Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Cán cân thương mại (trade balance) là chỉ số quan trọng đối với thị trường Forex; đặc biệt là với các nước lấy xuất khẩu làm trọng như Nhật Bản, Úc hay New Zealand. Cán cân thương mại của một nước có thể rơi vào 3 trường hợp: thặng dư, thâm hụt và cân bằng.
Khái quát:
- Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
Cán cân thương mại của Trung Quốc trong 1 năm
- Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Công thức xác định:
- Thực tế, chỉ số này là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu cho nên công thức tính toán cũng kahs đơn giản.
- Cán cân thương mại thâm hụt được xem như là năng lực cạnh tranh của quốc gia đó kém, và nó thể hiện một nền kinh tế mạnh khi đầu tư quốc gia lớn hơn tiết kiệm quốc gia. Chỉ số này quan trọng vì ngày nay gia tăng tiêu dùng trong nước sẽ khó khăn hơn là dùng xuất khẩu hàng hóa. Một số nước có nền kinh tế rất mạnh nhưng chỉ số này lại bị thâm hụt như Mỹ; việc này đến từ đồng USD có nhu cầu rất cao nên hàng hóa thế giới đổ về Mỹ nên dân Mỹ có nhiều lựa chọn hàng hóa.
Tương quan Mỹ và Trung Quốc cho thấy Mỹ nhập khẩu luôn vượt xa so với xuất khẩu
- Cán cân thương mại có ảnh hưởng lên lãi suất và giá chứng khoán, giá chứng khoán rớt nếu cán cân thương mại chỉ ra năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước kém, tuy vậy thâm hụt cán cân thương mại làm tăng nhập khẩu, khi đó lãi suất có xu hướng tăng, tỷ giá hối đoái có thể tăng dựa vào thâm hụt cán cân thương mại.
Giai đoạn từ tháng 7 - tháng 11 năm 2019 xuất hiện thâm hụt thương mại dẫn đến đồng NZD bị bán và chỉ hồi phục khi xuất hiện thặng dư
- Cán cân thương mại là một chỉ báo cực kì quan trọng đối với các nước chú trọng vào xuất khẩu như Nhật bản, Úc và New Zealand. Rõ ràng nếu xuất khẩu kém đi sẽ cho thấy sự giảm sút của nền kinh tế và nếu tình hình kéo dài sẽ dẫn đến khả năng giảm lãi suất để kích thích của các ngân hàng trung ương.
Khái quát:
- Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
Cán cân thương mại của Trung Quốc trong 1 năm
Công thức xác định:
- Thực tế, chỉ số này là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu cho nên công thức tính toán cũng kahs đơn giản.
NX = X - IM
- Trong đó:- NX (Net exports): xuất khẩu ròng
- X (Export): Xuất khẩu
- IM (Import): Nhập khẩu
- Cán cân thương mại thâm hụt được xem như là năng lực cạnh tranh của quốc gia đó kém, và nó thể hiện một nền kinh tế mạnh khi đầu tư quốc gia lớn hơn tiết kiệm quốc gia. Chỉ số này quan trọng vì ngày nay gia tăng tiêu dùng trong nước sẽ khó khăn hơn là dùng xuất khẩu hàng hóa. Một số nước có nền kinh tế rất mạnh nhưng chỉ số này lại bị thâm hụt như Mỹ; việc này đến từ đồng USD có nhu cầu rất cao nên hàng hóa thế giới đổ về Mỹ nên dân Mỹ có nhiều lựa chọn hàng hóa.
Tương quan Mỹ và Trung Quốc cho thấy Mỹ nhập khẩu luôn vượt xa so với xuất khẩu
Giai đoạn từ tháng 7 - tháng 11 năm 2019 xuất hiện thâm hụt thương mại dẫn đến đồng NZD bị bán và chỉ hồi phục khi xuất hiện thặng dư
Đính kèm
- 14.9 KB Xem: 213