Vì sao FXCE GOT TALENT lại chú trọng vào tỷ lệ Drawdown trong cuộc thi?

admin
admin
Bình luận: 0Lượt xem: 2,584
admin

admin

Không biết trade
  • admin

    admin

Cuộc thi FXCE GOT TALENT sắp đến chú trọng vào tỷ lệ Drawdown khi giao dịch. Vậy Drawdown là gì?

Drawdown là gì?

Drawdown (gọi tắt là DD) là một sự suy giảm từ đỉnh đến đáy của một tài khoản đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%).

Nếu tài khoản giao dịch có vốn đỉnh cao nhất là 10.000$ và bị giảm xuống 8.000$, sau đó quay trở lại trên 10.000$ thì có nghĩa tài khoản giao dịch này đã sụt giảm 20% trước đó. Khi một tài khoản có mức sụt giảm càng cao thì tài khoản đó càng rủi ro và các Nhà Đầu Tư càng nên cân nhắc khi quyết định giao dịch.


(Ảnh Sưu Tầm)​


Cách tính Drawdown:

Tính theo Balance:
Nghĩa là tính tỷ lệ sụt giảm được các lệnh đã đóng.

Tính theo Equity: Nghĩa là tính luôn cả các lệnh đang chạy và phản ánh rủi ro theo biến động của từng lệnh.


(Ảnh Minh Hoạ)
Nhìn vào hình bạn sẽ thấy biểu đồ của hai đường Balance và Equity. Đường Balance được biểu hiện khi các lệnh đã đóng. Còn đường Equity sẽ phản ánh chính xác từng biến động của từng lệnh mở tại từng thời điểm.

Ví dụ:
Bạn vào một lệnh, sau đó lệnh bị âm 50% vốn rồi lại quay về mức âm 10% và bạn đóng lệnh. Nếu chỉ tính drawdown dựa trên Balance thì khi đó Maximum Drawdown của tài khoản chỉ là 10%. Nhưng nếu dựa trên Equity thì Maximum Drawdown đó phải là 50%. Con số Max DD 50% đó mới phản ánh chính xác mức độ rủi ro trong quá trình giao dịch của bạn.

Khi tham gia cuộc thi FXCE GOT TALENT. Tỷ lệ sụt giảm sẽ được tính theo Equity ( Floating Drawdown ). Vì nếu tính theo Balance thì các lệnh đã đóng mới được cập nhật tỷ lệ sụt giảm và không phản ánh được hết mức độ rủi ro của tài khoản. Nhưng khi tính theo Equity sẽ phản ánh chính xác chi tiết nhất mức độ rủi ro của từng lệnh và theo dõi được chính xác độ biến động của từng lệnh đang mở.

Cách tính Equity (Floating Drawdown) (số vốn sụt giảm mạnh nhất trong kỳ tính) = đỉnh vốn - đáy vốn / đỉnh vốn cao nhất của kỳ tính.

Ví dụ:
So sánh cách tính giữa Equity Balance:


(Ảnh minh hoạ)​

Trong năm 2020, bạn khởi đầu với số vốn đầu tư là 5.000$. Bạn tăng trưởng số vốn này lên 10.000$ (đỉnh vốn) rồi thua lỗ lại còn 2.000$ (đáy vốn) , rồi kết thúc năm ở mức vốn 8.000$ ( đã đóng lệnh).

Như vậy, Equity sẽ tính từ đỉnh vốn cao nhất đến mức đáy vốn thấp nhất. Equity Drawdown = 10.000 - 2.000 = 8.000 USD. Phần trăm tỷ lệ sụt giảm = 8.000 / 10.000 = 80% (Mức sụt giảm cao, cần cân nhắc khi đầu tư). Còn nếu tính theo Balance thì chỉ tính từ thời điểm đỉnh vốn cao nhất 10.000$ đến khi kết thúc lệnh 8.000$ và chỉ phản ánh được 20% tỷ lệ sụt giảm. Đều này hoàn toàn không chính xác như tính Equity.

Vì sao FXCE GOT TALENT lại chú trọng vào tỷ lệ Drawdown trong cuộc thi?

Drawdown đo lường mức độ rủi ro của tài khoản. Nếu bạn muốn giao dịch một cách hiệu quả, bình ổn và lâu dài. Thì drawdown là một phần rất quan trọng vì nó cho chúng ta thấy chiến lược và rủi ro của chúng ta đang tốt hay xấu. Từ đó chúng ta có thể cân nhắc, xem xét để đưa ra chiến lược tốt hơn nhằm hạn chế mức độ sụt giảm rủi ro và bảo tồn vốn của mình. Đồng thời rèn luyện tính kỷ luật và thận trọng trong giao dịch.

Ví dụ minh họa:

(Ảnh sưu tầm)

(Ảnh sưu tầm)​

So sánh 2% và 10% tỷ lệ sụt giảm của một tài khoản ta thấy có sự khác biệt rất lớn. Cùng số vốn ban đầu 20.000$ nhưng chỉ cần mức sụt giảm cao thì bạn đã mất gần 85% tài khoản của mình. Và bạn sẽ phải kiếm lại gấp mấy lần để hoà vốn. Nếu kiểm soát được tỷ lệ sụt giảm thấp bạn sẽ rèn luyện được tính kỷ luật khi giao dịch đồng thời quản lý vốn chặt chẽ để có cơ hội kiếm lợi nhuận được dễ dàng hơn.

Chính vì tầm quan trọng của Drawdown trong việc đánh giá một tài khoản giao dịch nên FXCE GOT TALENT đã đặt ra 3 vòng drawdown với các mức drawdown khác nhau để các bạn thí sinh giao dịch một cách có kỷ luật và thận trọng.

  • Tài khoản giao dịch sẽ bị dán cờ rủi ro cao nếu vượt quá mức sụt giảm cho phép
  • Tài khoản đã bị đánh dấu rủi ro cao sẽ không xóa đánh dấu sau mỗi vòng
  • Tỉ lệ sụt giảm này được tính theo equity (floating drawdown)
Nếu bạn tham gia là Trader: thì tỷ lệ drawdown sẽ giúp bạn biết được chiến lược giao dịch của mình đang tốt hay xấu. Nếu tỷ lệ sụt giảm quá cao bạn cần điều chỉnh lại chiến lược giao dịch của mình. Rèn luyện tính kỷ luật và thận trọng khi giao dịch để không phạm vào tiêu chí drawdown của từng vòng.

Nếu bạn là Nhà Đầu Tư: bạn sẽ dựa vào mức sụt giảm drawdown để đánh giá và bình chọn tài khoản đó có rủi ro cao hay không? Nếu drawdown quá lớn thì nghĩa là rủi ro cháy tài khoản cao. Và Nhà Đầu Tư dựa vào tỷ lệ này để quyết định và lựa chọn xem có nên gửi gắm đầu tư.

Hãy quản lý chặt chẽ rủi ro mất vốn của mình trước khi nghĩ đến chuyện kiếm lợi nhuận các bạn nhé!

Chúc các bạn thành công !!!
 
Xem nhiều nhất
Bên trên