Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Tính đến năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ thấp thuận tiền mã hóa cao. Thống kê cho thấy 16% công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng hoặc sở hữu tiền mã hóa. Lý do của điều này có thể là do môi trường không được quản lý đã phát triển trong nhiều năm. Hệ quả là Thổ Nhĩ Kỳ tự biến mình thành quốc gia thân thiện với tiền mã hóa.
Không may, sự bùng nổ tiền mã hóa cuối cùng có thể đối mặt với cánh tay dài của nhà nước.
Hành trình của tiền mã hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ
Như nhiều nước khác trên thế giới, các công dân Thổ Nhĩ Kỳ hứng thú với đầu tư bitcoin, quyết tâm có được lợi nhuận từ đà tăng của tiền mã hóa trong năm ngoái, trong khi hy vọng tiền mã hóa sẽ bảo vệ được các nhà đầu tư khỏi lạm phát.
Năm nay, thị trường tiền mã hóa không được của Thổ Nhĩ Kỳ bị soi xét kỹ lưỡng hơn. Chính phủ bắt đầu siết chặt các quy định và áp đặt một chế độ thuế. Tháng 3, Bộ Tài chính và Ngân khố Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ quan ngại về tiền mã hóa. Họ cũng thông báo về một sự hợp tác với một số nhà quản lý địa phương về vấn đề này.
Trong tháng 4, chính phủ thông báo về một luật cấm dùng tiền mã hóa để thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Luật này có hiệu lực vào ngày 30/4. Trong một tuyên bố giải thích lý do, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ cho biết những giao dịch tiến hành bởi tiền mã hóa biểu hiện các nguy cơ “không thể hủy ngang”. Các tài sản tiền mã hóa “không phải là đối tượng của bất cứ sự quản lý và cơ chế giám sát này, cũng không nằm trong thẩm quyền giám sát trung ương. Thị trường này có thể biến động cực kỳ lớn”. Ngân hàng này cũng viện dẫn việc sử dụng trong “các hành động bất hợp pháp do cấu trúc tự trị của tiền mã hóa”. Tuy nhiên, các khoản đầu tư thì không được coi là bất hợp pháp. Các sàn giao dịch tiền mã hóa của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể hoạt động giao dịch.
Ngay sau thông báo cấm thanh toán, truyền thông địa phương đã đưa tin về sự sụp đổ của 2 sàn giao dịch tiền mã hóa của Thổ Nhĩ Kỳ là Thodex và Vebitcoin. Kết quả là nhiều nhà đầu tư chịu những khoản lỗ khổng lồ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên chiến
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi có lệnh cấm, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chấp thuận thanh toán tiền mã hóa. Nếu lĩnh vực này được quản lý, sẽ có khả năng nhiều giao dịch được thực hiện hơn, theo Altug Isler, nhà sáng lập Kripto Teknik. Ông cho biết thêm rằng ngân hàng trung ương đã tiến hành lựa chọn dễ dàng nhất, bằng cách đóng cửa tất cả.
Trong một bài phát biểu hôm 17/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdrogan cho biết có một cuộc chiến riêng rẽ khác với tiền mã hóa. Tuyên bố này được đưa ra nhằm phản hồi về việc Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu quan điểm về bitcoin, cũng như quan điểm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề này. Ông Erdogan khẳng định quốc gia này “hoàn toàn” không có vấn đề gì với sự lan rộng của các tài sản kỹ thuật số. Ông cho biết sẽ không ưu tiên tiền mã hóa, mà thay vào đó sẽ thực hiện riêng đồng tiền của mình, cái mà ông tin rằng là một phần của sự định danh quốc gia.
Tuyên bố của tổng thống Erdogan được đưa ra sau thông báo của Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ thông báo thành lập “Nền tảng cộng tác đồng Lira kỹ thuật số của Thổ Nhĩ Kỳ”, nhằm thực hiện nghiên cứu và phát triển một CBDC.
Nguồn Bitcoinist