Q
qnzz01
Thành viên
- Q
qnzz01
Trong vài tháng qua, thanh lý là chủ đề được nhắc đến thường xuyên nhất trên các mặt báo khắp không gian tiền điện tử. Bài viết này sẽ giải thích thanh lý là gì trong khung cảnh crypto, bao gồm cách thức xảy ra và làm sao để tránh gặp phải tình trạng như vậy.
Thanh lý tiền điện tử là gì?
Thanh lý là việc trader hoặc người cho vay tài sản buộc phải đóng toàn bộ hoặc một phần vị thế margin (ký quỹ) ban đầu. Thanh lý xảy ra khi trader không thể đáp ứng phân bổ cho vị thế đòn bẩy và không có đủ tiền để duy trì hoạt động của giao dịch.
Vị thế đòn bẩy đề cập đến việc sử dụng tài sản hiện có để thế chấp cho một khoản vay, sau đó sử dụng tiền gốc đã cầm cố cùng số tiền vay để mua các sản phẩm tài chính nhằm tạo ra lợi nhuận lớn hơn.
Hầu hết các giao thức cho vay, chẳng hạn như Aave, MakerDAO và Abracadabra, đều có chức năng thanh lý. Vào ngày 18/6, khi giá ETH giảm, đã có 13 sự kiện thanh lý trên thị trường DeFi. Cùng ngày, các giao thức cho vay thanh lý 10.208 ETH, với số tiền thanh lý là 424 triệu đô la.
Giá trị ETH thanh lý theo giao thức | Nguồn: Footprint Analytics
Số lượng ETH thanh lý theo giao thức | Nguồn: Footprint Analytics
Theo đó, các tổ chức hoặc nhà đầu tư lớn có thể mua tài sản thanh lý với giá chiết khấu và bán chúng trên thị trường để kiếm chênh lệch.
Tại sao lại xảy ra thanh lý tiền điện tử?
Trong DeFi, stake lending (cho vay stake) là khi người dùng cầm cố tài sản vào giao thức cho vay để đổi lấy tài sản đích và sau đó đầu tư lại lần thứ hai để kiếm thêm thu nhập. Về bản chất, đó là một hình thức phái sinh. Để duy trì sự ổn định lâu dài của hệ thống, giao thức cho vay sẽ thiết kế cơ chế thanh lý để giảm rủi ro cho giao thức.
Ví dụ, MakerDAO hỗ trợ nhiều loại tiền tệ khác nhau như ETH, USDC và TUSD làm tài sản thế chấp để đa dạng hóa rủi ro của tài sản trong giao thức và điều chỉnh cung, cầu của DAI. MakerDAO đã thiết lập stake rate (tỷ lệ stake – được thế chấp vượt mức) là 150%. Tỷ lệ này xác định yếu tố kích hoạt thanh lý.
Cụ thể, khi giá ETH là 1.500 đô la, người vay stake 100 ETH vào MakerDAO Protocol (trị giá 150.000) và có thể vay đến 99.999 đô la DAI với stake rate 150% do nền tảng đặt ra. Tại thời điểm này, giá thanh lý là 1.500 đô la.
Nếu giá ETH giảm dưới 1.500 đô la, ETH sẽ đạt stake rate và dễ bị nền tảng thanh lý. Nếu vị trí bị thanh lý, nó tương đương với việc một người vay mua 100 ETH với giá 99,999 đô la.
Tuy nhiên, nếu người vay không muốn bị thanh lý nhanh chóng, có một số cách để giảm rủi ro.
– Vay dưới 99.999 đô la DAI.
– Trả lại DAI đã vay và các khoản phí trước khi kích hoạt thanh lý.
– Tiếp tục stake thêm ETH trước khi kích hoạt thanh lý, giảm tỷ lệ stake rate.
Ngoài việc đặt ra tỷ lệ cầm cố 150%, MakerDAO cũng đặt ra quy tắc phạt 13% khi thanh lý. Nói cách khác, những người vay đã bị thanh lý sẽ chỉ nhận được 87% tài sản nạp vào. 3% tiền phạt sẽ được chuyển cho người thanh lý và 10% cho nền tảng. Mục đích của cơ chế này là khuyến khích người vay theo dõi tài sản đảm bảo của họ để tránh bị thanh lý và bị phạt.
Thanh lý ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?
Khi thị trường tiền điện tử thịnh vượng, các vị trí cao cấp và nặng ký của tổ chức và người dùng quy mô lớn là “liều thuốc trấn an” cho tất cả các nhà đầu tư. Trong xu hướng giảm hiện tại, những người thúc đẩy thị trường tăng giá trước đây trở thành những con thiên nga đen, nắm giữ các tài sản phái sinh có thể bị thanh lý bất cứ lúc nào. Điều đáng sợ hơn nữa là trong một hệ thống on-chain minh bạch, có thể thấy số lượng tiền điện tử bị thanh lý trong nháy mắt.
Đối với các tổ chức
Một khi bị thanh lý hoàn toàn, nó có thể kích hoạt phản ứng theo chuỗi trên các giao thức, tổ chức liên quan và những bên khác, ngoài việc mang lại áp lực bán nhiều hơn. Bởi vì các giao thức, tổ chức này buộc phải gánh chịu chênh lệch thua lỗ giữa vị thế cho vay và tài sản thế chấp, đẩy họ vào vòng xoáy tử thần.
Ví dụ, khi stETH mất chốt, tổ chức CeFi Celsius đã bị ảnh hưởng rất nhiều, làm trầm trọng thêm các vấn đề thanh khoản và thúc đẩy lượng lớn người dùng rút tiền hàng loạt. Tổ chức đã buộc phải bán stETH để đáp ứng nhu cầu của người dùng và mua lại tài sản. Cuối cùng, họ không thể chịu được áp lực, dẫn đến phải tạm dừng dịch vụ rút và chuyển tiền. Đổi lại, Three Arrows Capital đã vay một khoảng lớn từ Celsius và khó khăn của Celsius trong việc tự bảo vệ chắc chắn sẽ làm căng thẳng tài sản tại Three Arrows Capital cho đến khi sụp đổ.
Đối với các giao thức DeFi
Khi giá của tiền tệ giảm và giá trị của tài sản mà người dùng stake trong nền tảng trượt dưới đường thanh lý (cơ chế thiết lập thanh lý sẽ khác nhau giữa các nền tảng), các tài sản staked sẽ bị thanh lý. Tất nhiên, người dùng sẽ nhanh chóng bán các tài sản rủi ro để tránh bị thanh lý trong thời kỳ suy thoái. Điều này cũng ảnh hưởng đến TVL (tổng giá trị bị khóa) trong DeFi, giảm 57% trong 90 ngày qua.
TVL DeFi | Nguồn: Footprint Analytics
Nếu giao thức không thể chịu được áp lực của bank run (rút tiền hàng loạt), nó cũng sẽ đối mặt với những rủi ro tương tự như tổ chức.
Đối với người dùng
Khi tài sản của người dùng bị thanh lý, ngoài việc mất tài sản nắm giữ, họ còn phải chịu phí hoặc hình phạt do nền tảng quy định.
Kết luận
Cũng như các thị trường tài chính truyền thống, tiền điện tử có tính chu kỳ tương đương. Thị trường bò không tồn tại mãi mãi và thị trường gấu cũng vậy. Ở mỗi giai đoạn, điều quan trọng là phải thận trọng và theo dõi tài sản để tránh bị thanh lý, có thể dẫn đến thua lỗ và vòng xoáy tử thần.
Thanh lý tiền điện tử là gì?
Thanh lý là việc trader hoặc người cho vay tài sản buộc phải đóng toàn bộ hoặc một phần vị thế margin (ký quỹ) ban đầu. Thanh lý xảy ra khi trader không thể đáp ứng phân bổ cho vị thế đòn bẩy và không có đủ tiền để duy trì hoạt động của giao dịch.
Vị thế đòn bẩy đề cập đến việc sử dụng tài sản hiện có để thế chấp cho một khoản vay, sau đó sử dụng tiền gốc đã cầm cố cùng số tiền vay để mua các sản phẩm tài chính nhằm tạo ra lợi nhuận lớn hơn.
Hầu hết các giao thức cho vay, chẳng hạn như Aave, MakerDAO và Abracadabra, đều có chức năng thanh lý. Vào ngày 18/6, khi giá ETH giảm, đã có 13 sự kiện thanh lý trên thị trường DeFi. Cùng ngày, các giao thức cho vay thanh lý 10.208 ETH, với số tiền thanh lý là 424 triệu đô la.
Giá trị ETH thanh lý theo giao thức | Nguồn: Footprint Analytics
Số lượng ETH thanh lý theo giao thức | Nguồn: Footprint Analytics
Theo đó, các tổ chức hoặc nhà đầu tư lớn có thể mua tài sản thanh lý với giá chiết khấu và bán chúng trên thị trường để kiếm chênh lệch.
Tại sao lại xảy ra thanh lý tiền điện tử?
Trong DeFi, stake lending (cho vay stake) là khi người dùng cầm cố tài sản vào giao thức cho vay để đổi lấy tài sản đích và sau đó đầu tư lại lần thứ hai để kiếm thêm thu nhập. Về bản chất, đó là một hình thức phái sinh. Để duy trì sự ổn định lâu dài của hệ thống, giao thức cho vay sẽ thiết kế cơ chế thanh lý để giảm rủi ro cho giao thức.
Ví dụ, MakerDAO hỗ trợ nhiều loại tiền tệ khác nhau như ETH, USDC và TUSD làm tài sản thế chấp để đa dạng hóa rủi ro của tài sản trong giao thức và điều chỉnh cung, cầu của DAI. MakerDAO đã thiết lập stake rate (tỷ lệ stake – được thế chấp vượt mức) là 150%. Tỷ lệ này xác định yếu tố kích hoạt thanh lý.
Cụ thể, khi giá ETH là 1.500 đô la, người vay stake 100 ETH vào MakerDAO Protocol (trị giá 150.000) và có thể vay đến 99.999 đô la DAI với stake rate 150% do nền tảng đặt ra. Tại thời điểm này, giá thanh lý là 1.500 đô la.
Nếu giá ETH giảm dưới 1.500 đô la, ETH sẽ đạt stake rate và dễ bị nền tảng thanh lý. Nếu vị trí bị thanh lý, nó tương đương với việc một người vay mua 100 ETH với giá 99,999 đô la.
Tuy nhiên, nếu người vay không muốn bị thanh lý nhanh chóng, có một số cách để giảm rủi ro.
– Vay dưới 99.999 đô la DAI.
– Trả lại DAI đã vay và các khoản phí trước khi kích hoạt thanh lý.
– Tiếp tục stake thêm ETH trước khi kích hoạt thanh lý, giảm tỷ lệ stake rate.
Ngoài việc đặt ra tỷ lệ cầm cố 150%, MakerDAO cũng đặt ra quy tắc phạt 13% khi thanh lý. Nói cách khác, những người vay đã bị thanh lý sẽ chỉ nhận được 87% tài sản nạp vào. 3% tiền phạt sẽ được chuyển cho người thanh lý và 10% cho nền tảng. Mục đích của cơ chế này là khuyến khích người vay theo dõi tài sản đảm bảo của họ để tránh bị thanh lý và bị phạt.
Thanh lý ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?
Khi thị trường tiền điện tử thịnh vượng, các vị trí cao cấp và nặng ký của tổ chức và người dùng quy mô lớn là “liều thuốc trấn an” cho tất cả các nhà đầu tư. Trong xu hướng giảm hiện tại, những người thúc đẩy thị trường tăng giá trước đây trở thành những con thiên nga đen, nắm giữ các tài sản phái sinh có thể bị thanh lý bất cứ lúc nào. Điều đáng sợ hơn nữa là trong một hệ thống on-chain minh bạch, có thể thấy số lượng tiền điện tử bị thanh lý trong nháy mắt.
Đối với các tổ chức
Một khi bị thanh lý hoàn toàn, nó có thể kích hoạt phản ứng theo chuỗi trên các giao thức, tổ chức liên quan và những bên khác, ngoài việc mang lại áp lực bán nhiều hơn. Bởi vì các giao thức, tổ chức này buộc phải gánh chịu chênh lệch thua lỗ giữa vị thế cho vay và tài sản thế chấp, đẩy họ vào vòng xoáy tử thần.
Ví dụ, khi stETH mất chốt, tổ chức CeFi Celsius đã bị ảnh hưởng rất nhiều, làm trầm trọng thêm các vấn đề thanh khoản và thúc đẩy lượng lớn người dùng rút tiền hàng loạt. Tổ chức đã buộc phải bán stETH để đáp ứng nhu cầu của người dùng và mua lại tài sản. Cuối cùng, họ không thể chịu được áp lực, dẫn đến phải tạm dừng dịch vụ rút và chuyển tiền. Đổi lại, Three Arrows Capital đã vay một khoảng lớn từ Celsius và khó khăn của Celsius trong việc tự bảo vệ chắc chắn sẽ làm căng thẳng tài sản tại Three Arrows Capital cho đến khi sụp đổ.
Đối với các giao thức DeFi
Khi giá của tiền tệ giảm và giá trị của tài sản mà người dùng stake trong nền tảng trượt dưới đường thanh lý (cơ chế thiết lập thanh lý sẽ khác nhau giữa các nền tảng), các tài sản staked sẽ bị thanh lý. Tất nhiên, người dùng sẽ nhanh chóng bán các tài sản rủi ro để tránh bị thanh lý trong thời kỳ suy thoái. Điều này cũng ảnh hưởng đến TVL (tổng giá trị bị khóa) trong DeFi, giảm 57% trong 90 ngày qua.
TVL DeFi | Nguồn: Footprint Analytics
Nếu giao thức không thể chịu được áp lực của bank run (rút tiền hàng loạt), nó cũng sẽ đối mặt với những rủi ro tương tự như tổ chức.
Đối với người dùng
Khi tài sản của người dùng bị thanh lý, ngoài việc mất tài sản nắm giữ, họ còn phải chịu phí hoặc hình phạt do nền tảng quy định.
Kết luận
Cũng như các thị trường tài chính truyền thống, tiền điện tử có tính chu kỳ tương đương. Thị trường bò không tồn tại mãi mãi và thị trường gấu cũng vậy. Ở mỗi giai đoạn, điều quan trọng là phải thận trọng và theo dõi tài sản để tránh bị thanh lý, có thể dẫn đến thua lỗ và vòng xoáy tử thần.