 500 tỷ Euro còn lại, theo chương trình kích thích trị giá 1,85 nghìn tỷ Euro. Tuy nhiên, lạm phát khu vực đồng tiền chung Euro tăng lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ trong tháng 8 đã tạo ra một bài test cho sự kiên định của các nhà hoạch định chính sách, rằng một đà tăng giá hậu đại dịch sẽ chỉ là tạm thời.
Nguồn: https://www.bloomberg.com/news/arti...-fed-so-focused-on-one-quicktake?srnd=premium
 
Xem nhiều nhất
  • Series Học Lập Trình Robot Forex bằng ngôn ngữ MQL5
  • Tại sao nên giao dịch CFD trên dầu thô?
  • Lý thuyết thị trường hiệu quả
  • Bên trên