Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Vai trò của nhà nước là chủ đề của không chỉ chính trị mà còn ở kinh tế học. Các nhà kinh tế học vẫn đang băn khoăn liệu có nên loại bỏ vai trò của nhà nước ra khỏi nền kinh tế trong thời toàn cầu hóa.
I – Có hay không thể loại bỏ vai trò của nhà nước:
- Dù là học thuyết kinh tế nào có sai khác ở các quy luật giá trị, quy luật cung cầu hay quy luật canh tranh … thì vai trò nhà nước đều là đề tài hàng đầu. Nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh có khả năng tự cân bằng cung - cầu; và thị trường lao động, vốn hay đất đai chỉ vận hành đúng theo quy luật giá trị khi nó loại bỏ sự can thiệp của Nhà nước. Lý luận này thì ai cũng có thể thuộc nằm lòng hoặc hầu như bất kì sách giáo khoa nào cũng đề cập. Hầu hết các sách giáo khoa kinh tế học do các tác giả theo quan điểm chính thống tân cổ điển soạn và được cho là những điều hiển nhiên, không ai chối cãi. Song thực tế thì hoàn toàn như sách đề cập không ? Dĩ nhiên giữa sách vở và thực tiễn luôn có một bờ vực không thể san phẳng. Lịch sử của hơn hai thế kỷ chủ nghĩa tư bản thì cho thấy chưa hề có một nền kinh tế thị trường thuần túy, tức không chịu sự điều tiết, dưới hình thái này hay hình thái khác, của Nhà nước.
- Nhìn sơ lược qua thế giới hiện tại mà tiêu biểu là thị trường tài chính và tín dụng Mỹ, chủ đề được các hiệp hội, chủ ngân hàng hoặc các trader chuyên nghiệp đều hối thúc chính phủ Mỹ và FED can thiệp bằng các loại luật chặt chẽ hơn, các phương án bơm tiền vào thị trường hoặc điều chỉnh lãi suất để thị trường hoạt động ổn định, tránh sự sụp đổ như năm 2008.
- Các nền kinh tế hoạt động và phát triển tột bậc hiện nay đều chịu sự can thiệp của Nhà Nước. Nền kinh tế dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đơn rồi tự cân bằng chúng ta chỉ có thể thấy ở các nền kinh tế nguyên thủy. Sự phát triển chóng mặt với sự ra đời của các đồng tiền quốc tế, hệ thống cổ phiếu, trái phiếu, đòn bẩy kinh tế ngày càng phức tạp và tốc độ. Nhà nước đã giúp cho sự phát triển này có tính toán và hiệu quả rõ rệt. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Nhà nước đóng 3 vai trò: can thiệp, quản lý và điều tiết. Không thể phủ nhận dù có một số hạn chế, ta cũng không thể loại bỏ vai trò của Nhà nước. Theo đó, thị trường tự do với đúng nghĩa của nó không thể tồn tại, ngoại trừ trong các lý thuyết kinh tế.
- Xét đến sự can thiệp của Nhà nước ta cần xét đến cái được và cái mất. Can thiệp ở đây không nên quá sâu gây mất quân bình nhưng lại không quá hời hợt cho có. Nhiệm vụ của Nhà nước là nâng cao nền kinh tế thông qua các chính sách chứ không phải bỏ mặc thị trường. Các dạng lý thuyết trò chơi được thể hiện rõ rệt qua việc lựa chọn, loại bỏ các khuyết tậ thị trường hoặc bơm nguồn vốn nhưng tất cả cũng là để duy trì một nền kinh tế mạnh từ đó có thể cung cấp các phúc lợi cho người dân.
- Nhà nước đóng vai trò tạo lập một vĩ mô thật tốt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động ổn định và phát triển rồi ngược lại, sự phát triển của tư nhân lại làm cho nền kinh tế thật vững chắc. Một trong các nhiệm vụ đó là tạo lập một hệ thống tiền tệ ổn định, loại bỏ tính cồng kềnh, kém hiệu quả và phải duy trì được giá trị tiền tệ thông qua các chính sách của ngân hàng trung ương ví dụ như nới lỏng định lượng của FED.
- Lịch sử đã chứng minh nền kinh tế thị trường rất mong manh khi thì giá trị đồng tiền mất giá đột ngột, khi lại do tình trạng thất nghiệp tăng cao hay lạm phát siêu khủng khiếp như thời kỳ trầm trọng của siêu lạm phát ở Đức những năm 1920, đặc biệt cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ XX, khi cả thế giới lâm vào tình trạng thất nghiệp.
- Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Trong những thời kỳ kinh tế suy giảm, chính sách tài chính có tác dụng kích cầu và sản xuất bằng cách Chính phủ tăng mua, giảm thuế, do đó tạo ra được một thu nhập quốc dân khả dụng lớn hơn để đưa vào luồng tiêu đùng. Còn trong những thời kỳ kinh tế "quá nóng", chính phủ làm ngược lại. Để cân bằng lại những biện pháp tài chính cố ý này, Nhà nước tạo ra nhưng cái gọi là cơ chế ổn định, như thuế thu nhập luỹ tiến và phụ cấp thất nghiệp. Chính sách tài chính được điều hành một cách độc lập với chính sách tiền tệ là chính sách nhằm điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng tiền.
I – Có hay không thể loại bỏ vai trò của nhà nước:
- Dù là học thuyết kinh tế nào có sai khác ở các quy luật giá trị, quy luật cung cầu hay quy luật canh tranh … thì vai trò nhà nước đều là đề tài hàng đầu. Nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh có khả năng tự cân bằng cung - cầu; và thị trường lao động, vốn hay đất đai chỉ vận hành đúng theo quy luật giá trị khi nó loại bỏ sự can thiệp của Nhà nước. Lý luận này thì ai cũng có thể thuộc nằm lòng hoặc hầu như bất kì sách giáo khoa nào cũng đề cập. Hầu hết các sách giáo khoa kinh tế học do các tác giả theo quan điểm chính thống tân cổ điển soạn và được cho là những điều hiển nhiên, không ai chối cãi. Song thực tế thì hoàn toàn như sách đề cập không ? Dĩ nhiên giữa sách vở và thực tiễn luôn có một bờ vực không thể san phẳng. Lịch sử của hơn hai thế kỷ chủ nghĩa tư bản thì cho thấy chưa hề có một nền kinh tế thị trường thuần túy, tức không chịu sự điều tiết, dưới hình thái này hay hình thái khác, của Nhà nước.
- Nhìn sơ lược qua thế giới hiện tại mà tiêu biểu là thị trường tài chính và tín dụng Mỹ, chủ đề được các hiệp hội, chủ ngân hàng hoặc các trader chuyên nghiệp đều hối thúc chính phủ Mỹ và FED can thiệp bằng các loại luật chặt chẽ hơn, các phương án bơm tiền vào thị trường hoặc điều chỉnh lãi suất để thị trường hoạt động ổn định, tránh sự sụp đổ như năm 2008.
- Các nền kinh tế hoạt động và phát triển tột bậc hiện nay đều chịu sự can thiệp của Nhà Nước. Nền kinh tế dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đơn rồi tự cân bằng chúng ta chỉ có thể thấy ở các nền kinh tế nguyên thủy. Sự phát triển chóng mặt với sự ra đời của các đồng tiền quốc tế, hệ thống cổ phiếu, trái phiếu, đòn bẩy kinh tế ngày càng phức tạp và tốc độ. Nhà nước đã giúp cho sự phát triển này có tính toán và hiệu quả rõ rệt. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Nhà nước đóng 3 vai trò: can thiệp, quản lý và điều tiết. Không thể phủ nhận dù có một số hạn chế, ta cũng không thể loại bỏ vai trò của Nhà nước. Theo đó, thị trường tự do với đúng nghĩa của nó không thể tồn tại, ngoại trừ trong các lý thuyết kinh tế.
- Xét đến sự can thiệp của Nhà nước ta cần xét đến cái được và cái mất. Can thiệp ở đây không nên quá sâu gây mất quân bình nhưng lại không quá hời hợt cho có. Nhiệm vụ của Nhà nước là nâng cao nền kinh tế thông qua các chính sách chứ không phải bỏ mặc thị trường. Các dạng lý thuyết trò chơi được thể hiện rõ rệt qua việc lựa chọn, loại bỏ các khuyết tậ thị trường hoặc bơm nguồn vốn nhưng tất cả cũng là để duy trì một nền kinh tế mạnh từ đó có thể cung cấp các phúc lợi cho người dân.
- Nhà nước đóng vai trò tạo lập một vĩ mô thật tốt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động ổn định và phát triển rồi ngược lại, sự phát triển của tư nhân lại làm cho nền kinh tế thật vững chắc. Một trong các nhiệm vụ đó là tạo lập một hệ thống tiền tệ ổn định, loại bỏ tính cồng kềnh, kém hiệu quả và phải duy trì được giá trị tiền tệ thông qua các chính sách của ngân hàng trung ương ví dụ như nới lỏng định lượng của FED.
- Lịch sử đã chứng minh nền kinh tế thị trường rất mong manh khi thì giá trị đồng tiền mất giá đột ngột, khi lại do tình trạng thất nghiệp tăng cao hay lạm phát siêu khủng khiếp như thời kỳ trầm trọng của siêu lạm phát ở Đức những năm 1920, đặc biệt cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ XX, khi cả thế giới lâm vào tình trạng thất nghiệp.
- Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Trong những thời kỳ kinh tế suy giảm, chính sách tài chính có tác dụng kích cầu và sản xuất bằng cách Chính phủ tăng mua, giảm thuế, do đó tạo ra được một thu nhập quốc dân khả dụng lớn hơn để đưa vào luồng tiêu đùng. Còn trong những thời kỳ kinh tế "quá nóng", chính phủ làm ngược lại. Để cân bằng lại những biện pháp tài chính cố ý này, Nhà nước tạo ra nhưng cái gọi là cơ chế ổn định, như thuế thu nhập luỹ tiến và phụ cấp thất nghiệp. Chính sách tài chính được điều hành một cách độc lập với chính sách tiền tệ là chính sách nhằm điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng tiền.
- Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.
- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
- Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là một công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
- Công cụ hạn mức tín dụng: là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
Last edited: