T
thuhadang123
Thành viên
- T
thuhadang123
Tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận
Lưu ý: Thuật ngữ tiêu chuẩn để đo lường giữa rủi ro và lợi nhuận xuất phát từ các chuyên gia Forex nước ngoài với tên gọi "Risk Reward Ratio", phần rủi ro được xếp trước và lợi nhuận xếp sau là một hàm ý muốn nhắc nhở bạn. Vì vậy, nếu bạn có tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận là 1:3, điều đó có nghĩa là với mỗi $1 mất đi thì bạn kiếm được $3 bù lại.
Trong tài chính thì lợi nhuận luôn song hành với rủi ro. Nếu muốn rủi ro gần như bằng không, bạn phải chấp nhận tỷ lệ lợi nhuận rất thấp. Tài sản "không có rủi ro" thông thường là trái phiếu chính phủ của một quốc gia, nó mạnh và gần như tránh được nguy cơ vỡ nợ, chẳng hạn như Vương quốc Anh hay Hoa Kỳ (và nhiều quốc gia khác, như Nhật Bản, Đức, Úc,...). Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ mang lại lợi nhuận khoảng 2%, tức chỉ bằng 0,3% sau khi tính đến yếu tố lạm phát.
Trái phiếu rác sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn, nhưng cái tên "rác" cũng đã cho thấy ý nghĩa thực sự - đó là tài sản này tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ và do đó mức thua lỗ có thể cao hơn nhiều, dao động từ 3% đến 40%. Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận trong một trái phiếu tốt sẽ là 1:1,03 mặc dù các nhà quản lý trái phiếu không bao giờ nghĩ về tài sản này theo cách đó.
Việc các tài sản an toàn chỉ mang lại mức tỷ lệ lợi nhuận thấp là lý do chính khiến nhiều nhà giao dịch thích đầu tư vào Forex. Với mức đòn bẩy cao trong Forex, bạn có thể đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn 10% - 50% thậm chí còn cao hơn, nếu là 1 trader ít nhất cũng có đôi lần bạn đạt được tỷ lệ lợi nhuận như vậy. Tuy nhiên chúng ta chớ nên ảo tưởng về bản thân - nguy cơ lợi nhuận càng cao sẽ luôn tỷ lệ thuận với nguy cơ rủi ro. Đó là vì giao dịch chủ động trong Forex không có tỷ lệ hoàn vốn cố định như đối với trái phiếu hoặc tín phiếu, hoặc thậm chí tại đây cũng không có tỷ lệ hoàn vốn lịch sử trung bình như trong chứng khoán.
Bạn nên xác định trước tỷ suất lợi nhuận sẽ thu về dựa trên chiến lược giao dịch và kỹ năng quản lý vốn của bản thân. Hiện nay, rất khó để có thể xác định tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận là bao nhiêu thì hợp lý, nhất là khi bạn tham gia giao dịch với nhiều phương pháp chồng lấn. Nhiều nhà phân tích tuyên bố rằng mình có được tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận là 1:5, điều này rất khó xảy ra, trừ trường hợp xét trên một khoảng thời gian ngắn . Tỷ lệ khả thi có thể xảy ra trong một khoảng thời gian dài là 1:3 hoặc 1:2.
Tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận hoạt động như sau: nếu bạn có lợi nhuận gấp ba lần rủi ro, nghĩa là bạn kiếm được $3 cho mỗi giao dịch thua lỗ $1, thì lúc này bạn có thể thua 72% tổng số lệnh đã đặt (VD thua 18 trên 25 lệnh) nhưng vẫn đem về lợi nhuận. Nếu tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận là 1:2, thì chỉ cần 9 lệnh thắng trong tổng số 25 lệnh giao dịch (hoặc 36% tổng số giao dịch) mà vẫn thu được lợi nhuận nhiều hơn mức hòa vốn một chút. (Bạn có thể kiểm tra điều này trong bảng tính Excel nếu muốn)
Đây là lý do tại sao các chuyên gia giao dịch luôn cảnh báo những người mới tham gia rằng họ cần chấp nhận một điều là một phương pháp giao dịch có thể tạo ra nhiều giao dịch thua lỗ hơn so với giao dịch thắng lợi nhưng khi xét tổng thể lại thì vẫn có lợi nhuận. Về mặt lý thuyết nhận định trên là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên về mặt tâm lý, chúng ta thường không chấp nhận được nếu phần lớn lệnh đều thua, và không tuân thủ theo các phương pháp giao dịch đã đề ra trước đó.
Ý nghĩa số học của tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận cũng là lý do tại sao các nhà cố vấn giao dịch thường nói rằng việc tìm kiếm "Chén thánh" trong thế giới chỉ báo hay các thiết lập giao dịch không phải là quyết định khôn ngoan. Bạn sẽ thực sự có được "Chén thánh" nếu hiểu biết thấu đáo về tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận. Khi đã hiểu được logic không thể bỏ qua của tỷ lệ này, bạn sẽ ít có xu hướng giao dịch bốc đồng hoặc can thiệp vào hệ thống giao dịch và làm trái lại khuyến nghị của chính các chỉ báo đã giúp bạn tự tin giao dịch khi mới bắt đầu tham gia thị trường này.
Tỷ lệ lãi lỗ
Về mặt kỹ thuật, tỷ lệ lãi lỗ là mức lãi và khoản lỗ thực tế được ghi nhận. Nếu bạn kiếm được $1.000 và mất $500 trong một khoảng thời gian cụ thể thì tỷ lệ lãi lỗ của bạn sẽ là 2:1. Tỷ lệ lợi nhuận rủi ro có phần khác biệt so với tỷ lệ lãi lỗ - bởi lẽ đó là số tiền bạn sẵn sàng mất (giả sử $500) để kiếm được $1.000. Tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro của bạn trong trường hợp này vẫn là 2:1.
Nói cách khác, hầu hết mọi người đều cho rằng trong Forex thì tỷ lệ lãi lỗ tương đương với tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro. Nhận định này không hoàn toàn chính xác. Để thấy sự khác biệt, trước tiên bạn cần biết chi tiết tỷ lệ lãi lỗ thực tế của mình. Hãy ngồi xuống và cộng dồn mọi giao dịch thắng lợi và mọi giao dịch thua lỗ trong nhiều tháng qua.
Nếu bạn chưa bắt đầu giao dịch, bạn cần thực hiện các thao tác này bằng cách áp dụng phương pháp giao dịch của bạn vào dữ liệu trong quá khứ để có được dữ liệu giả định. Chia tổng số giao dịch thắng lợi cho số giao dịch thua lỗ để có được tỷ lệ lãi/lỗ thực tế của bản thân. Giả sử giao dịch của bạn tạo tỷ lệ lãi/lỗ là 2:1, nghĩa là bạn sẽ lãi 2 Đô la cho mỗi 1 Đô la bị mất.
Nghe thì tỷ lệ này cũng đã khá tốt rồi đúng không? Thế nhưng mới vậy thôi thì vẫn chưa đủ. Tỷ lệ lãi/lỗ không liên kết mức lãi và lỗ với số vốn bạn phải chịu rủi ro, và tỷ lệ này cũng không giúp bạn tìm ra mức kỳ vọng cho giao dịch tiếp theo. Có thể bạn đã thực hiện một giao dịch trong năm thu được lợi nhuận ròng 200 Đô la trên số vốn cổ phần là 10.000 Đô la và một giao dịch thua lỗ 100 Đô la trong cùng một năm và trên cùng số vốn 10.000 Đô la đã nói. Bạn vẫn có tỷ lệ thua lỗ là 2:1 nhưng tỷ lệ lợi nhuận thu về trên vốn đầu tư là rất nhỏ.
Từ hai giao dịch này, bạn cũng không thể suy ra tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro liên quan. Trông có vẻ tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro cũng là 2:1, nhưng thực sự thì bạn có thể đã mất bao nhiêu vốn trong mỗi giao dịch nếu như so sánh với phần lợi nhuận? Nếu bạn có 5 lệnh thắng và kiếm được $40 cho mỗi giao dịch thắng lợi, bạn sẽ biết số tiền rủi ro mà mình phải chịu khi thua lỗ và lúc này bạn có thể được tính tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận thực sự. Nếu con số này thực tế là $20 mỗi giao dịch thua lỗ, thì tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro sẽ đúng thật là bằng 2:1.
Điều quan trọng ở đây không phải là sự khác biệt giữa tỷ lệ lãi lỗ và tỷ lệ rủi ro lợi nhuận, mà là bạn không có đủ giao dịch để suy ra mức kỳ vọng cho giao dịch tiếp theo.
Ứng dụng của tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận trong giao dịch
Để có kế hoạch giao dịch hợp lý và phù hợp thì đòi hỏi bạn phải có một mục tiêu cho mỗi giao dịch mà mình thực hiện. Điều này nghĩa là bạn cần có một lý do chính đáng - không phải là phỏng đoán, không phải là hy vọng, mà phải là một lý do thực sự - để chắc rằng giao dịch sẽ sinh lãi. Nhờ vào các chỉ báo hoặc phương pháp giao dịch của mình, bạn sẽ có niềm tin tưởng vào khả năng sinh lời của một giao dịch.
Nếu bạn là người mới bắt đầu và chưa có ghi chép lịch sử giao dịch, bạn cần tiến hành đầu tư với tài khoản Demo trong vài tháng (hoặc vài trăm giao dịch, bất kể phải mất bao nhiêu thời gian) để có được dữ liệu cần thiết. Nếu đã có kinh nghiệm giao dịch trong thị trường ngoại hối, bạn cần phải lưu trữ thông tin về các giao dịch hiện tại của mình cho thật tốt. Đồng thời, bạn cần theo dõi và xem xét lại phương pháp giao dịch của mình, chú ý những giao dịch mang lại lợi nhuận và giao dịch thua lỗ để tối ưu phương pháp giao dịch trong tương lai.
Đây là công thức tính lợi nhuận kỳ vọng trong Forex:
Trong đó:
- Giá trị trung bình của một giao dịch có thể mang về lợi nhuận.
- Tỷ lệ phần trăm của lệnh giao dịch sinh lời trong tổng số lệnh đã thực hiện.
- Giá trị trung bình của một giao dịch thua lỗ.
- Tỷ lệ phần trăm của lệnh giao dịch thua lỗ trong tổng số lệnh đã thực hiện.
Giả sử giao dịch mà bạn thực hiện (bất kể được thực hiện trong tài khoản thực hay tài khoản Demo) hoặc phương pháp giao dịch của bạn, sẽ tạo kết quả như sau:
($800 × 35%) – ($400 × 65%) = $280 – $260 = $20
Nói cách khác, bạn đạt $800 trên 35% tổng số lệnh giao dịch, thế nhưng số lệnh giao dịch thua lỗ lại chiếm đa số. Do đó, lợi nhuận dự kiến của bạn cho giao dịch tiếp theo chỉ là $20 (nếu thua, bạn sẽ hoà vốn).
Sau đây là một công thức tính lợi nhuận kỳ vọng tốt hơn:
($400 × 55%) – ($200 × 45%) = $220 – $90 = $130
Công thức kỳ vọng ở trên cho thấy mức kỳ vọng sẽ là 55% giao dịch thắng lợi và mỗi giao dịch như vậy sẽ thu về $400 , 45% tổng số giao dịch là giao dịch thua lỗ nhưng chi phí cho mỗi giao dịch thua lỗ này chỉ là $200. Nếu sử dụng các chỉ báo này, mức kỳ vọng cho giao dịch tiếp theo của bạn sẽ là $130. Kết quả này tốt hơn rất nhiều so với con số $20 như công thức trước đó.
Thế nhưng bạn cần quan tâm sô tiền lợi nhuận $130 chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số vốn mà bạn bỏ ra để đầu tư, và bạn phải đặt bao nhiêu lệnh giao dịch để thu về khoản lợi nhuận $130 đó.
Tầm quan trọng của quản lý vốn
Nếu bạn chỉ giao dịch bốn phiên mỗi năm, bạn có khả năng kiếm được 4 x $130 = $520. Thế nhưng nếu số vốn ban đầu của bạn là $10.000, thì sẽ thật vô nghĩa nếu chỉ thực hiện bốn phiên giao dịch với số tiền lớn như vậy. Vấn đề nằm ở chỗ, thông qua khoản vốn ban đầu thì bạn muốn thu về khoản tiền lợi nhuận là bao nhiêu?
Mục tiêu lợi nhuận = Vốn khởi điểm + (Lợi nhuận kỳ vọng × Tổng số giao dịch)
Giả sử bạn có $10.000 để tham gia giao dịch Forex và bạn muốn nhân đôi số tiền đó trong vòng một năm để thu về $20.000. Sau đây là tính toán số học:
$20.000 = Vốn khởi điểm + ($130 × Số lượng giao dịch)
Nếu bạn giao dịch bằng toàn bộ số tiền $10.000 và và lợi nhuận ròng vẫn ổn định ở mức $130 mỗi giao dịch, bạn sẽ phải thực hiện 76,9 phiên giao dịch mỗi năm để thu về số tiền gấp đôi ban đầu:
$20,010 = $10,000 + ($130 × 77)
Vấn đề ở đây là số lượng phiên giao dịch mỗi năm được quyết định bởi phương pháp mà bạn chọn. Giả sử bạn chọn phương pháp có tổng số lệnh cần đặt là 100 lệnh thì sẽ cần đến 76900 lệnh giao dịch để nhân đôi số vốn ban đầu. Thế nhưng, ở Forex không phải lúc nào bạn cũng nhận được tín hiệu vào lệnh tốt, chưa kể đến những trường hợp ngoài ý muốn, thời gian sinh hoạt hàng ngày...Vì vậy, lựa chọn phương pháp giao dịch tốt là điều rất cần thiết.
Nếu bạn chọn một phương pháp giao dịch và kèm theo chế độ dừng lỗ, giả sử mỗi năm bạn thực hiện 35 phiên giao dịch, lợi nhuận kỳ vọng của bạn sẽ là $4.550 chứ không phải $10.000. Để đạt được mức lợi nhuận $10.000 trong một năm, bạn phải chọn một bộ chỉ báo và một điểm dừng lỗ khác, điều này sẽ thay đổi kỳ vọng của bạn và bạn sẽ phải thực hiện lại từ đầu các bước nêu trên.
Với cách tiếp cận hợp lý và có phương pháp giao dịch tốt, không có kỳ vọng nào là nằm ngoài tầm với của bạn đâu. Cách tốt nhất để quản trị rủi ro và lợi nhuận là đi sâu vào phân tích phương pháp giao dịch để dự đoán tổng lợi nhuận kỳ vọng và tần suất giao dịch của phương pháp, cộng với vốn khởi điểm ban đầu.
Điểm dừng là điều cốt lõi khi giao dịch
Bạn không thể kiểm soát được các biến động của thị trường, vì vậy mức lợi nhuận dự kiến cho mỗi giao dịch của bạn luôn có thể giảm xuống mức thấp hơn mong đợi. Thế nhưng bạn có thể kiểm soát vấn đề ở chiều ngược lại: bạn có thể kiểm soát được mức thua lỗ khi giao dịch. Điểm dừng là công cụ giúp bạn thực hiện việc này.
Việc đặt điểm dừng có thể sẽ không mấy dễ dàng khi bạn quan sát hoặc tính toán được mức giá tự nhiên để đặt điểm dừng. Chẳng hạn như mức đỉnh/đáy trước đó, hoặc mức hỗ trợ/kháng cự hoặc số Fibonacci. Thật không may, các vị trí dừng "tự nhiên" có thể nằm tại mức tương ứng với khối lượng giao dịch rất thấp (không phù hợp quy định của sàn giao dịch) khi xem xét yêu cầu về tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận của bạn. Ở một mức độ nhất định, đây có thể là một điều tốt, vì chúng ta hoài nghi một số người chơi đang tiến hành "săn điểm dừng" tại các mức hiển nhiên này.
Tuy nhiên, bạn nên đặt điểm dừng tại vị trí mà diễn biến trên biểu đồ đang dẫn dắt bạn nên đặt chứ không nên đặt theo mức phù hợp với tỷ lệ lãi-lỗ của bản thân. Việc vẽ các đường ngang để xác định khoảng cách giữa điểm dừng tối ưu của bạn so với điểm dừng tự nhiên cũng có thể mang đến lợi ích cho bạn. Kết quả thu được có thể khiến bạn phải nghiến răng nghiến lợi đấy.
Lưu ý: Thuật ngữ tiêu chuẩn để đo lường giữa rủi ro và lợi nhuận xuất phát từ các chuyên gia Forex nước ngoài với tên gọi "Risk Reward Ratio", phần rủi ro được xếp trước và lợi nhuận xếp sau là một hàm ý muốn nhắc nhở bạn. Vì vậy, nếu bạn có tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận là 1:3, điều đó có nghĩa là với mỗi $1 mất đi thì bạn kiếm được $3 bù lại.
Trong tài chính thì lợi nhuận luôn song hành với rủi ro. Nếu muốn rủi ro gần như bằng không, bạn phải chấp nhận tỷ lệ lợi nhuận rất thấp. Tài sản "không có rủi ro" thông thường là trái phiếu chính phủ của một quốc gia, nó mạnh và gần như tránh được nguy cơ vỡ nợ, chẳng hạn như Vương quốc Anh hay Hoa Kỳ (và nhiều quốc gia khác, như Nhật Bản, Đức, Úc,...). Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ mang lại lợi nhuận khoảng 2%, tức chỉ bằng 0,3% sau khi tính đến yếu tố lạm phát.
Trái phiếu rác sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn, nhưng cái tên "rác" cũng đã cho thấy ý nghĩa thực sự - đó là tài sản này tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ và do đó mức thua lỗ có thể cao hơn nhiều, dao động từ 3% đến 40%. Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận trong một trái phiếu tốt sẽ là 1:1,03 mặc dù các nhà quản lý trái phiếu không bao giờ nghĩ về tài sản này theo cách đó.
Việc các tài sản an toàn chỉ mang lại mức tỷ lệ lợi nhuận thấp là lý do chính khiến nhiều nhà giao dịch thích đầu tư vào Forex. Với mức đòn bẩy cao trong Forex, bạn có thể đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn 10% - 50% thậm chí còn cao hơn, nếu là 1 trader ít nhất cũng có đôi lần bạn đạt được tỷ lệ lợi nhuận như vậy. Tuy nhiên chúng ta chớ nên ảo tưởng về bản thân - nguy cơ lợi nhuận càng cao sẽ luôn tỷ lệ thuận với nguy cơ rủi ro. Đó là vì giao dịch chủ động trong Forex không có tỷ lệ hoàn vốn cố định như đối với trái phiếu hoặc tín phiếu, hoặc thậm chí tại đây cũng không có tỷ lệ hoàn vốn lịch sử trung bình như trong chứng khoán.
Bạn nên xác định trước tỷ suất lợi nhuận sẽ thu về dựa trên chiến lược giao dịch và kỹ năng quản lý vốn của bản thân. Hiện nay, rất khó để có thể xác định tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận là bao nhiêu thì hợp lý, nhất là khi bạn tham gia giao dịch với nhiều phương pháp chồng lấn. Nhiều nhà phân tích tuyên bố rằng mình có được tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận là 1:5, điều này rất khó xảy ra, trừ trường hợp xét trên một khoảng thời gian ngắn . Tỷ lệ khả thi có thể xảy ra trong một khoảng thời gian dài là 1:3 hoặc 1:2.
Tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận hoạt động như sau: nếu bạn có lợi nhuận gấp ba lần rủi ro, nghĩa là bạn kiếm được $3 cho mỗi giao dịch thua lỗ $1, thì lúc này bạn có thể thua 72% tổng số lệnh đã đặt (VD thua 18 trên 25 lệnh) nhưng vẫn đem về lợi nhuận. Nếu tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận là 1:2, thì chỉ cần 9 lệnh thắng trong tổng số 25 lệnh giao dịch (hoặc 36% tổng số giao dịch) mà vẫn thu được lợi nhuận nhiều hơn mức hòa vốn một chút. (Bạn có thể kiểm tra điều này trong bảng tính Excel nếu muốn)
Đây là lý do tại sao các chuyên gia giao dịch luôn cảnh báo những người mới tham gia rằng họ cần chấp nhận một điều là một phương pháp giao dịch có thể tạo ra nhiều giao dịch thua lỗ hơn so với giao dịch thắng lợi nhưng khi xét tổng thể lại thì vẫn có lợi nhuận. Về mặt lý thuyết nhận định trên là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên về mặt tâm lý, chúng ta thường không chấp nhận được nếu phần lớn lệnh đều thua, và không tuân thủ theo các phương pháp giao dịch đã đề ra trước đó.
Ý nghĩa số học của tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận cũng là lý do tại sao các nhà cố vấn giao dịch thường nói rằng việc tìm kiếm "Chén thánh" trong thế giới chỉ báo hay các thiết lập giao dịch không phải là quyết định khôn ngoan. Bạn sẽ thực sự có được "Chén thánh" nếu hiểu biết thấu đáo về tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận. Khi đã hiểu được logic không thể bỏ qua của tỷ lệ này, bạn sẽ ít có xu hướng giao dịch bốc đồng hoặc can thiệp vào hệ thống giao dịch và làm trái lại khuyến nghị của chính các chỉ báo đã giúp bạn tự tin giao dịch khi mới bắt đầu tham gia thị trường này.
Tỷ lệ lãi lỗ
Về mặt kỹ thuật, tỷ lệ lãi lỗ là mức lãi và khoản lỗ thực tế được ghi nhận. Nếu bạn kiếm được $1.000 và mất $500 trong một khoảng thời gian cụ thể thì tỷ lệ lãi lỗ của bạn sẽ là 2:1. Tỷ lệ lợi nhuận rủi ro có phần khác biệt so với tỷ lệ lãi lỗ - bởi lẽ đó là số tiền bạn sẵn sàng mất (giả sử $500) để kiếm được $1.000. Tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro của bạn trong trường hợp này vẫn là 2:1.
Nói cách khác, hầu hết mọi người đều cho rằng trong Forex thì tỷ lệ lãi lỗ tương đương với tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro. Nhận định này không hoàn toàn chính xác. Để thấy sự khác biệt, trước tiên bạn cần biết chi tiết tỷ lệ lãi lỗ thực tế của mình. Hãy ngồi xuống và cộng dồn mọi giao dịch thắng lợi và mọi giao dịch thua lỗ trong nhiều tháng qua.
Nếu bạn chưa bắt đầu giao dịch, bạn cần thực hiện các thao tác này bằng cách áp dụng phương pháp giao dịch của bạn vào dữ liệu trong quá khứ để có được dữ liệu giả định. Chia tổng số giao dịch thắng lợi cho số giao dịch thua lỗ để có được tỷ lệ lãi/lỗ thực tế của bản thân. Giả sử giao dịch của bạn tạo tỷ lệ lãi/lỗ là 2:1, nghĩa là bạn sẽ lãi 2 Đô la cho mỗi 1 Đô la bị mất.
Nghe thì tỷ lệ này cũng đã khá tốt rồi đúng không? Thế nhưng mới vậy thôi thì vẫn chưa đủ. Tỷ lệ lãi/lỗ không liên kết mức lãi và lỗ với số vốn bạn phải chịu rủi ro, và tỷ lệ này cũng không giúp bạn tìm ra mức kỳ vọng cho giao dịch tiếp theo. Có thể bạn đã thực hiện một giao dịch trong năm thu được lợi nhuận ròng 200 Đô la trên số vốn cổ phần là 10.000 Đô la và một giao dịch thua lỗ 100 Đô la trong cùng một năm và trên cùng số vốn 10.000 Đô la đã nói. Bạn vẫn có tỷ lệ thua lỗ là 2:1 nhưng tỷ lệ lợi nhuận thu về trên vốn đầu tư là rất nhỏ.
Từ hai giao dịch này, bạn cũng không thể suy ra tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro liên quan. Trông có vẻ tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro cũng là 2:1, nhưng thực sự thì bạn có thể đã mất bao nhiêu vốn trong mỗi giao dịch nếu như so sánh với phần lợi nhuận? Nếu bạn có 5 lệnh thắng và kiếm được $40 cho mỗi giao dịch thắng lợi, bạn sẽ biết số tiền rủi ro mà mình phải chịu khi thua lỗ và lúc này bạn có thể được tính tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận thực sự. Nếu con số này thực tế là $20 mỗi giao dịch thua lỗ, thì tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro sẽ đúng thật là bằng 2:1.
Điều quan trọng ở đây không phải là sự khác biệt giữa tỷ lệ lãi lỗ và tỷ lệ rủi ro lợi nhuận, mà là bạn không có đủ giao dịch để suy ra mức kỳ vọng cho giao dịch tiếp theo.
Ứng dụng của tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận trong giao dịch
Để có kế hoạch giao dịch hợp lý và phù hợp thì đòi hỏi bạn phải có một mục tiêu cho mỗi giao dịch mà mình thực hiện. Điều này nghĩa là bạn cần có một lý do chính đáng - không phải là phỏng đoán, không phải là hy vọng, mà phải là một lý do thực sự - để chắc rằng giao dịch sẽ sinh lãi. Nhờ vào các chỉ báo hoặc phương pháp giao dịch của mình, bạn sẽ có niềm tin tưởng vào khả năng sinh lời của một giao dịch.
Nếu bạn là người mới bắt đầu và chưa có ghi chép lịch sử giao dịch, bạn cần tiến hành đầu tư với tài khoản Demo trong vài tháng (hoặc vài trăm giao dịch, bất kể phải mất bao nhiêu thời gian) để có được dữ liệu cần thiết. Nếu đã có kinh nghiệm giao dịch trong thị trường ngoại hối, bạn cần phải lưu trữ thông tin về các giao dịch hiện tại của mình cho thật tốt. Đồng thời, bạn cần theo dõi và xem xét lại phương pháp giao dịch của mình, chú ý những giao dịch mang lại lợi nhuận và giao dịch thua lỗ để tối ưu phương pháp giao dịch trong tương lai.
Đây là công thức tính lợi nhuận kỳ vọng trong Forex:
Trong đó:
- Giá trị trung bình của một giao dịch có thể mang về lợi nhuận.
- Tỷ lệ phần trăm của lệnh giao dịch sinh lời trong tổng số lệnh đã thực hiện.
- Giá trị trung bình của một giao dịch thua lỗ.
- Tỷ lệ phần trăm của lệnh giao dịch thua lỗ trong tổng số lệnh đã thực hiện.
Giả sử giao dịch mà bạn thực hiện (bất kể được thực hiện trong tài khoản thực hay tài khoản Demo) hoặc phương pháp giao dịch của bạn, sẽ tạo kết quả như sau:
($800 × 35%) – ($400 × 65%) = $280 – $260 = $20
Nói cách khác, bạn đạt $800 trên 35% tổng số lệnh giao dịch, thế nhưng số lệnh giao dịch thua lỗ lại chiếm đa số. Do đó, lợi nhuận dự kiến của bạn cho giao dịch tiếp theo chỉ là $20 (nếu thua, bạn sẽ hoà vốn).
Sau đây là một công thức tính lợi nhuận kỳ vọng tốt hơn:
($400 × 55%) – ($200 × 45%) = $220 – $90 = $130
Công thức kỳ vọng ở trên cho thấy mức kỳ vọng sẽ là 55% giao dịch thắng lợi và mỗi giao dịch như vậy sẽ thu về $400 , 45% tổng số giao dịch là giao dịch thua lỗ nhưng chi phí cho mỗi giao dịch thua lỗ này chỉ là $200. Nếu sử dụng các chỉ báo này, mức kỳ vọng cho giao dịch tiếp theo của bạn sẽ là $130. Kết quả này tốt hơn rất nhiều so với con số $20 như công thức trước đó.
Thế nhưng bạn cần quan tâm sô tiền lợi nhuận $130 chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số vốn mà bạn bỏ ra để đầu tư, và bạn phải đặt bao nhiêu lệnh giao dịch để thu về khoản lợi nhuận $130 đó.
Tầm quan trọng của quản lý vốn
Nếu bạn chỉ giao dịch bốn phiên mỗi năm, bạn có khả năng kiếm được 4 x $130 = $520. Thế nhưng nếu số vốn ban đầu của bạn là $10.000, thì sẽ thật vô nghĩa nếu chỉ thực hiện bốn phiên giao dịch với số tiền lớn như vậy. Vấn đề nằm ở chỗ, thông qua khoản vốn ban đầu thì bạn muốn thu về khoản tiền lợi nhuận là bao nhiêu?
Mục tiêu lợi nhuận = Vốn khởi điểm + (Lợi nhuận kỳ vọng × Tổng số giao dịch)
Giả sử bạn có $10.000 để tham gia giao dịch Forex và bạn muốn nhân đôi số tiền đó trong vòng một năm để thu về $20.000. Sau đây là tính toán số học:
$20.000 = Vốn khởi điểm + ($130 × Số lượng giao dịch)
Nếu bạn giao dịch bằng toàn bộ số tiền $10.000 và và lợi nhuận ròng vẫn ổn định ở mức $130 mỗi giao dịch, bạn sẽ phải thực hiện 76,9 phiên giao dịch mỗi năm để thu về số tiền gấp đôi ban đầu:
$20,010 = $10,000 + ($130 × 77)
Vấn đề ở đây là số lượng phiên giao dịch mỗi năm được quyết định bởi phương pháp mà bạn chọn. Giả sử bạn chọn phương pháp có tổng số lệnh cần đặt là 100 lệnh thì sẽ cần đến 76900 lệnh giao dịch để nhân đôi số vốn ban đầu. Thế nhưng, ở Forex không phải lúc nào bạn cũng nhận được tín hiệu vào lệnh tốt, chưa kể đến những trường hợp ngoài ý muốn, thời gian sinh hoạt hàng ngày...Vì vậy, lựa chọn phương pháp giao dịch tốt là điều rất cần thiết.
Nếu bạn chọn một phương pháp giao dịch và kèm theo chế độ dừng lỗ, giả sử mỗi năm bạn thực hiện 35 phiên giao dịch, lợi nhuận kỳ vọng của bạn sẽ là $4.550 chứ không phải $10.000. Để đạt được mức lợi nhuận $10.000 trong một năm, bạn phải chọn một bộ chỉ báo và một điểm dừng lỗ khác, điều này sẽ thay đổi kỳ vọng của bạn và bạn sẽ phải thực hiện lại từ đầu các bước nêu trên.
Với cách tiếp cận hợp lý và có phương pháp giao dịch tốt, không có kỳ vọng nào là nằm ngoài tầm với của bạn đâu. Cách tốt nhất để quản trị rủi ro và lợi nhuận là đi sâu vào phân tích phương pháp giao dịch để dự đoán tổng lợi nhuận kỳ vọng và tần suất giao dịch của phương pháp, cộng với vốn khởi điểm ban đầu.
Điểm dừng là điều cốt lõi khi giao dịch
Bạn không thể kiểm soát được các biến động của thị trường, vì vậy mức lợi nhuận dự kiến cho mỗi giao dịch của bạn luôn có thể giảm xuống mức thấp hơn mong đợi. Thế nhưng bạn có thể kiểm soát vấn đề ở chiều ngược lại: bạn có thể kiểm soát được mức thua lỗ khi giao dịch. Điểm dừng là công cụ giúp bạn thực hiện việc này.
Việc đặt điểm dừng có thể sẽ không mấy dễ dàng khi bạn quan sát hoặc tính toán được mức giá tự nhiên để đặt điểm dừng. Chẳng hạn như mức đỉnh/đáy trước đó, hoặc mức hỗ trợ/kháng cự hoặc số Fibonacci. Thật không may, các vị trí dừng "tự nhiên" có thể nằm tại mức tương ứng với khối lượng giao dịch rất thấp (không phù hợp quy định của sàn giao dịch) khi xem xét yêu cầu về tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận của bạn. Ở một mức độ nhất định, đây có thể là một điều tốt, vì chúng ta hoài nghi một số người chơi đang tiến hành "săn điểm dừng" tại các mức hiển nhiên này.
Tuy nhiên, bạn nên đặt điểm dừng tại vị trí mà diễn biến trên biểu đồ đang dẫn dắt bạn nên đặt chứ không nên đặt theo mức phù hợp với tỷ lệ lãi-lỗ của bản thân. Việc vẽ các đường ngang để xác định khoảng cách giữa điểm dừng tối ưu của bạn so với điểm dừng tự nhiên cũng có thể mang đến lợi ích cho bạn. Kết quả thu được có thể khiến bạn phải nghiến răng nghiến lợi đấy.