Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Ở bài viết trước tôi đã làm rõ vai trò của nhà nước nên trong bài viết này tôi xin giới thiệu về chính sách tiền tệ, một công cụ được xem như cánh tay phải trong vai trò điều tiết của nhà nước.
II - Chính sách tiền tệ:
- 2 hướng chính của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái.
- Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ (ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các nghiệp vụ thị trường mở.
- Khi tăng chi tiêu vào thời điểm thất nghiệp cao và lạm phát thấp, Nhà nước đã tăng cung tiền, dẫn tới giảm lãi suất (tức giám giá đồng tiền), nhờ đó ngân hàng mới có nhiều điều kiện cho vay và chi tiêu cho tiêu dùng được tăng lên. Điều đó có nghĩa là kích cầu vì tiêu dùng là bộ phận cấu thành lớn nhất và ổn định nhất của tổng cầu. Lãi suất thấp, đồng thời khuyến khích đầu tư, các chủ doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, thuê thêm công nhân. Trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp thì ngược lại, Nhà nước “làm nguội"nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất, giảm cung ứng tiền. Cùng với việc giảm tiền và tăng lãi suất, cả chỉ tiêu lẫn giá cả đều có xu hướng giảm hoặc ít nhất, nếu có tăng thì cũng rất chậm, và kết quả là thu hẹp lại sản lượng và việc làm.
- Trước năm 1960, chính sách tài chính và tiền tệ không được áp dụng rộng rãi để ổn định các chu kỳ kinh doanh. Ngày nay, trừ các trường hợp liên quan tới thiên tai và thảm hoạ chiến tranh, các chính sách này đã trở thành giải pháp hữu hiệu để khắc phục lạm phát và giải quyết việc làm. Những tác động của nó chưa rõ ràng khi cả lạm phát và thất nghiệp xảy ra đồng thời. Có một vài nguyên nhân cho sự hạn chế này. Đó là khó xác định chính xác thời điểm của vấn đề cần giải quyết để từ đó, đưa ra các biện pháp, chính sách hỗn hợp cho phù hợp.
- Chính phủ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Giả sử được quốc hội thông qua thì cũng đã mất thời gian chờ đợi quốc hội xem xét thảo luận. Sau đó, để triển khai còn phải tiến hành các hoạt động như lập kế hoạch dự án, khảo sát-thiết kế để triển khai đầu tư. Những việc này cũng mất không ít thời gian. Chính vì vậy, có một độ trễ để chính sách tài chính nới lỏng bắt đầu phát huy tác dụng.
- Khi cả thất nghiệp và lạm phát xảy ra đồng thời, chính phủ có thể rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Bởi vì, các chính sách tài chính và tiền tệ đều điều chỉnh lại mức chi tiêu của cả một nền kinh tế quốc dân, nhưng lại không thể đối phó với sự giảm đột ngột về cung - một nhân tố có thể đẩy nhanh cả lạm phát lẫn thất nghiệp. Tình trạng này đã xảy ra vào những năm 70 của thế kỷ XX, khi có lệnh đình chỉ xuất khẩu đầu của các nước sản xuất dầu, dẫn tới giá cả tăng nhanh trong nền kinh tế các nước công nghiệp hoá. Như vậy, sự giảm cung sẽ dẫn đến tình trạng giá cả tăng nhanh trong khi đó thì sản xuất và việc làm lại giảm. Để đối phó với cú sốc cung này đối với nền kinh tế quốc dân, Nhà nước có thể tăng cường các biện pháp khuyến khích sản xuất, tiết kiệm và đầu tư, tăng hiệu quả cạnh tranh băng cách giảm sự độc quyền, khắc phục sự trì trệ và kìm hãm của các nguồn lực quan trọng.
- Như vậy, có thể nói, dẫu Nhà nước không thể cung cấp phương thuốc bách bệnh trong cuộc đấu tranh muôn thuở với lạm phát và thất nghiệp trong các nền kinh tế thị trường thì nó vẫn được coi là nhân tố tích cực trong việc điều hoà các ảnh hưởng của chúng. Hầu hết các nhà kinh tế hiện nay đều thừa nhận tầm quan trọng của Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống lạm phát và thất nghiệp thông qua các chính sách ồn định dài hạn.
- Ngoại lệ lại đang nằm ở FED vì FED vốn độc lập, không phụ thuộc vào Quốc hội hay ngay cả tiếng nói của tổng thống. FED chủ động hơn với các chính sách tiền tệ hơn nên ở một hạn mức nào đó nhanh hơn và các chính sách quy củ, không bị xung đột lẫn nhau. Điểm khó khăn là đôi khi tiếng nói của FED và tổng thống lại ngược nhau và lúc này chỉ có thể hòa đàm để thống nhất mục tiêu. Lịch sử chứng minh không ít lần FED bỏ qua các ý kiến của tổng thống để quyết định các chính sách kinh tế của riêng mình bởi lẽ FED có thể trường tồn còn tổng thống thì chỉ là nhiệm kỳ.
Vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (P1)
II - Chính sách tiền tệ:
- 2 hướng chính của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái.
- Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ (ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các nghiệp vụ thị trường mở.
- Khi tăng chi tiêu vào thời điểm thất nghiệp cao và lạm phát thấp, Nhà nước đã tăng cung tiền, dẫn tới giảm lãi suất (tức giám giá đồng tiền), nhờ đó ngân hàng mới có nhiều điều kiện cho vay và chi tiêu cho tiêu dùng được tăng lên. Điều đó có nghĩa là kích cầu vì tiêu dùng là bộ phận cấu thành lớn nhất và ổn định nhất của tổng cầu. Lãi suất thấp, đồng thời khuyến khích đầu tư, các chủ doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, thuê thêm công nhân. Trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp thì ngược lại, Nhà nước “làm nguội"nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất, giảm cung ứng tiền. Cùng với việc giảm tiền và tăng lãi suất, cả chỉ tiêu lẫn giá cả đều có xu hướng giảm hoặc ít nhất, nếu có tăng thì cũng rất chậm, và kết quả là thu hẹp lại sản lượng và việc làm.
- Chính phủ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Giả sử được quốc hội thông qua thì cũng đã mất thời gian chờ đợi quốc hội xem xét thảo luận. Sau đó, để triển khai còn phải tiến hành các hoạt động như lập kế hoạch dự án, khảo sát-thiết kế để triển khai đầu tư. Những việc này cũng mất không ít thời gian. Chính vì vậy, có một độ trễ để chính sách tài chính nới lỏng bắt đầu phát huy tác dụng.
- Khi cả thất nghiệp và lạm phát xảy ra đồng thời, chính phủ có thể rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Bởi vì, các chính sách tài chính và tiền tệ đều điều chỉnh lại mức chi tiêu của cả một nền kinh tế quốc dân, nhưng lại không thể đối phó với sự giảm đột ngột về cung - một nhân tố có thể đẩy nhanh cả lạm phát lẫn thất nghiệp. Tình trạng này đã xảy ra vào những năm 70 của thế kỷ XX, khi có lệnh đình chỉ xuất khẩu đầu của các nước sản xuất dầu, dẫn tới giá cả tăng nhanh trong nền kinh tế các nước công nghiệp hoá. Như vậy, sự giảm cung sẽ dẫn đến tình trạng giá cả tăng nhanh trong khi đó thì sản xuất và việc làm lại giảm. Để đối phó với cú sốc cung này đối với nền kinh tế quốc dân, Nhà nước có thể tăng cường các biện pháp khuyến khích sản xuất, tiết kiệm và đầu tư, tăng hiệu quả cạnh tranh băng cách giảm sự độc quyền, khắc phục sự trì trệ và kìm hãm của các nguồn lực quan trọng.
- Ngoại lệ lại đang nằm ở FED vì FED vốn độc lập, không phụ thuộc vào Quốc hội hay ngay cả tiếng nói của tổng thống. FED chủ động hơn với các chính sách tiền tệ hơn nên ở một hạn mức nào đó nhanh hơn và các chính sách quy củ, không bị xung đột lẫn nhau. Điểm khó khăn là đôi khi tiếng nói của FED và tổng thống lại ngược nhau và lúc này chỉ có thể hòa đàm để thống nhất mục tiêu. Lịch sử chứng minh không ít lần FED bỏ qua các ý kiến của tổng thống để quyết định các chính sách kinh tế của riêng mình bởi lẽ FED có thể trường tồn còn tổng thống thì chỉ là nhiệm kỳ.
Vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (P1)