Hệ Thống Giao Dịch Price Action Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao

PAPATRADER
PAPATRADER
Bình luận: 507Lượt xem: 110,769
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

PAPATRADER chào toàn thể anh chị em trader!

106189943_6204020974693_8723179247780959501_n.jpg


Như các bạn cũng biết riêng Price Action thì kiến thức về phương pháp này là vô vàng và mênh mông. Thế nên ở chủ đề này chúng ta sẽ hệ thống lại các bước giao dịch theo phương pháp Price Action cơ bản bao gồm:

- Các mẫu nến như C7CB (C7 cơ bản); C7TT (C7 thân tăng) trong LCCM (Lục Chỉ Cầm Ma), Inside Bar, Engulfing v.v...
- Các mô hình có độ chuẩn xác cao khi giao dịch như: Mô hình chữ nhật, mô hình tam giác, mô hình nêm, mô hình "Vai Đầu Vai" v.v...
- Phân tích cản - vùng cản và xu hướng của thị trường, phân tích lực cung - cầu.
- Tiếp theo sẽ là kết hợp các kiến thức này lại thành 1 hệ thống giao dịch cơ bản, giúp cho trader có được một phương pháp giao dịch cơ bản nhất và cũng làm nền tảng để trader đào xâu hơn nữa về phương pháp giao dịch theo Price Action này.

* Cảm ơn đơn vị vnforex.com đã đào tạo phương pháp này miễn phí cho cộng đồng trader Việt Nam, chính các học viên cũng đã và đang áp dụng hệ thống giao dịch này, việc thực chiến PP này một cách nghiêm túc và tuân thủ kỉ luật đã giúp họ bước đầu có được nhiều trải nghiệm và thu hoạch.*

Bây giờ chúng ta sẽ đi đến phần đầu tiên nhé!
 
Last edited:
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Phần 1 - Các mẫu nến có độ tin cậy cao trong Price Action

I - Các mẫu nến C7CB, C7CC, C7TT

1. C7CB ( Chiêu 7 Cơ Bản )


Đặc điểm:
•Là 3 nến tăng hoặc 3 nến giảm có thân nến nhỏ dần (ngắn dần)
•Nến thứ 3 nên là nến có thân ngắn, càng ngắn càng tốt
•Nến 3 có thể là nến thân ngắn không cùng màu với 2 nến trước đó

Tâm lý thị trường:
•Nến sau ngắn hơn nến trước cho lấy lực mua/bán đang yếu dần
•Nến thứ 3 có thân ngắn cho thấy lực mua/bán đã cạn kiệt, có thể đảo chiều bất cứ lúc nào khi có lực mua bán đối diện tham gia vào.

1589210398911.png


1589210440591.png


Ứng dụng giao dịch và đặt SL - TP thế nào:

1589211117333.png



2. C7CC ( Chiêu 7 Cao Cấp )

C7CC là kết hợp của c7cb với một nến mẹ. 3 nến thân ngắn dần cho tín hiệu thị trường quay đầu giảm, nến mẹ giảm mạnh đóng vai trò dẫn hướng.

Tâm lý: lực mua giảm dần cho thấy phe Buy đã yếu thế,
lực mua sau 3 nến vẫn không vượt được nến mẹ trước đó cho thấy phe sell vẫn chiếm ưu thế, khả năng giảm tiếp tục là rất cao.


1589210668395.png


Ứng dụng giao dịch và đặt SL - TP thế nào:


1589211267989.png


3. C7TT ( Chiêu 7 Thân Tăng )

Cấu tạo gồm 2 phần:

Phần 1 - Nến chủ: là nến trước cụm 3 nến thân tăng dần
Phần 2 - 3 nến thân tăng dần:
•Nến số 1 có thể là nến doj hoặc nến có thân ngắn
•Thân nến 2 dài hơn thân nến 1, thân nến 3 dài hơn thân nến 2

1589211562362.png


Ý nghĩa của mẫu hình:

3 nến thân tăng dần (lớn dần) cho thấy thị trường đang tăng/giảm đến cực điểm (buy/sell climax), thị trường nhiều khả năng rơi vào trạng thái quá mua/quá bán (over bought/ over sold).
Nến chủ ngược cho thấy 3 nến tăng dần ngược với hướng đi trước đó của thị trường.

1589211678619.png


Cách tính lực buy/sell của nến chủ:

•Lực buy: tính từ giá thấp nhất tới giá đóng cửa
•Lực sell: tính từ giá cao nhất đến giá đóng cửa

1589211792931.png


Ứng dụng:

1589211864458.png


Chúng ta vừa tìm hiểu xong các mẫu nến hay còn được dọi là C7 ( Trong LCCM của tác giả Khắc Qui ) cũng đã kết thúc mục I của phần 1 trong hệ thống giao dịch theo Price Action cơ bản.

Ở Mục II chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mẫu nến Inside Bar.
Hẹn gặp lại anh chị em ở mục
II !!!
 

Đính kèm

Last edited:
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Phần 1 - Các mẫu nến có độ tin cậy cao trong Price Action

II - Mẫu nến Inside Bar

Inside (bar, candle) là một trong những mẫu hình phổ biến và đa năng, nó vừa có thể đánh tiếp diễn vừa có thể đánh đảo chiều sau khi có nến xác nhận Breakout.

Cấu tạo gồm 2 phần:

1.Nến mẹ (Mother): Đứng trước và bao bọc toàn bộ những cây nến đứng sau nó.
2.Nến con (Inside): Là những nến phía sau nằm toàn bộ trong nến mẹ.

1589212765838.png


Chú ý: Những nến con (inside) bên trong có thể là 1 nến cũng có thể là nhiều nến.

1589212853108.png


1589212893834.png


Vậy chúng ta sẽ giao dịch theo mẫu hình nến inside như thế nào?

• Cho tín hiệu Buy khi có 1 nến đóng cửa vượt đỉnh của nến mẹ, stoploss dưới đáy nến mẹ
• Cho tín hiệu Sell khi có 1 nến đóng cửa vượt đáy nến mẹ, stoploss trên đỉnh nến mẹ
* Chú ý : nên kết hợp với cản hoặc MA để tăng sác xuất đúng.

1589213087118.png


Chú ý: Nến breakout không nhất thiết phải cùng hướng với “nến mẹ”

1589213164185.png


Chúng ta vừa tìm hiểu xong mẫu nến Inside Bar và cách sử dụng chúng như thế nào, mẫu nến Inside Bar sẽ tăng xác suất đúng cao hơn khi chúng ta kết hợp nó với cản; xu hướng; mẫu hình, chúng ta sẽ được tìm hiểu cách kết hợp chúng ở những phần sau của chủ đề này.

Mục III chúng ta sẽ tìm hiểu về mẫu nến Engulfing và cách sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả trong giao dịch!
 
Last edited:
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Phần 1 - Các mẫu nến có độ tin cậy cao trong Price Action

III - Mẫu nến Engulfing

Nến Engulfing ( nhấn chìm)

Mô hình nến Engulfing là một mẫu hình gồm hai cây nến, trong đó nến sau dài hơn và bao trọn toàn bộ nến trước. Vì vậy nó được gọi là mô hình nến nhấn chìm (Engulfing). Đây là một mẫu hình nến đảo chiều. Engulfing gồm hai loại là Bullish Engulfing và Bearish Engulfing.

1589213741697.png


1589213765411.png


Nến engulfing xuất hiện ở dưới cùng/trên cùng của một xu hướng giảm/tăng và cho thấy áp lực mua/bán tăng đột biến. Mô hình Engulfing thường gây ra sự đảo chiều trong xu hướng khi nhiều người mua/bán tham gia vào thị trường để đẩy giá lên cao/hạ giá xuống thấp hơn nữa. Mô hình liên quan đến hai cây nến với cây nến thứ hai ngược và nhấn chìm hoàn toàn cơ thể của cây nến trước đó.

Cặp nến Engulfing nói cho nhà giao dịch điều gì?
  • Xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng hoặc ngược lại.
  • Áp lực mua/bán giảm và mất thế mạnh ở điểm này.
Ưu điểm của giao dịch với nến Engulfing:
  • Dễ dàng xác định
  • Điểm vô lệnh rất tốt có thể đạt được sau khi nhận được xác nhận về sự đảo chiều tăng/giảm.
  • Hiểu rõ sự khác biệt giữ mô hình Engulfing tăng và giảm giá.
Giao dịch theo nến Engulfing:

• Mua khi nến 2 đóng cửa
• Stoploss trên giá cao nhất của cặp nến giảm, dưới giá thấp nhất của cặp nến tăng
Chú ý : nên kết hợp với cản hoặc MA để tăng sác xuất đúng.

1589214280041.png


Có thể kết hợp giữa nến Inside và nến engulfing để có điểm vào sớm hơn (vào theo nến engulfing mà không cần chờ breakout nến mẹ), cho điểm stoploss ngắn hơn theo nến engulfing.

1589214373297.png


Kết hợp engulfing và cản

1589214429030.png


Hình trên và 2 hình dưới đây cũng cho chúng ta thấy được độ tin cây cao khi xuất hiện nến engulfing tiếp diễn ( Mẫu nến Engulfing xuất hiện thuận theo xu hướng của thị trường ) sẽ cho chúng ta tỉ lệ thắng cao hơn.

1589214505938.png


1589214553774.png


Còn nhiều mẫu nến Price Action khác nhưng chúng ta sẽ ưu tiên sử dụng các mẫu nến trên vì độ tin cậy cao và dễ nhận diện hơn.

Bây giờ chúng ta sẽ bước sang phần 2 của chủ đề này đó chính là các mô hình có độ chuẩn xác cao khi giao dịch như: Mô hình chữ nhật, mô hình tam giác, mô hình nêm, mô hình "Vai Đầu Vai" v.v...
 
Last edited:
toanphamhd

toanphamhd

Thành viên
  • toanphamhd

    toanphamhd

Thanks bác đã share. E thường hay gd với Inside bar, E thấy Inside bar(IB) rất mạnh khi đánh tiếp diễn, khi mà IB xuất hiện + được hỗ trợ bởi đường MA thì với cá nhân em vào lệnh với IB ngay khi nến con đóng cửa mà ko cần đợi phá nến mẹ, khi đó SL ngắn hơn mà tỉ lệ đúng vẫn cao.
Còn nếu IB mà cây nến mẹ quá lớn thì thường e sẽ bỏ qua. Chúc mọi người gd hiệu quả
 
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Thank anh chị em đã xem và ủng hộ, đón chờ phần 2 vào tối nay nhé!
 
Last edited:
T

thanhhuyen008

Thành viên
  • T

    thanhhuyen008

PAPATRADER chào toàn thể anh chị em trader!

View attachment 590

Như các bạn cũng biết riêng Price Action thì kiến thức về phương pháp này là vô vàng và mênh mông. Thế nên ở chủ đề này chúng ta sẽ hệ thống lại các bước giao dịch theo phương pháp Price Action cơ bản bao gồm:

- Các mẫu nến như C7CB (C7 cơ bản); C7TT (C7 thân tăng) trong LCCM (Lục Chỉ Cầm Ma), Inside Bar, Engulfing v.v...
- Các mô hình có độ chuẩn xác cao khi giao dịch như: Mô hình chữ nhật, mô hình tam giác, mô hình nêm, mô hình "Vai Đầu Vai" v.v...
- Phân tích cản - vùng cản và xu hướng của thị trường, phân tích lực cung - cầu.
- Tiếp theo sẽ là kết hợp các kiến thức này lại thành 1 hệ thống giao dịch cơ bản, giúp cho trader có được một phương pháp giao dịch cơ bản nhất và cũng làm nền tảng để trader đào xâu hơn nữa về phương pháp giao dịch theo Price Action này.

* Cảm ơn đơn vị vnforex.com đã đào tạo phương pháp này miễn phí cho cộng đồng trader Việt Nam, chính các học viên cũng đã và đang áp dụng hệ thống giao dịch này, việc thực chiến PP này một cách nghiêm túc và tuân thủ kỉ luật đã giúp họ bước đầu có được nhiều trải nghiệm và thu hoạch.*

Bây giờ chúng ta sẽ đi đến phần đầu tiên nhé!
 
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Phần 2 - Các mô hình có độ tin cậy cao trong Price Action

Đây là những kiến thức căn bản giúp bạn xác định được các mẫu hình trong quá trình giao dịch. Sau khi chúng ta tìm hiểu xong về các mẫu hình, chúng ta sẽ bắt đầu vận dụng nó để kết hợp như thế nào cho thật hiệu quả trong quá trình giao dịch.

Trước tiên bạn cần phải nắm rõ các nguyên tắc để nhận diện và vẽ mẫu hình một cách chính xác:

- Hỗ trợ/kháng cự chỉ cần 1 đỉnh/đáy để hình thành - vậy nó cần thêm 1 đỉnh/đáy thứ 2 để xác nhận mạnh hay yếu. Mà hình chữ nhật được hình thành từ 2 cản mạnh (cản trên và cản dưới). vậy nên hình chữ nhật chỉ cần 2 điểm là hoàn chỉnh.

- Đường trendline cần ít nhất 2 điểm đỉnh/đáy để vẽ, vậy nó cần thêm 1 điểm thứ 3 để xác nhận mạnh/yếu.

Mà mẫu hình tam giác thì được vẽ từ đường trendline cho nên nó cần ít nhất 3 điểm.

Vậy nếu 1 tam giác có 1 đường ngang và 1 đường chéo, thì đường ngang chỉ cần 2 điểm và đường chéo thì cần 3 điểm.

Đó là tiêu chuẩn của mẫu hình tam giác và chữ nhật.

Note 1 số nguyên tắc:
- Mô hình chỉ đc vẽ khi thị trường đi ngang (giá không vượt đỉnh, không vượt đáy)
- Nối các điểm vào bóng nến (giá cao nhất/ thấp nhất)
- Nối vào đỉnh đáy rõ ràng
- Nối từ điểm bắt đầu điều chỉnh ( những điểm nối trước đó k phải của mẫu hình)
- Điểm hình thành hỗ trợ kháng cự không được phép dịch chuyển, điểm xác nhận có thể chấp nhận bóng nến vượt qua 1 chút ( càng ít càng tốt, nhiều thì mẫu hình bị nhiễu)

1. Mô hình chữ nhật

• Mẫu hình này thể hiện một khoảng thời gian hợp nhất (mẫu hình hợp nhất) hoặc do dự giữa người mua và người bán khi họ thay phiên nhau muốn chiếm ưu thế nhưng đều thất bại.
• Giá có khuynh hướng kiểm tra (test) các mức mỗ trợ kháng cự nhiều lần trước khi thoát ra.
• Sau khi thoát ra giá thường đi theo hướng đột phá, có thể là tăng hoặc giảm.

1589280603080.png


• Trong ví dụ dưới đây có thể thấy rõ rằng cặp tiền được giới hạn bởi đường kháng cự bên trên và hỗ trợ bên dưới.
• Hãy nhớ rằng, khi mẫu hình chữ nhật xuất hiện: HÃY KIÊN NHẪN CHỜ ĐỢI đến khi giá phá qua hỗ trợ hoặc kháng cự.

1589280702365.png


Mẫu hình:

•Mẫu hình cơ bản được hình thành từ 2 đỉnh và 2 đáy
Có càng nhiều đỉnh đáy hình thành thì mẫu hình càng đáng tin cậy.

1589280822920.png


•Giá phá qua hỗ trợ xác nhận phe sell mạnh => SELL theo, SL ở đỉnh gần nhất
•Giá phá qua kháng cự xác nhận phe buy mạnh => BUY theo, SL ở đáy gần nhất

1589280926729.png


Hình chữ nhật giảm

Hình chữ nhật giảm giá xuất hiện khi giá hợp nhất trong xu hướng giảm. Điều này xảy ra khi người bán tạm ngưng trước khi giá giảm thấp hơn

1589281002086.png


Trong ví dụ này, giá đã phá vỡ đáy của mô hình hình chữ nhật và tiếp tục giảm. Chúng ta có thể kiếm lợi nhuận nếu đặt lệnh bán bên dưới đường hỗ trợ.

1589281046932.png


Mẹo: một khi giá giảm dưới mức hỗ trợ thì nó thường di chuyển một khoảng cách bằng với hình chữ nhật.


Hình chữ nhật tăng

Sau đây là ví dụ về hình chữ nhật tăng giá. Sau xu hướng tăng, giá tạm ngưng một chút. Bạn có thể đoán giá sẽ hướng về đâu không?


1589281091865.png


Câu trả lời là giá tiếp tục tăng và phá vỡ mạnh lên trên.


1589281144122.png


Giá đã tăng nhanh sau khi phá vỡ cạnh trên của mô hình. Nếu chúng ta đặt lệnh mua ngay cạnh trên của mức kháng cự thì chúng ta có thể kiếm được lợi nhuận.

Giống như ví dụ về mô hình hình chữ nhật giảm giá, giá thường di chuyển ít nhất bằng với độ cao của mô hình trước đó sau khi phá vỡ.

Đây là những kiến thức căn bản giúp bạn xác định được mẫu hình chữ nhật trong quá trình giao dịch. Sau khi chúng ta tìm hiểu xong về các mẫu hình, chúng ta sẽ bắt đầu vận dụng nó để kết hợp như thế nào cho thật hiệu quả trong quá trình giao dịch.

Dưới đây là bài tập xác định mẫu hình chữ nhật từ một học viên có nick name là Bờm của Vàng Sài Gòn, mời các bạn tham khảo.

1589281684218.png


1589281709955.png


1589281709955.png
 
Last edited:
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Phần 2 - Các mô hình nến có độ tin cậy cao trong Price Action

Đây là những kiến thức căn bản giúp bạn xác định được các mẫu hình trong quá trình giao dịch. Sau khi chúng ta tìm hiểu xong về các mẫu hình, chúng ta sẽ bắt đầu vận dụng nó để kết hợp như thế nào cho thật hiệu quả trong quá trình giao dịch.

2. Mô hình tam giác

• Khác biệt cơ bản: 2 đường hỗ trợ kháng cự chụm vào nhau chứ không song song như hình chữ nhật.
• Tương tự mẫu hình chữ nhật, khi xuất hiện mẫu hình tam giác chúng ta chờ đợi xem phe nào chiếm ưu thế để đi theo.

1589282689257.png


1589282715217.png


1589282741305.png


Nếu để ý bạn sẽ thấy sự tương quan giữa mẫu nến inside và mẫu hình hợp nhất:

• Đều cho thấy thị trường bước vào giai đoạn đi ngang
• Sóng sau nằm hoàn toàn trong song trước ( nến sau nằm hoàn toàn trong nến trước)
• Càng đi ngang nhiều thì sau đó thị trường phá vỡ càng mạnh.

1589282864263.png


Mẹo sử dụng mẫu hình:

• Chọn những mẫu hình nhiều điểm hình thành sẽ cho xác suất cao hơn.
• Kết hợp với xu hướng trước đó để đánh thuận xu hướng.
• Nếu ngược xu hướng nên kết hợp với một cản ở khung thời gian cao hơn
• Nến breakout là nến engulfing sẽ cho xác xuất cao hơn và điểm SL ngắn hơn.

1589283068641.png


1589283088441.png


1589283125394.png


Chúng ta vừa tìm hiểu xong cách nhận diện đúng mẫu hình tam giác trong quá trình giao dịch và một vài mẹo nho nhỏ để có thể kết hợp với cản hoặc xu hướng mà có phương hướng giao dịch phù hợp theo từng tình huống của thị trường.

Dưới đây là bài tập nhận diện mẫu hình tam giác của các học viên Vàng Sài Gòn, mời các bạn tham khảo.

1589283434656.png


1589283455569.png


1589283471759.png


1589283486604.png


1589283502310.png


1589283534130.png


1589283558857.png


1589283579944.png
 

Đính kèm

Last edited:
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Phần 2 - Các mô hình nến có độ tin cậy cao trong Price Action

Đây là những kiến thức căn bản giúp bạn xác định được các mẫu hình trong quá trình giao dịch. Sau khi chúng ta tìm hiểu xong về các mẫu hình, chúng ta sẽ bắt đầu vận dụng nó để kết hợp như thế nào cho thật hiệu quả trong quá trình giao dịch.

3. Mô hình nêm

Đây là một mô hình thể hiện khả năng đảo chiều báo hiệu sự điều chỉnh hoặc thay đổi tiềm năng trong chính xu hướng hiện tại của nó.

1589285211193.png


Mô hình Cái Nêm – Wedge Pattern, là báo hiệu một sự tạm dừng xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng co cụm lại trước khi đột phá ra khỏi Cái Nêm, tạo điều kiện cho những Forex trader đu theo và kiếm lợi nhuận khá nhiều.

Mô hình Nêm không như các mô hình giá báo hiệu sự đảo chiều khác, sau khi xuất hiện mô hình Cái Nêm, giá có thể tiếp diễn xu hướng hoặc đảo chiều, và mô hình Nêm có 2 loại là mô hình Nêm Tăng và mô hình Nêm Giảm. Đó cũng là điều khác biệt của mô hình Nêm với các mô hình khác.

Đặc điểm mô hình Nêm

Như đã nói ở trên, điều đầu tiên cần biết về mô hình nêm tăng và giảm, khi có mô hình nêm xuất hiện thì nó thường báo hiệu cho sự đảo chiều sắp diễn ra.

Và cũng giống như các mẫu hình khác, chúng được hình thành bởi một giai đoạn hợp nhất hoặc tích lũy do tâm lí giữa người mua và người bán. Khi giá bị nén càng lâu thì khi break sẽ đi rất mạnh.

1589285748564.png


Như một mô hình tam giác, chúng ta sử dụng đường xu hướng, kết nối các mức cao và thấp và tìm kiếm một loại hình hợp nhất tam giác, đợi giá phá vỡ hình nêm hoặc hình tam giác và break khỏi mô hình.

Mô hình Nêm tăng

1589285908874.png


Nói một cách đơn giản và dễ hình dung nhất thì mô hình nêm tăng là sự thể hiện của lực mua cao dần hay nói cách khác là đáy cao dần và thu hẹp lên cao như hình minh họa, nó thể hiện lực mua lúc này đã yếu dần nếu để ý ta sẽ thấy nó có điểm tương quan với C7CB.

Chúng ta biết rằng biến động lớn sắp xảy ra khi giá hợp nhất vì vậy có thể dự kiến phá vỡ ở hỗ trợ hoặc kháng cự.

Nếu nêm tăng giá hình thành sau xu hướng tăng thì đó thường là mô hình đảo chiều giảm giá. Mặt khác, nếu nó hình thành trong xu hướng giảm thì đó là dấu hiệu tiếp tục giảm.

Trong ví dụ trên, mô hình nêm tăng giá hình thành khi xu hướng tăng kết thúc. Bạn nên chú ý cách giá hình thành các đỉnh mới chậm hơn khi tạo các đáy mới.
Giá đã phá vỡ cạnh dưới có nghĩa là nhiều nhà giao dịch muốn bán hơn là mua. Họ đẩy giá xuống nhằm phá vỡ đường xu hướng để báo hiệu xu hướng giảm sắp xảy ra.

Mô hình Nêm giảm

1589286371927.png


Giống như nêm tăng giá, nêm giảm giá có thể đảo chiều hoặc tiếp tục. Bạn nên chú ý cách giá hình thành các đáy mới chậm hơn khi tạo các đỉnh mới.

Nó được hình thành tại đáy của xu hướng giảm và báo hiệu xu hướng tăng sắp xảy ra nếu là mô hình đảo chiều. Mặt khác, nó được hình thành tại xu hướng tăng và báo hiệu giá sẽ tăng trở lại nếu là mô hình tiếp diễn. Khác với nêm tăng, nêm giảm là một mô hình tăng giá.

Như vậy mô hình nêm cũng sử dụng gần giống như mô hình tam giác chúng ta canh vào lệnh khi giá break khỏi mô hình, nhưng mô hình nêm có ưu điểm ở chỗ khi kết hợp với cản, hoặc xu hướng sẽ cho chúng ta tỉ lệ R:R rất cao.

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách nhận diện và đặc điểm của mô hình vai đầu vai, sau khi tìm hiểu mô hình vai đầu vai xong chúng ta sẽ sang phần 3 và bắt đầu vận dụng các mẫu nến và mô hình từ đầu chủ đề đến giờ với sóng, xu hướng nhằm giúp chúng ta tăng xác suất thắng của mình trong quá trình giao dịch lên cao hơn.
 
Last edited:
DuongAnh

DuongAnh

Thành viên
  • DuongAnh

    DuongAnh

Thanks bác đã share. E thường hay gd với Inside bar, E thấy Inside bar(IB) rất mạnh khi đánh tiếp diễn, khi mà IB xuất hiện + được hỗ trợ bởi đường MA thì với cá nhân em vào lệnh với IB ngay khi nến con đóng cửa mà ko cần đợi phá nến mẹ, khi đó SL ngắn hơn mà tỉ lệ đúng vẫn cao.
Còn nếu IB mà cây nến mẹ quá lớn thì thường e sẽ bỏ qua. Chúc mọi người gd hiệu quả
Bác ở HD hả?
 
PAPATRADER

PAPATRADER

Thành viên tích cực
  • PAPATRADER

    PAPATRADER

Phần 2 - Các mô hình nến có độ tin cậy cao trong Price Action

Đây là những kiến thức căn bản giúp bạn xác định được các mẫu hình trong quá trình giao dịch. Sau khi chúng ta tìm hiểu xong về các mẫu hình, chúng ta sẽ bắt đầu vận dụng nó để kết hợp như thế nào cho thật hiệu quả trong quá trình giao dịch.

3. Mô hình Vai Đầu Vai

Đặc điểm của Vai Đầu Vai
Mô hình Vai Đầu Vai xuất hiện trong xu hướng tăng/giảm mạnh đây là mô hình đảo chiều và bao gồm 4 thành phần quan trọng sau:

  • Vai trái: Là đỉnh/đáy đầu tiên trong mô hình, xuất hiện sau xu hướng tăng/giảm.
  • Đỉnh/Đáy đầu: Là đỉnh/đáy tiếp theo, tăng/giảm cao/sâu hơn so với vai trái trước đó.
  • Vai phải: Là đỉnh/đáy thứ ba của mô hình và có vùng giá gần bằng với vai trái.
  • Đường viền cổ (Neckline): Là đường thẳng nối liền 2 đỉnh/đáy giá bên dưới/trên của mô hình. Bạn cần chú ý kỹ đến đường thẳng này, tùy trường hợp mà đường cổ có thể nằm ngang, hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới và điều này sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch của chúng ta cho mỗi tình huống, tuy nhiên nếu đường cổ quá dốc thì bản thân tôi sẽ hạn chế giao dịch.
1589343180593.png


1589343228066.png


Vai đầu vai ở hình vd thứ 2 còn được gọi là vai đầu vai ngược.

Các bạn vui lòng xem đầy đủ mô hình Vai Đầu Vai tại bài viết này:
Hướng dẫn giao dịch chi tiết mô hình Vai Đầu Vai

Dưới đây là hình ảnh thực tế vầ mô hình vai đầu vai mời anh chị em tham khảo:

1589344253260.png


1589344275503.png


1589344293928.png


1589344322051.png


1589344339778.png


1589344361076.png


Như vậy chúng ta đã kết thúc phần 2, đã tìm hiểu về các mô hình để có thể nhận diện vào áp dụng giao dịch trong hệ thống giao dịch Price Action mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn ở bài viết này. Sang phần 3 chúng ta sẽ sử dụng các mẫu nến - mô hình kết hợp với xu hướng hoặc cản để giao dịch cho hiệu quả.
Hẹn gặp các bạn ở mục tiếp theo!
 

Đính kèm

Last edited:
Bên trên