Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Các nước nhận ra phải thoát khỏi sự phụ thuộc công xưởng vào Trung Quốc chứ không phải chỉ riêng người Mỹ. Việc đưa các doanh nghiệp hồi hương giữa lúc đại dịch lên cao là quyết định của đại đa số các quốc gia Châu Á.
- Thực tế, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 6 trong top các nước đầu tư vào Trung Quốc trong 10 tháng đầu 2019. Việc Hoa Kỳ rút dần các chuỗi sản xuất tạo động lực cho các nước như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản tiếp bước theo sau. Sau đây là động thái của các nước khác nhau:
- Tuy nhiên, dịch chuyển để giảm phụ thuộc nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới. Trung Quốc vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là những công ty cần người tiêu dùng ở thị trường đông dân nhất thế giới. Đại lục hiện là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, và mặc dù doanh số đã giảm hơn một năm, nhưng các công ty như Toyota hay Hyundai rất khó có khả năng sẽ chuyển sản xuất ra khỏi đất nước. Các công ty quốc tế khác đang tăng đầu tư vào nước này, với Samsung Electronics đầu tư 8 tỷ đô la vào nhà máy thứ hai để sản xuất thẻ nhớ ở Xi'an, Trung Quốc, sau khoản đầu tư 7 tỷ đô la vào năm 2017, theo chính quyền thành phố vào cuối năm ngoái. Tesla cũng đã sản xuất xe hơi tại nhà máy trị giá hàng tỷ đô la mới tại Thượng Hải.
- Thực tế, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 6 trong top các nước đầu tư vào Trung Quốc trong 10 tháng đầu 2019. Việc Hoa Kỳ rút dần các chuỗi sản xuất tạo động lực cho các nước như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản tiếp bước theo sau. Sau đây là động thái của các nước khác nhau:
- Đài Loan: Có thể xem đây là ngọn cờ đầu của phong trào và việc các công ty hồi hương đã giúp Đài Loan đạt mức tăng trưởng kinh tế vượt qua Hàn Quốc. Các doanh nghiệp Đài Loan tại Trung Quốc được tài trợ 217 tỷ Đài tệ để khuyến khích quay lại Đài Loan. Tính đến cuối tháng 4, các công ty Đài Loan đã đầu tư vào Trung Quốc trong hơn hai năm và bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại sẽ đầu tư 752 tỷ Đài tệ từ ngân sách để nhanh chóng tái cơ cấu.
- Nhật Bản: Nước này đã chi 2.3 tỷ USD trong ngân sách ứng phó địa dịch cho việc các doanh nghiệp hồi hương. Mặc dù ngân sách chỉ mới được thông qua và các công ty có thể sẽ chờ xem nền kinh tế bị xáo trộn như thế nào, ít nhất một công ty, Iris Ohyama Inc., đã tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất khẩu trang trong nước thay vì chỉ sản xuất tại hai nhà máy Trung Quốc.
- Ấn Độ, Việt Nam: Dòng vốn rời khỏi Trung Quốc cũng là điều kiện thuận lợi cho các nước khác đón nhận lại nguồn vốn này. Việt Nam đã là một địa điểm ưa thích cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc sau căng thẳng thương mại với Mỹ. Ấn Độ với vịt trí địa lý án ngữ Ấn Độ Dương, nhân công giá rẻ và công nghệ kỹ thuật cao cũng là quốc gia đáng tham khảo của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.