T
Trongdinh25
Thành viên
- T
Trongdinh25
Bài viết này sẽ cung cấp định nghĩa về thị trường gấu và xem xét các đặc điểm kinh tế có thể diễn ra trong một chu kỳ giảm giá của thị trường. Các yếu tố tâm lý đằng sau thị trường gấu và những tác động của tâm lý đến hành vi của nhà giao dịch cũng sẽ được đề cập tới. Ngoài ra, bài viết này cũng sẽ gợi ý cách đầu tư vào thị trường gấu và lý do tại sao nên đầu tư vào một thị trường đang giảm giá.
Thật dễ dàng để tham gia thị trường khi giá cổ phiếu đang trên đà tăng giá. Tuy nhiên điều đó lại có thể rất khó khăn khi cổ phiếu đang có xu hướng giảm xuống. Khi tâm lý của nhà đầu tư trở nên tiêu cực, sẽ khiến cho thị trường chịu những tác động tiêu cực. Điều đặc biệt cần quan tâm đối với các nhà đầu tư mới bắt đầu là lực đi xuống của thị trường gấu cũng có thể mạnh ngang với lực đi lên của thị trường tăng.
Thị trường gấu là gì?
Thị trường gấu được định nghĩa là thị trường giảm hơn 20% giá trị trong khung thời gian hai tháng trở lên. Một thị trường gấu thường theo sau một thị trường bò. Trong một số trường hợp nhất định, thị trường gấu còn là một tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang suy thoái.
Mặc dù thường được định nghĩa là sự sụt giảm giá cổ phiếu, tuy nhiên thị trường gấu có thể xảy ra với bất kỳ loại tài sản cụ thể nào. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ được sự khác biệt giữa thị trường đang trong xu hướng giảm và thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Sự điều chỉnh thường xảy ra nhiều hơn so với thị trường gấu và các đợt điều chỉnh thường xuyên xảy ra trong các thị trường tăng giá. Bởi vì thị trường gấu được đánh dấu bằng một khoảng thời gian ít nhất là hai tháng, vậy nên một trong những đặc điểm phân biệt thị trường gấu với sự điều chỉnh là yếu tố thời gian. Để xác nhận thị trường gấu đang xảy ra đòi hỏi phải xác định được các điều kiện cụ thể, do đó khó có thể nói chắc chắn rằng nền kinh tế đang ở trong thị trường gấu cho đến khi nó đang diễn ra.
Các đặc điểm kinh tế của thị trường gấu
Thị trường gấu là dấu hiệu của một nền kinh tế yếu kém và đang bị siết chặt. Trong thị trường gấu, tỷ lệ thất nghiệp thường gia tăng và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường ở mức thấp. Khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy tỷ lệ thất nghiệp cùng với tỷ lệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng, hoặc GDP giảm, họ có thể coi đó là những chỉ số hàng đầu cho thấy một thị trường gấu có thể sắp xảy ra. Tuy nhiên, các chỉ số này không phải lúc nào cũng chính xác. Một số lĩnh vực và cổ phiếu nhất định (ví dụ: cổ phiếu phòng thủ) có thể đạt được mức tăng tích cực ngay cả trong thị trường giảm giá. Do đó, để xác thực xem liệu một thị trường gấu có sắp sửa diến ra hay không, các nhà đầu tư cần xem xét các báo cáo của doanh nghiệp để tìm kiếm các chỉ báo quan trọng, ví dụ như sự tụt giảm trong báo cáo doanh thu và lợi nhuận hàng quý của công ty. Đây thường là tín hiệu để các nhà đầu tư bắt đầu bán, hoặc giữ lại cổ phiếu mà họ đang sở hữu chứ không tiếp tục mua thêm vào. Ngoài ra, khi các tập đoàn nghi ngờ rằng thị trường sắp đi vào chu kỳ giảm giá, họ thường sẽ không phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Một trong những cách dễ hiểu nhất về thị trường gấu là thông qua nguyên tắc kinh tế của cung và cầu. Khi có nhu cầu thấp (tức là một nhóm nhỏ người mua) đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, nhưng lại có nguồn cung dồi dào, giá sản phẩm thường giảm xuống để người mua có xu hướng mua. Điều này thường được thấy khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi, lý giải tại sao sau ngày Giáng Sinh là thời điểm tuyệt vời để mua đồ trang trí cho năm mới. Khi cung vượt cầu, giá sẽ giảm cho đến khi cầu khớp với cung.
Đặc điểm kinh tế của thị trường gấu
Nguyên tắc tương tự cũng diễn ra trong thị trường gấu. Khi các nhà đầu tư bắt đầu mất niềm tin vào thị trường, họ có thể tìm cách bán những cổ phiếu hoạt động không tốt và mua các tài sản khác như trái phiếu hoặc thậm chí chuyển hết thành tiền mặt. Tuy nhiên, những người muốn bán cổ phiếu của họ đang phải đối mặt với hai vấn đề, thứ nhất là thiếu người mua và thứ hai là họ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, những nhà đầu tư đang muốn bán tháo tài sản của mình. Điều này khiến giá mỗi cổ phiếu giảm xuống. Kết quả tất yếu là, người bán sẽ phải chấp nhận bán cổ phiếu của họ ở mức giá thấp hơn (và đôi khi là lỗ) để thoát khỏi vị thế trước đó. Tuy nhiên, thị trường không bao giờ chuyển động theo cùng một hướng ở mọi thời điểm. Ngay cả trong thị trường gấu, các cổ phiếu riêng lẻ vẫn có thể tăng giá, thậm chí cả thị trường cũng có thê đi lên, nhưng nhìn chung, đó chỉ là những điểm lặng trên con đường tìm đáy của thị trường.
Tâm lý đằng sau một thị trường gấu
Nếu tâm lý đằng sau một thị trường
bò là nỗi sợ bị bỏ lỡ cơ hội (FOMO), thì tâm lý đằng sau một thị trường gấu có thể được mô tả là nỗi sợ hãi khi phải ở lại thị trường. Nhiều nhà đầu tư biết rằng, dù là thị trường bò hay gấu – bất kể kéo dài bao lâu- đều chỉ là tạm thời. Trừ khi bạn là một nhà đầu tư đang kiếm lợi nhuận bằng việc giao dịch trong ngày thì không có lý do nào để tiếp tục đầu tư vào một thị trường đang có xu hướng đi xuống. Mỗi nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và khi thị trường bắt đầu giảm, nhiều nhà đầu tư bắt đầu chuyển sang các tài sản ít rủi ro hơn như một cách bảo vệ danh mục đầu tư của họ. Một khi đợt bán tháo này bắt đầu, động lực sẽ hình thành khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư chạy trốn khỏi loại tài sản cụ thể, khiến giá giảm sâu hơn nữa.
Về mặt tích cực, tâm lý cũng đóng một vai trò lớn trong lý do tại sao thị trường gấu thường có thời hạn ngắn hơn thị trường bò. Khi thị trường đạt đến mức đáy, các nhà đầu tư – đặc biệt là các tổ chức đầu tư – sẽ bắt đầu mua các cổ phiếu mà họ cho là đang bị định giá thấp. Điều này có thể trở thành một tín hiệu rằng đã đến lúc bắt đầu quay trở lại thị trường và bắt đầu mua cổ phiếu. Nếu các phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản cũng cho thấy sự hồi phục của thị trường, điều này có thể khiến cho giá cổ phiếu tăng mạnh. Đây là một trong những lý do tại sao hầu như mọi thị trường gấu đều được theo sau bởi một thị trường bò.
Hành vi của người mua trong thị trường gấu
Một trong những đặc điểm nổi bật của thị trường tăng giá là thiếu niềm tin của người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng lo sợ rằng họ có thể bị mất việc làm, hoặc tiền lương của họ có thể giữ nguyên hoặc thậm chí giảm do lạm phát, họ sẽ hạn chế chi tiêu của mình. Mặc dù một vài lĩnh vực ít bị ảnh hưởng, bởi vì mọi người vẫn phải sinh hoạt bình thường, vẫn phải ăn uống, trả tiền điện nước hay đổ xăng. Tuy nhiên những mặt hàng có mức giá cao lại phải chịu những tác động tiêu cực. Điển hình là doanh số bán bất động sản và ô tô thường giảm trong thị trường gấu do người tiêu dùng sẽ duy trì sử dụng nhà và xe hơi của họ hơn là tìm kiếm thứ gì đó mới. Từ góc độ của một công ty, người tiêu dùng giảm chi tiêu làm chậm lại sản xuất, điều này đồng nghĩa với lực lượng lao động giảm cũng như doanh thu và lợi nhuận thấp hơn. Khi các công ty báo cáo thu nhập thấp hơn, các nhà đầu tư có ít động lực để mua cổ phiếu hơn.
Cách đầu tư vào thị trường gấu
Điều tồi tệ nhất một nhà đầu tư có thể làm ở thị trường gấu là bán tháo mọi thứ. Thực tế đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt với những người có dự định đầu tư dài hạn thì thị trường gấu được coi là ngắn hạn so với thị trường đang tăng giá. Điều này chứng minh cho việc theo thời gian, thị trường luôn đạt mức giá cao hơn. Nhiều nhà đầu tư thường đóng góp vào quỹ hưu trí tư nhân 401(k) trực tiếp từ tiền lương của họ. Mặc dù, thị trường gấu thường khiến nhà đầu tư có xu hướng giảm hoặc ngừng hoàn toàn khoản đóng góp này, nhưng tốt hơn hết họ vẫn nên duy trì khoản đóng góp này. Khi giá của một cổ phiếu, hoặc quỹ tương hỗ giảm, các nhà đầu tư có cơ hội mua cổ phiếu với mức chiết khấu lớn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với các cổ phiếu tốt, có khả năng tăng trở lại khi các nhà đầu tư nhận ra chúng bị định giá thấp. Ngay cả trong thị trường gấu, rất khó để giữ một cổ phiếu tốt giảm giá lâu dài. Các công ty có nền tảng tốt sẽ được hưởng lợi. Nhà đầu tư có thể kiếm lời từ thị trường giá xuống bằng cách mua cổ phiếu của những công ty này khi chúng đang ở mức giá quá hời so với giá trị thực của chúng. Đối với các nhà đầu tư tham gia giao dịch quyền chọn, việc đặt giá mục tiêu và lựa chọn điểm dừng có thể giúp họ chốt lời nếu cổ phiếu bắt đầu giảm giá trở lại.
Tần suất diễn ra của thị trường gấu
Khi xem xét số liệu trong quá khứ của chỉ số S&P 500, đã có 8 lần thị trường gấu xảy ra kể từ năm 1926. Các thị trường gấu này kéo dài tổng cộng khoảng 4,1 năm với mức lỗ tích lũy lên đến -41%. Thị trường gấu dài nhất diễn ra 2,8 năm vào thời kỳ đại suy thoái. Thị trường gấu ngắn nhất chỉ kéo dài ba tháng, diễn ra trong những năm 1980, thời điểm được xem như sự bùng nổ của nền kinh tế. Như đã đề cập trước đó, có một sự đối lập giữa 8 thị trường gấu với 11 thị trường bò. Thị trường tăng giá kéo dài tổng cộng 9 năm với mức lợi nhuận tích lũy lên đến 476%. Sự khác biệt giữa thua lỗ -41% và lợi nhuận 476% cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì thị trường ngay cả khi mọi thứ trở nên khó khăn.
Cần phải nhắc lại rằng thị trường gấu không phải lúc nào cũng dẫn đến suy thoái kinh tế. Về cốt lõi, thị trường gấu là một sự kiện thống kê dựa trên các bằng chứng thực tế. Trong khi tâm lý đằng sau những số liệu thống kê đó có thể dẫn nền kinh tế vào tình trạng suy thoái, bản thân các nhà phân tích chỉ nhìn vào định nghĩa kỹ thuật của thị trường gấu (tức là sự sụt giảm 20% của một loại tài sản trong khoảng thời gian ít nhất là hai tháng) để xác định khi nào thị trường gấu diễn ra.
Kết luận
Các thị trường gấu có thể gây ra những sự kiện đáng lo ngại. Thị trường gấu được định nghĩa là thời điểm mà một loại tài sản, thường là cổ phiếu, giảm 20% trong thời gian tối thiểu hai tháng. Khi thị trường gấu chưa đạt đến mức đáy, các hoạt động mua sẽ bị hạn chế đáng kể do các nhà đầu tư đang tích cực bán chứng khoán đang nắm giữ và chuyển tiền vào các tài sản khác như trái phiếu hoặc tiền mặt để phòng ngừa việc thua lỗ do giá cổ phiếu giảm.
Các chỉ số kinh tế, tâm lý và hành vi người tiêu dùng là nhân tố tạo nên thị trường gấu. Nhìn chung, nền kinh tế sẽ trải qua một thời kỳ GDP giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Về mặt tâm lý, một khi đợt bán tháo bắt đầu, các nhà đầu tư với tâm lý lo sợ sẽ bắt đầu bán ra khiến giá cổ phiếu giảm hơn nữa. Trước và trong khi thị trường gấu xảy ra, niềm tin của người tiêu dùng và hành vi mua là rất dè chừng. Tuy nhiên, niềm tin là một trong những thứ cuối cùng nhà đầu tư có thể lấy lại được khi thị trường gấu kết thúc.
Một nhà đầu tư với khả năng chấp nhận rủi ro thấp có thể “bán mọi thứ” khi họ thấy một số cổ phiếu hoặc quỹ trong danh mục đầu tư của họ mất giá trị từ 20% trở lên. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư cân nhắc rằng trong quá khứ luôn có nhiều thị trường bò hơn thị trường gấu và lợi nhuận thu được từ các thị trường tăng giá này lớn hơn nhiều so với mức giảm của thị trường gấu, thì nhà đầu tư có thể thận trọng duy trì hoạt động mua. Cùng với đó, nhà đầu tư cần chắc chắn rằng mình đang đầu tư vào những cổ phiếu chất lượng, nếu không, thị trường gấu không phải là một thời điểm tốt để đầu cơ.
ĐỌC THÊM:
Thật dễ dàng để tham gia thị trường khi giá cổ phiếu đang trên đà tăng giá. Tuy nhiên điều đó lại có thể rất khó khăn khi cổ phiếu đang có xu hướng giảm xuống. Khi tâm lý của nhà đầu tư trở nên tiêu cực, sẽ khiến cho thị trường chịu những tác động tiêu cực. Điều đặc biệt cần quan tâm đối với các nhà đầu tư mới bắt đầu là lực đi xuống của thị trường gấu cũng có thể mạnh ngang với lực đi lên của thị trường tăng.
Thị trường gấu là gì?
Thị trường gấu được định nghĩa là thị trường giảm hơn 20% giá trị trong khung thời gian hai tháng trở lên. Một thị trường gấu thường theo sau một thị trường bò. Trong một số trường hợp nhất định, thị trường gấu còn là một tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang suy thoái.
Mặc dù thường được định nghĩa là sự sụt giảm giá cổ phiếu, tuy nhiên thị trường gấu có thể xảy ra với bất kỳ loại tài sản cụ thể nào. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ được sự khác biệt giữa thị trường đang trong xu hướng giảm và thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Sự điều chỉnh thường xảy ra nhiều hơn so với thị trường gấu và các đợt điều chỉnh thường xuyên xảy ra trong các thị trường tăng giá. Bởi vì thị trường gấu được đánh dấu bằng một khoảng thời gian ít nhất là hai tháng, vậy nên một trong những đặc điểm phân biệt thị trường gấu với sự điều chỉnh là yếu tố thời gian. Để xác nhận thị trường gấu đang xảy ra đòi hỏi phải xác định được các điều kiện cụ thể, do đó khó có thể nói chắc chắn rằng nền kinh tế đang ở trong thị trường gấu cho đến khi nó đang diễn ra.
Các đặc điểm kinh tế của thị trường gấu
Thị trường gấu là dấu hiệu của một nền kinh tế yếu kém và đang bị siết chặt. Trong thị trường gấu, tỷ lệ thất nghiệp thường gia tăng và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường ở mức thấp. Khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy tỷ lệ thất nghiệp cùng với tỷ lệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng, hoặc GDP giảm, họ có thể coi đó là những chỉ số hàng đầu cho thấy một thị trường gấu có thể sắp xảy ra. Tuy nhiên, các chỉ số này không phải lúc nào cũng chính xác. Một số lĩnh vực và cổ phiếu nhất định (ví dụ: cổ phiếu phòng thủ) có thể đạt được mức tăng tích cực ngay cả trong thị trường giảm giá. Do đó, để xác thực xem liệu một thị trường gấu có sắp sửa diến ra hay không, các nhà đầu tư cần xem xét các báo cáo của doanh nghiệp để tìm kiếm các chỉ báo quan trọng, ví dụ như sự tụt giảm trong báo cáo doanh thu và lợi nhuận hàng quý của công ty. Đây thường là tín hiệu để các nhà đầu tư bắt đầu bán, hoặc giữ lại cổ phiếu mà họ đang sở hữu chứ không tiếp tục mua thêm vào. Ngoài ra, khi các tập đoàn nghi ngờ rằng thị trường sắp đi vào chu kỳ giảm giá, họ thường sẽ không phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Một trong những cách dễ hiểu nhất về thị trường gấu là thông qua nguyên tắc kinh tế của cung và cầu. Khi có nhu cầu thấp (tức là một nhóm nhỏ người mua) đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, nhưng lại có nguồn cung dồi dào, giá sản phẩm thường giảm xuống để người mua có xu hướng mua. Điều này thường được thấy khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi, lý giải tại sao sau ngày Giáng Sinh là thời điểm tuyệt vời để mua đồ trang trí cho năm mới. Khi cung vượt cầu, giá sẽ giảm cho đến khi cầu khớp với cung.
Nguyên tắc tương tự cũng diễn ra trong thị trường gấu. Khi các nhà đầu tư bắt đầu mất niềm tin vào thị trường, họ có thể tìm cách bán những cổ phiếu hoạt động không tốt và mua các tài sản khác như trái phiếu hoặc thậm chí chuyển hết thành tiền mặt. Tuy nhiên, những người muốn bán cổ phiếu của họ đang phải đối mặt với hai vấn đề, thứ nhất là thiếu người mua và thứ hai là họ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, những nhà đầu tư đang muốn bán tháo tài sản của mình. Điều này khiến giá mỗi cổ phiếu giảm xuống. Kết quả tất yếu là, người bán sẽ phải chấp nhận bán cổ phiếu của họ ở mức giá thấp hơn (và đôi khi là lỗ) để thoát khỏi vị thế trước đó. Tuy nhiên, thị trường không bao giờ chuyển động theo cùng một hướng ở mọi thời điểm. Ngay cả trong thị trường gấu, các cổ phiếu riêng lẻ vẫn có thể tăng giá, thậm chí cả thị trường cũng có thê đi lên, nhưng nhìn chung, đó chỉ là những điểm lặng trên con đường tìm đáy của thị trường.
Tâm lý đằng sau một thị trường gấu
Nếu tâm lý đằng sau một thị trường
bò là nỗi sợ bị bỏ lỡ cơ hội (FOMO), thì tâm lý đằng sau một thị trường gấu có thể được mô tả là nỗi sợ hãi khi phải ở lại thị trường. Nhiều nhà đầu tư biết rằng, dù là thị trường bò hay gấu – bất kể kéo dài bao lâu- đều chỉ là tạm thời. Trừ khi bạn là một nhà đầu tư đang kiếm lợi nhuận bằng việc giao dịch trong ngày thì không có lý do nào để tiếp tục đầu tư vào một thị trường đang có xu hướng đi xuống. Mỗi nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và khi thị trường bắt đầu giảm, nhiều nhà đầu tư bắt đầu chuyển sang các tài sản ít rủi ro hơn như một cách bảo vệ danh mục đầu tư của họ. Một khi đợt bán tháo này bắt đầu, động lực sẽ hình thành khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư chạy trốn khỏi loại tài sản cụ thể, khiến giá giảm sâu hơn nữa.
Về mặt tích cực, tâm lý cũng đóng một vai trò lớn trong lý do tại sao thị trường gấu thường có thời hạn ngắn hơn thị trường bò. Khi thị trường đạt đến mức đáy, các nhà đầu tư – đặc biệt là các tổ chức đầu tư – sẽ bắt đầu mua các cổ phiếu mà họ cho là đang bị định giá thấp. Điều này có thể trở thành một tín hiệu rằng đã đến lúc bắt đầu quay trở lại thị trường và bắt đầu mua cổ phiếu. Nếu các phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản cũng cho thấy sự hồi phục của thị trường, điều này có thể khiến cho giá cổ phiếu tăng mạnh. Đây là một trong những lý do tại sao hầu như mọi thị trường gấu đều được theo sau bởi một thị trường bò.
Hành vi của người mua trong thị trường gấu
Một trong những đặc điểm nổi bật của thị trường tăng giá là thiếu niềm tin của người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng lo sợ rằng họ có thể bị mất việc làm, hoặc tiền lương của họ có thể giữ nguyên hoặc thậm chí giảm do lạm phát, họ sẽ hạn chế chi tiêu của mình. Mặc dù một vài lĩnh vực ít bị ảnh hưởng, bởi vì mọi người vẫn phải sinh hoạt bình thường, vẫn phải ăn uống, trả tiền điện nước hay đổ xăng. Tuy nhiên những mặt hàng có mức giá cao lại phải chịu những tác động tiêu cực. Điển hình là doanh số bán bất động sản và ô tô thường giảm trong thị trường gấu do người tiêu dùng sẽ duy trì sử dụng nhà và xe hơi của họ hơn là tìm kiếm thứ gì đó mới. Từ góc độ của một công ty, người tiêu dùng giảm chi tiêu làm chậm lại sản xuất, điều này đồng nghĩa với lực lượng lao động giảm cũng như doanh thu và lợi nhuận thấp hơn. Khi các công ty báo cáo thu nhập thấp hơn, các nhà đầu tư có ít động lực để mua cổ phiếu hơn.
Cách đầu tư vào thị trường gấu
Điều tồi tệ nhất một nhà đầu tư có thể làm ở thị trường gấu là bán tháo mọi thứ. Thực tế đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt với những người có dự định đầu tư dài hạn thì thị trường gấu được coi là ngắn hạn so với thị trường đang tăng giá. Điều này chứng minh cho việc theo thời gian, thị trường luôn đạt mức giá cao hơn. Nhiều nhà đầu tư thường đóng góp vào quỹ hưu trí tư nhân 401(k) trực tiếp từ tiền lương của họ. Mặc dù, thị trường gấu thường khiến nhà đầu tư có xu hướng giảm hoặc ngừng hoàn toàn khoản đóng góp này, nhưng tốt hơn hết họ vẫn nên duy trì khoản đóng góp này. Khi giá của một cổ phiếu, hoặc quỹ tương hỗ giảm, các nhà đầu tư có cơ hội mua cổ phiếu với mức chiết khấu lớn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với các cổ phiếu tốt, có khả năng tăng trở lại khi các nhà đầu tư nhận ra chúng bị định giá thấp. Ngay cả trong thị trường gấu, rất khó để giữ một cổ phiếu tốt giảm giá lâu dài. Các công ty có nền tảng tốt sẽ được hưởng lợi. Nhà đầu tư có thể kiếm lời từ thị trường giá xuống bằng cách mua cổ phiếu của những công ty này khi chúng đang ở mức giá quá hời so với giá trị thực của chúng. Đối với các nhà đầu tư tham gia giao dịch quyền chọn, việc đặt giá mục tiêu và lựa chọn điểm dừng có thể giúp họ chốt lời nếu cổ phiếu bắt đầu giảm giá trở lại.
Tần suất diễn ra của thị trường gấu
Khi xem xét số liệu trong quá khứ của chỉ số S&P 500, đã có 8 lần thị trường gấu xảy ra kể từ năm 1926. Các thị trường gấu này kéo dài tổng cộng khoảng 4,1 năm với mức lỗ tích lũy lên đến -41%. Thị trường gấu dài nhất diễn ra 2,8 năm vào thời kỳ đại suy thoái. Thị trường gấu ngắn nhất chỉ kéo dài ba tháng, diễn ra trong những năm 1980, thời điểm được xem như sự bùng nổ của nền kinh tế. Như đã đề cập trước đó, có một sự đối lập giữa 8 thị trường gấu với 11 thị trường bò. Thị trường tăng giá kéo dài tổng cộng 9 năm với mức lợi nhuận tích lũy lên đến 476%. Sự khác biệt giữa thua lỗ -41% và lợi nhuận 476% cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì thị trường ngay cả khi mọi thứ trở nên khó khăn.
Cần phải nhắc lại rằng thị trường gấu không phải lúc nào cũng dẫn đến suy thoái kinh tế. Về cốt lõi, thị trường gấu là một sự kiện thống kê dựa trên các bằng chứng thực tế. Trong khi tâm lý đằng sau những số liệu thống kê đó có thể dẫn nền kinh tế vào tình trạng suy thoái, bản thân các nhà phân tích chỉ nhìn vào định nghĩa kỹ thuật của thị trường gấu (tức là sự sụt giảm 20% của một loại tài sản trong khoảng thời gian ít nhất là hai tháng) để xác định khi nào thị trường gấu diễn ra.
Kết luận
Các thị trường gấu có thể gây ra những sự kiện đáng lo ngại. Thị trường gấu được định nghĩa là thời điểm mà một loại tài sản, thường là cổ phiếu, giảm 20% trong thời gian tối thiểu hai tháng. Khi thị trường gấu chưa đạt đến mức đáy, các hoạt động mua sẽ bị hạn chế đáng kể do các nhà đầu tư đang tích cực bán chứng khoán đang nắm giữ và chuyển tiền vào các tài sản khác như trái phiếu hoặc tiền mặt để phòng ngừa việc thua lỗ do giá cổ phiếu giảm.
Các chỉ số kinh tế, tâm lý và hành vi người tiêu dùng là nhân tố tạo nên thị trường gấu. Nhìn chung, nền kinh tế sẽ trải qua một thời kỳ GDP giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Về mặt tâm lý, một khi đợt bán tháo bắt đầu, các nhà đầu tư với tâm lý lo sợ sẽ bắt đầu bán ra khiến giá cổ phiếu giảm hơn nữa. Trước và trong khi thị trường gấu xảy ra, niềm tin của người tiêu dùng và hành vi mua là rất dè chừng. Tuy nhiên, niềm tin là một trong những thứ cuối cùng nhà đầu tư có thể lấy lại được khi thị trường gấu kết thúc.
Một nhà đầu tư với khả năng chấp nhận rủi ro thấp có thể “bán mọi thứ” khi họ thấy một số cổ phiếu hoặc quỹ trong danh mục đầu tư của họ mất giá trị từ 20% trở lên. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư cân nhắc rằng trong quá khứ luôn có nhiều thị trường bò hơn thị trường gấu và lợi nhuận thu được từ các thị trường tăng giá này lớn hơn nhiều so với mức giảm của thị trường gấu, thì nhà đầu tư có thể thận trọng duy trì hoạt động mua. Cùng với đó, nhà đầu tư cần chắc chắn rằng mình đang đầu tư vào những cổ phiếu chất lượng, nếu không, thị trường gấu không phải là một thời điểm tốt để đầu cơ.
ĐỌC THÊM: